Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” là cuộc thi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và đặc biệt là sự chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đặc biệt, cuộc thi Đại sứ Văn hóa Đọc còn góp phần lan tỏa tình yêu sách và xây dựng thói quen đọc sách trong cộng đồng. Những Đại sứ Văn hóa đọc không chỉ là những người yêu sách mà còn là những người truyền cảm hứng, khuyến khích bạn bè, gia đình và cộng đồng cùng tham gia vào phong trào đọc sách. Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội học tập và phát triển bền vững.
Ban Tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc trường THPT Cảm Ân trao thưởng cho những bài dự thi đạt giải
Hưởng ứng Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” tỉnh Yên Bái năm 2025, đã có nhiều trường học tổ chức Lễ phát động và vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” dành cho các em học sinh, sinh viên của nhà trường, như: Trường Cao Đẳng Yên Bái, Trường Phổ thông trung học Cảm Ân, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Trường TH&THCS Tuy Lộc… Điển hình nhất trong số các trường Tổ chức Vòng sơ khảo cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” cấp trường, đó là Trường Phổ thông trung học Cảm Ân, huyện Yên Bình, trường đã tổ chức thành công Vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2025” cấp trường nhân dịp Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Chào mừng Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Công tác tiếp nhận bài dự thi và chấm bài thi của các thầy cô giáo trường THPT Cảm Ân
Vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2025” do trường THPT Cảm Ân phát động với mong muốn khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan tỏa tình yêu văn hóa đọc sâu rộng trong học sinh - những người chủ nhân tương lại của đất nước. Với hy vọng mỗi trang sách mở ra một chân trời kiến thức mới, bồi đắp tâm hồn, nuôi dưỡng ước mơ và hình thành nhân cách cao đẹp cho các em.
Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ đông đảo các bạn học sinh trong toàn trường. Ban tổ chức đã nhận được 820 bài dự thi đầy tâm huyết, thể hiện sự sáng tạo phong phú, góc nhìn đa dạng và tình cảm chân thành của các bạn dành cho văn hóa đọc, là sự thể hiện cảm thụ văn học sâu sắc qua từng trang văn như những cảm xúc của Nông Phương Giang lớp 10C1 khi đọc “Những mùa rực nắng” của nhà xuất bản thanh niên của Dương Thu Phương “Tác phẩm không mang thông điệp răn dạy hay khẩu hiệu hay hô hào, nhưng bằng chiều sâu nghệ thuật và tính nhân văn đã lặng lẽ gieo vào lòng độc giả niềm tin vào giá trị vĩnh cửu của con người”. Kim Thị Huế 11A1 cũng ghi lại những dòng cảm xúc về trường THPT Cảm Ân của Dương Thu Phương ở một ngôi trường hạnh phúc: việc thiết kế giờ dạy tự chọn hình học "Mặt tròn xoay" qua trò chơi "Đường lên đỉnh Olympia" cuốn hút từ phút mở đầu đến khi khép lại ở phút 45 trong bài giảng của cô giáo Hoàng Thị Ngọc Yến; bài "Luyện tập polime và vật liệu polime" được tiến hành qua các chặng khởi động với bài thuyết trình powerpoint của học sinh và sự "chạy đua" của các em qua phiên bản "Ai là triệu phú" trong giờ Hóa học của cô giáo Lâm Thị Thủy. Hay đến với giờ học "Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945” của thầy Lê Văn Cường - người 2 lần đạt Kỷ lục Việt Nam về viết thơ lục bát lịch sử, các em được hòa mình vào không khí hào hùng của dân tộc thông qua hệ thống video, hình ảnh… Sự tích cực ấy đã thực sự khiến "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui!”. Hay khi đọc Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng cũng đã để lại trong lòng Đào Phương Thảo 10A1 những rung cảm sâu sắc và khơi dậy mạnh mẽ tinh thần nhân văn, ý chí vươn lên. Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm kinh điển, các tác phẩm của tác giả địa phương như "Việt Bắc", "Những ngôi sao xa xôi", "Đất nước", "Thép đã tôi thế đấy", "Đồng chí", "Gieo mầm ước mơ", "Đường cách mệnh", “Cho gió hồ thổi bay”, “Những miền đất đi qua”, “Tằng cẩu”...: cũng được các bạn lựa chọn và thể hiện những góc nhìn độc đáo.

