Trung bình 3 năm gần đây, mỗi năm đơn vị sưu tầm thêm trên 100 hiện vật, đáp ứng nhu cầu của những người nghiên cứu văn hóa, lịch sử, góp phần phát triển sự nghiệp di sản văn hóa của địa phương
Theo ông Lý Kim Khoa – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, những năm qua, Bảo tàng Yên Bái thực hiện sưu tầm hiện vật qua nhiều hình thức và nhiều nguồn khác nhau như: trực tiếp tại cơ sở theo chuyên đề, tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân hiến tặng, qua khai quật khảo cổ phát hiện thu được…
Trung bình 3 năm gần đây, mỗi năm đơn vị sưu tầm thêm trên 100 hiện vật. Hiện vật tiêu biểu quí giá sưu tầm được cơ bản là ở thời kỳ Sơ sử và thời Phong kiến. Cụ thể, hiện vật thời sơ sử, nhất là vào thời kỳ Bắc thuộc như: Trống đồng, Thạp đồng, Trống chậu…
Mới đây nhất, vào tháng 7/2022, trong chuyến nghiên cứu khai thác tư liệu di sản văn hóa vùng ven di tích lịch sử và danh thắng hồ Thác Bà, cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái phát hiện tại nhà của một người dân thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình có lưu giữ một số đạo sắc phong cổ quý hiếm bằng văn tự Hán Nôm, có niên hiệu của 4 triều vua thời Nguyễn: Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định từ năm (1848 đến 1925). 11 đạo sắc phong cổ quý hiếm hiện đang được bà Lê Thị Goòng, thị trấn Yên Bình lưu giữ cẩn thận tại tư gia.
Từ tổ chức, cá nhân hiến tặng, nổi bật nhất là việc tiếp nhận trên 310 mẫu vật địa chất và khoáng sản thuộc các hệ tầng khác nhau như: Bản Páp, Cổ Phúc, Bản Nguồn, Cha Phả, An Phú, Ca Vịnh… do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Bảo tàng Địa chất dày công nghiên cứu, sưu tầm.
Anh Nguyễn Tiến Hòa – cán bộ Bảo tàng tỉnh cho biết: “Đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của công chúng, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã sưu tập mới, phục hồi, tu sửa thêm 551 hiện vật”.
Ông Lý Kim Khoa cho biết thêm: “Từ những hiện vật mới được sưu tầm, Bảo tàng tỉnh sẽ nghiên cứu, thẩm định giá trị lịch sử, văn hóa rồi mới tổ chức trưng bày, giới thiệu tới công chúng, đáp ứng nhu cầu của những người nghiên cứu văn hóa, lịch sử…”
Bên cạnh những thuận lợi, việc sưu tầm hiện vật ở Yên Bái thời gian qua cũng gặp một số khó khăn nhất định. Từ những năm 2005 trở về trước, hiện vật bảo tàng có thể vận động chủ nhân của hiện vật hiến tặng, hoặc hiện vật đổi hiện vật.
Nhưng từ những năm 2005 trở lại đây, do chủ nhân có hiện vật liên quan đến chủ đề của Bảo tàng khá đặc thù đều phải mua bán, trong khi việc mua bán hiện vật bảo tàng lại không có cơ chế chính sách. Do đó, rất khó sưu tầm được những hiện vật quí giá khiến Yên Bái mất khá nhiều hiện vật quí giá ra ngoài tỉnh. Ngay cả khi Chính phủ ban hành Thông tư số 11/2013 về sưu tầm hiện vật Bảo tàng công lập.
Thông tư số 11/2013 là “cẩm nang” cho công tác sưu tầm bởi nó có cơ chế mua bán và lại phát sinh khó khăn đó là cơ quan chuyên môn phát hiện nhiều hiện vật trôi nổi từ các nơi khác, rất dễ làm sai lệch lịch sử phát triển của địa phương…
Quá trình sưu tầm, cán bộ bảo tàng cũng gặp nhiều trở ngại, nhất là khi mưa nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình sưu tập, vận chuyển hiện vật…
Để đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của công chúng, những người làm công tác bảo tàng ở Yên Bái mong muốn có được cơ chế dưới dạng đề án đối với công tác sưu tầm cũng như công tác bảo quản hiện vật ở Bảo tàng tỉnh.
Qua đó, hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch, chủ động kinh phí để thực hiện sẽ hiệu quả, góp phần phát triển sự nghiệp di sản văn hóa của địa phương, đất nước.
“Nhiều khi biết người dân phát hiện được hiện vật quí giá nhưng khi bảo tàng xin được kinh phí thì họ đã bán mất hiện vật. Hay trong bảo quản hiện vật bảo tàng cũng vậy, khi phát hiện hiện vật xuống cấp đến khi xin được kinh phí bảo quản thì hiện vật đã xuống cấp nặng. Nếu chủ động được kinh phí, Bảo tàng tỉnh sẽ tập trung nhiều biện pháp nâng cao tuổi thọ của hiện vật” – ông Khoa mong muốn.
