Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 117-CTr/TU ngày 30/8/2022 về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chương trình hành động số 117).
Nhân dân tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn
Theo Chương trình hành động số 117, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định nục tiêu tổng quát đến năm 2030 nông dân và cư dân nông thôn có đời sống vật chất, tinh thần và trình độ ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triên nông nghiệp, nông thôn, cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái cũng xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như:
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) phấn đấu đạt bình quân khoảng 5,0%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp phấn đấu bình quân khoảng 6%/năm.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân 10%/năm.
90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới tương ứng là 135 xã, trong đó, phấn đấu 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tương ứng là 54 xã; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tương ứng 11 xã; 70% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới tương ứng là 7 huyện, trong đó phấn đấu 20% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tương ứng là 2 đơn vị.
Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2020.
Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn phấn đấu đạt 50% và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội phấn đấu dưới 45%; bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 15.000 lao động nông thôn.
Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 63%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 60% trở lên.
Tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập khá. Nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát huy tối đa các lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa của tỉnh với các ngành chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị nông sản trong và ngoài nước. Nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, xã hội nông thôn dân chủ, môi trường sinh thái được bảo vệ, bảo tồn và phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình hành động số 117 đã đề ra 09 nhóm giải pháp gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn; Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; Thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tạo đột phá trong ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; Chủ động hội nhập, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ./.
Hoàng Anh - Phòng NSVH
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 117-CTr/TU ngày 30/8/2022 về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chương trình hành động số 117).Theo Chương trình hành động số 117, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định nục tiêu tổng quát đến năm 2030 nông dân và cư dân nông thôn có đời sống vật chất, tinh thần và trình độ ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triên nông nghiệp, nông thôn, cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái cũng xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như:
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) phấn đấu đạt bình quân khoảng 5,0%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp phấn đấu bình quân khoảng 6%/năm.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân 10%/năm.
90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới tương ứng là 135 xã, trong đó, phấn đấu 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tương ứng là 54 xã; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tương ứng 11 xã; 70% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới tương ứng là 7 huyện, trong đó phấn đấu 20% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tương ứng là 2 đơn vị.
Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2020.
Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn phấn đấu đạt 50% và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội phấn đấu dưới 45%; bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 15.000 lao động nông thôn.
Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 63%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 60% trở lên.
Xây dựng tuyến đường hoa - Tiêu chí bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới
Tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập khá. Nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát huy tối đa các lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa của tỉnh với các ngành chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị nông sản trong và ngoài nước. Nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, xã hội nông thôn dân chủ, môi trường sinh thái được bảo vệ, bảo tồn và phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình hành động số 117 đã đề ra 09 nhóm giải pháp gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn; Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; Thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tạo đột phá trong ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; Chủ động hội nhập, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ./.
Các bài khác
- Một số kết quả đạt được trong việc triển khai Nghị định số 122/2018/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Yên Bái (21/11/2022)
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cụm thi đua 7 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc tổng kết phong trào thi đua năm 2022 (21/11/2022)
- Đồng chí Lê Thị Thanh Bình – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải (16/11/2022)
- Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; quy chế làm việc; quy chế dân chủ; các chế độ chính sách; công tác cải cách hành chính năm 2022 tại các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (02/11/2022)
- SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN ĐẦU TƯ TU BỔ, TÔN TẠO DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC HẮC Y (17/10/2022)
- Tỉnh Yên Bái tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II năm 2022 (12/10/2022)
- Ban hành Kế hoạch tuyên truyền về Ngày Chuyển đổi số của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 (06/10/2022)
- Bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2022 trên địa bàn tỉnh Yên Bái (30/09/2022)
- Chi bộ Cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới (14/09/2022)
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch trên địa bàn thành phố (06/09/2022)
Xem thêm »