Các em học sinh đạt giải chia sẻ về bài dự thi của mình
Không chỉ dừng lại ở việc cảm thụ, cuộc thi còn khuyến khích khả năng sáng tạo của các bạn qua thể loại sáng tác truyện. Đó là những câu chuyện đầy ý nghĩa, ý tưởng độc đáo và giàu cảm xúc như "Đèn sách" của Nguyễn Thị Quỳnh Trang (10C4) và "Trang sách cuối cùng" của Nguyễn Thị Thanh Nga (12A3). Đặc biệt, câu chuyện "Giấc mơ nơi đỉnh núi" của Đào Xuân Mai (10A1) đã lay động trái tim người đọc bằng hình ảnh “Sáng sớm ở vùng cao, sương mù giăng kín như một tấm lụa bạc mềm mại phủ lên núi rừng, những ngọn núi trập trùng nối nhau cùng con đường mòn uốn lượn quanh sườn núi xuất hiện ngôi nhà nhỏ và cậu bé Mùa với tình yêu sách từ thuở ấu thơ”…Những sáng tác này không chỉ thể hiện năng lực văn chương tiềm ẩn mà còn cho thấy góc nhìn tươi mới và trong trẻo của các em về cuộc sống.
Có thể nói, qua từng trang viết, là những chia sẻ cảm động về những cuốn sách mình yêu thích, những nhân vật văn học truyền cảm hứng, hay những suy tư sâu sắc về vai trò của sách trong cuộc sống. Các bạn đã chứng minh rằng, văn hóa đọc không chỉ là việc tiếp thu kiến thức mà còn là cầu nối để chúng ta hiểu hơn bản thân, về thế giới xung quanh, về những giá trị nhân văn cao đẹp.

Một số bài dự thi của các em học sinh trường THPT Cảm Ân tham dự cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Yên Bái năm 2025
Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2025” do trường THPT Cảm Ân tổ chức đã khép lại với nhiều ấn tượng tốt đẹp. Ban Tổ chức đã trao 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 04 giải Khuyến khích. Em Nông Phương Giang, học sinh lớp 10C1 đã vinh dự giành giải nhất cuộc thi. Hy vọng các em học sinh đạt giải sẽ góp phần lan tỏa tình yêu sách đến các em học sinh trong trường cũng như người dân trong cộng đồng tại địa phương và phong trào phát triển văn hóa đọc của trường THPT Cảm Ân ngày càng được đẩy mạnh. Cuộc thi cũng là việc làm thiết thực của thầy cô và học sinh của nhà trường Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ 4 và Chào mừng Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Với việc tổ chức nghiêm túc, khoa học từ khâu xây dựng kế hoạch, phát động cuộc thi đến công tác chấm thi và trao giải, vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Yên Bái năm 2025” do trường THPT Cảm Ân thực hiện đã thể hiện rõ nhận thức của nhà trường về tầm quan trọng của cuộc thi trong việc lan tỏa tình yêu sách, xây dựng thói quen đọc sách và thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trong học sinh.
Có thể khẳng định rằng, sự thành công trong công tác tổ chức vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Yên Bái năm 2025” tại trường THPT Cảm Ân đã góp phần quan trọng vào thành công chung của cuộc thi cấp tỉnh. Với cách làm bài bản, nghiêm túc và sáng tạo, nhà trường đã trở thành một mô hình điểm tiêu biểu, có sức lan tỏa sâu rộng, tạo cảm hứng và động lực để các đơn vị trường học khác học tập, triển khai hiệu quả Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” trong toàn tỉnh.