QLVH (Theo Báo Yên Bái)
Trung bình 3 năm gần đây, mỗi năm đơn vị sưu tầm thêm trên 100 hiện vật, đáp ứng nhu cầu của những người nghiên cứu văn hóa, lịch sử, góp phần phát triển sự nghiệp di sản văn hóa của địa phươngTheo ông Lý Kim Khoa – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, những năm qua, Bảo tàng Yên Bái thực hiện sưu tầm hiện vật qua nhiều hình thức và nhiều nguồn khác nhau như: trực tiếp tại cơ sở theo chuyên đề, tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân hiến tặng, qua khai quật khảo cổ phát hiện thu được…
Trung bình 3 năm gần đây, mỗi năm đơn vị sưu tầm thêm trên 100 hiện vật. Hiện vật tiêu biểu quí giá sưu tầm được cơ bản là ở thời kỳ Sơ sử và thời Phong kiến. Cụ thể, hiện vật thời sơ sử, nhất là vào thời kỳ Bắc thuộc như: Trống đồng, Thạp đồng, Trống chậu…
Mới đây nhất, vào tháng 7/2022, trong chuyến nghiên cứu khai thác tư liệu di sản văn hóa vùng ven di tích lịch sử và danh thắng hồ Thác Bà, cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái phát hiện tại nhà của một người dân thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình có lưu giữ một số đạo sắc phong cổ quý hiếm bằng văn tự Hán Nôm, có niên hiệu của 4 triều vua thời Nguyễn: Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định từ năm (1848 đến 1925). 11 đạo sắc phong cổ quý hiếm hiện đang được bà Lê Thị Goòng, thị trấn Yên Bình lưu giữ cẩn thận tại tư gia.
Từ tổ chức, cá nhân hiến tặng, nổi bật nhất là việc tiếp nhận trên 310 mẫu vật địa chất và khoáng sản thuộc các hệ tầng khác nhau như: Bản Páp, Cổ Phúc, Bản Nguồn, Cha Phả, An Phú, Ca Vịnh… do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Bảo tàng Địa chất dày công nghiên cứu, sưu tầm.
Anh Nguyễn Tiến Hòa – cán bộ Bảo tàng tỉnh cho biết: “Đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của công chúng, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã sưu tập mới, phục hồi, tu sửa thêm 551 hiện vật”.
Ông Lý Kim Khoa cho biết thêm: “Từ những hiện vật mới được sưu tầm, Bảo tàng tỉnh sẽ nghiên cứu, thẩm định giá trị lịch sử, văn hóa rồi mới tổ chức trưng bày, giới thiệu tới công chúng, đáp ứng nhu cầu của những người nghiên cứu văn hóa, lịch sử…”
Bên cạnh những thuận lợi, việc sưu tầm hiện vật ở Yên Bái thời gian qua cũng gặp một số khó khăn nhất định. Từ những năm 2005 trở về trước, hiện vật bảo tàng có thể vận động chủ nhân của hiện vật hiến tặng, hoặc hiện vật đổi hiện vật.
Nhưng từ những năm 2005 trở lại đây, do chủ nhân có hiện vật liên quan đến chủ đề của Bảo tàng khá đặc thù đều phải mua bán, trong khi việc mua bán hiện vật bảo tàng lại không có cơ chế chính sách. Do đó, rất khó sưu tầm được những hiện vật quí giá khiến Yên Bái mất khá nhiều hiện vật quí giá ra ngoài tỉnh. Ngay cả khi Chính phủ ban hành Thông tư số 11/2013 về sưu tầm hiện vật Bảo tàng công lập.
Thông tư số 11/2013 là “cẩm nang” cho công tác sưu tầm bởi nó có cơ chế mua bán và lại phát sinh khó khăn đó là cơ quan chuyên môn phát hiện nhiều hiện vật trôi nổi từ các nơi khác, rất dễ làm sai lệch lịch sử phát triển của địa phương…
Quá trình sưu tầm, cán bộ bảo tàng cũng gặp nhiều trở ngại, nhất là khi mưa nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình sưu tập, vận chuyển hiện vật…
Để đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của công chúng, những người làm công tác bảo tàng ở Yên Bái mong muốn có được cơ chế dưới dạng đề án đối với công tác sưu tầm cũng như công tác bảo quản hiện vật ở Bảo tàng tỉnh.
Qua đó, hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch, chủ động kinh phí để thực hiện sẽ hiệu quả, góp phần phát triển sự nghiệp di sản văn hóa của địa phương, đất nước.
“Nhiều khi biết người dân phát hiện được hiện vật quí giá nhưng khi bảo tàng xin được kinh phí thì họ đã bán mất hiện vật. Hay trong bảo quản hiện vật bảo tàng cũng vậy, khi phát hiện hiện vật xuống cấp đến khi xin được kinh phí bảo quản thì hiện vật đã xuống cấp nặng. Nếu chủ động được kinh phí, Bảo tàng tỉnh sẽ tập trung nhiều biện pháp nâng cao tuổi thọ của hiện vật” – ông Khoa mong muốn.
QLVH (Theo Báo Yên Bái)