Phạm Thị Bích Liên
Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” là cuộc thi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và đặc biệt là sự chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đặc biệt, cuộc thi Đại sứ Văn hóa Đọc còn góp phần lan tỏa tình yêu sách và xây dựng thói quen đọc sách trong cộng đồng. Những Đại sứ Văn hóa đọc không chỉ là những người yêu sách mà còn là những người truyền cảm hứng, khuyến khích bạn bè, gia đình và cộng đồng cùng tham gia vào phong trào đọc sách. Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội học tập và phát triển bền vững.Hưởng ứng Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” tỉnh Yên Bái năm 2025, đã có nhiều trường học tổ chức Lễ phát động và vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” dành cho các em học sinh, sinh viên của nhà trường, như: Trường Cao Đẳng Yên Bái, Trường Phổ thông trung học Cảm Ân, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Trường TH&THCS Tuy Lộc… Điển hình nhất trong số các trường Tổ chức Vòng sơ khảo cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” cấp trường, đó là Trường Phổ thông trung học Cảm Ân, huyện Yên Bình, trường đã tổ chức thành công Vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2025” cấp trường nhân dịp Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Chào mừng Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Công tác tiếp nhận bài dự thi và chấm bài thi của các thầy cô giáo trường THPT Cảm Ân
Vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2025” do trường THPT Cảm Ân phát động với mong muốn khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan tỏa tình yêu văn hóa đọc sâu rộng trong học sinh - những người chủ nhân tương lại của đất nước. Với hy vọng mỗi trang sách mở ra một chân trời kiến thức mới, bồi đắp tâm hồn, nuôi dưỡng ước mơ và hình thành nhân cách cao đẹp cho các em.
Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ đông đảo các bạn học sinh trong toàn trường. Ban tổ chức đã nhận được 820 bài dự thi đầy tâm huyết, thể hiện sự sáng tạo phong phú, góc nhìn đa dạng và tình cảm chân thành của các bạn dành cho văn hóa đọc, là sự thể hiện cảm thụ văn học sâu sắc qua từng trang văn như những cảm xúc của Nông Phương Giang lớp 10C1 khi đọc “Những mùa rực nắng” của nhà xuất bản thanh niên của Dương Thu Phương “Tác phẩm không mang thông điệp răn dạy hay khẩu hiệu hay hô hào, nhưng bằng chiều sâu nghệ thuật và tính nhân văn đã lặng lẽ gieo vào lòng độc giả niềm tin vào giá trị vĩnh cửu của con người”. Kim Thị Huế 11A1 cũng ghi lại những dòng cảm xúc về trường THPT Cảm Ân của Dương Thu Phương ở một ngôi trường hạnh phúc: việc thiết kế giờ dạy tự chọn hình học "Mặt tròn xoay" qua trò chơi "Đường lên đỉnh Olympia" cuốn hút từ phút mở đầu đến khi khép lại ở phút 45 trong bài giảng của cô giáo Hoàng Thị Ngọc Yến; bài "Luyện tập polime và vật liệu polime" được tiến hành qua các chặng khởi động với bài thuyết trình powerpoint của học sinh và sự "chạy đua" của các em qua phiên bản "Ai là triệu phú" trong giờ Hóa học của cô giáo Lâm Thị Thủy. Hay đến với giờ học "Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945” của thầy Lê Văn Cường - người 2 lần đạt Kỷ lục Việt Nam về viết thơ lục bát lịch sử, các em được hòa mình vào không khí hào hùng của dân tộc thông qua hệ thống video, hình ảnh… Sự tích cực ấy đã thực sự khiến "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui!”. Hay khi đọc Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng cũng đã để lại trong lòng Đào Phương Thảo 10A1 những rung cảm sâu sắc và khơi dậy mạnh mẽ tinh thần nhân văn, ý chí vươn lên. Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm kinh điển, các tác phẩm của tác giả địa phương như "Việt Bắc", "Những ngôi sao xa xôi", "Đất nước", "Thép đã tôi thế đấy", "Đồng chí", "Gieo mầm ước mơ", "Đường cách mệnh", “Cho gió hồ thổi bay”, “Những miền đất đi qua”, “Tằng cẩu”...: cũng được các bạn lựa chọn và thể hiện những góc nhìn độc đáo.
Các em học sinh đạt giải chia sẻ về bài dự thi của mình
Không chỉ dừng lại ở việc cảm thụ, cuộc thi còn khuyến khích khả năng sáng tạo của các bạn qua thể loại sáng tác truyện. Đó là những câu chuyện đầy ý nghĩa, ý tưởng độc đáo và giàu cảm xúc như "Đèn sách" của Nguyễn Thị Quỳnh Trang (10C4) và "Trang sách cuối cùng" của Nguyễn Thị Thanh Nga (12A3). Đặc biệt, câu chuyện "Giấc mơ nơi đỉnh núi" của Đào Xuân Mai (10A1) đã lay động trái tim người đọc bằng hình ảnh “Sáng sớm ở vùng cao, sương mù giăng kín như một tấm lụa bạc mềm mại phủ lên núi rừng, những ngọn núi trập trùng nối nhau cùng con đường mòn uốn lượn quanh sườn núi xuất hiện ngôi nhà nhỏ và cậu bé Mùa với tình yêu sách từ thuở ấu thơ”…Những sáng tác này không chỉ thể hiện năng lực văn chương tiềm ẩn mà còn cho thấy góc nhìn tươi mới và trong trẻo của các em về cuộc sống.
Có thể nói, qua từng trang viết, là những chia sẻ cảm động về những cuốn sách mình yêu thích, những nhân vật văn học truyền cảm hứng, hay những suy tư sâu sắc về vai trò của sách trong cuộc sống. Các bạn đã chứng minh rằng, văn hóa đọc không chỉ là việc tiếp thu kiến thức mà còn là cầu nối để chúng ta hiểu hơn bản thân, về thế giới xung quanh, về những giá trị nhân văn cao đẹp.
Một số bài dự thi của các em học sinh trường THPT Cảm Ân tham dự cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Yên Bái năm 2025
Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2025” do trường THPT Cảm Ân tổ chức đã khép lại với nhiều ấn tượng tốt đẹp. Ban Tổ chức đã trao 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 04 giải Khuyến khích. Em Nông Phương Giang, học sinh lớp 10C1 đã vinh dự giành giải nhất cuộc thi. Hy vọng các em học sinh đạt giải sẽ góp phần lan tỏa tình yêu sách đến các em học sinh trong trường cũng như người dân trong cộng đồng tại địa phương và phong trào phát triển văn hóa đọc của trường THPT Cảm Ân ngày càng được đẩy mạnh. Cuộc thi cũng là việc làm thiết thực của thầy cô và học sinh của nhà trường Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ 4 và Chào mừng Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Với việc tổ chức nghiêm túc, khoa học từ khâu xây dựng kế hoạch, phát động cuộc thi đến công tác chấm thi và trao giải, vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Yên Bái năm 2025” do trường THPT Cảm Ân thực hiện đã thể hiện rõ nhận thức của nhà trường về tầm quan trọng của cuộc thi trong việc lan tỏa tình yêu sách, xây dựng thói quen đọc sách và thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trong học sinh.
Có thể khẳng định rằng, sự thành công trong công tác tổ chức vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Yên Bái năm 2025” tại trường THPT Cảm Ân đã góp phần quan trọng vào thành công chung của cuộc thi cấp tỉnh. Với cách làm bài bản, nghiêm túc và sáng tạo, nhà trường đã trở thành một mô hình điểm tiêu biểu, có sức lan tỏa sâu rộng, tạo cảm hứng và động lực để các đơn vị trường học khác học tập, triển khai hiệu quả Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” trong toàn tỉnh.
Phạm Thị Bích Liên