Trong phiên khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX diễn ra vào ngày 23/9, cùng với nhiều nội dung quan trọng diễn ra tại Đại hội, các đại biểu đã có nhiều ý kiến thảo luận tham gia vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng và dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ tới.
Đại biểu Lê Thị Thanh Bình – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu thảo luận tại Đại hội
Phiên khai mạc, Đại hội đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận tại hội trường. Hầu hết các ý kiến bày tỏ nhất trí cao với nội dung dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng và Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh. Đồng thời cho rằng, Báo cáo chính trị trình Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đánh giá đúng mức, khách quan về những kết quả đạt được của tỉnh Yên Bái trong nhiệm kỳ 2015 - 2020; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phù hợp, thể hiện khát vọng vươn lên trong nhiệm kỳ mới 2020 - 2025.
Tham luận về "Giải pháp cơ cấu lại nền nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững từ thực tiễn của huyện Trấn Yên”, đại biểu Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên cho rằng: thời gian qua với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng cách làm bài bản, sáng tạo, khoa học, huyện Trấn Yên đã thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đạt được mục tiêu nâng cao đời sống, thu nhập của người dân nông thôn. Từ thực tiễn kết quả của địa phương, đại biểu Nguyễn Thế Phước cũng đã đề xuất một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Tham luận "Về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mù Cang Chải", đại biểu Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: giai đoạn tới, huyện xác định phát huy tiềm năng, lợi thế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến "Bản sắc, an toàn, thân thiện"; đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo và đến 2030 không còn là huyện nghèo. Đảng bộ huyện đã đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, 4 chương trình trọng điểm và 8 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các mục tiêu này.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, phân tích và bàn các giải pháp phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong điều kiện của tỉnh Yên Bái; giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm của nhiệm kỳ 2020-2025. Hay như vấn đề phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đại biểu Ngô Thanh Giang – Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Để phát huy bản sắc văn hoá gắn với xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập" tạo sức mạnh nội sinh cho sự nghiệp đổi mới và phát triển, đại biểu Lê Thị Thanh Bình – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: Cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái ngày càng quan tâm phát triển con người toàn diện về đạo đức, nhân cách, lối sống. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, công tác xây dựng và phát triển văn hóa con người Yên Bái với phương châm "hòa nhập nhưng không ghòa tan" là nhiệm vụ quan trọng nhưng là việc khó, phải thực hiện thường xuyên, kiên trì với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Qua phiên thảo luận tại hội trường cho thấy, các đại biểu dự Đại hội đã thể hiện ý thức trách nhiệm, đóng góp tâm huyết vào các chủ đề trọng tâm của Đại hội và định hướng phát triển cho cả nhiệm kỳ tới; đặc biệt trong lĩnh vực nông thôn mới, phát triển công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị gia tăng; giải pháp tạo đột phá trong thu hút đầu tư; xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin - truyền thông; phát huy bản sắc văn hóa gắn với xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập"…
Các đóng góp thảo luận, các đại biểu đã phát huy dân chủ, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao đề xuất khá rõ các nội dung cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi vào các văn kiện trình Đại hội nhằm triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2020-2025./.
H.A (Theo Báo Yên Bái)
Trong phiên khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX diễn ra vào ngày 23/9, cùng với nhiều nội dung quan trọng diễn ra tại Đại hội, các đại biểu đã có nhiều ý kiến thảo luận tham gia vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng và dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ tới.Phiên khai mạc, Đại hội đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận tại hội trường. Hầu hết các ý kiến bày tỏ nhất trí cao với nội dung dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng và Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh. Đồng thời cho rằng, Báo cáo chính trị trình Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đánh giá đúng mức, khách quan về những kết quả đạt được của tỉnh Yên Bái trong nhiệm kỳ 2015 - 2020; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phù hợp, thể hiện khát vọng vươn lên trong nhiệm kỳ mới 2020 - 2025.
Đại biểu Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên tham luận tại Đại hội.
Tham luận về "Giải pháp cơ cấu lại nền nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững từ thực tiễn của huyện Trấn Yên”, đại biểu Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên cho rằng: thời gian qua với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng cách làm bài bản, sáng tạo, khoa học, huyện Trấn Yên đã thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đạt được mục tiêu nâng cao đời sống, thu nhập của người dân nông thôn. Từ thực tiễn kết quả của địa phương, đại biểu Nguyễn Thế Phước cũng đã đề xuất một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Đại biểu Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải phát biểu tham luận.
Tham luận "Về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mù Cang Chải", đại biểu Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: giai đoạn tới, huyện xác định phát huy tiềm năng, lợi thế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến "Bản sắc, an toàn, thân thiện"; đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo và đến 2030 không còn là huyện nghèo. Đảng bộ huyện đã đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, 4 chương trình trọng điểm và 8 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các mục tiêu này.
Đại biểu Ngô Thanh Giang – Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tham luận tại Đại hội.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, phân tích và bàn các giải pháp phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong điều kiện của tỉnh Yên Bái; giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm của nhiệm kỳ 2020-2025. Hay như vấn đề phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đại biểu Ngô Thanh Giang – Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Để phát huy bản sắc văn hoá gắn với xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập" tạo sức mạnh nội sinh cho sự nghiệp đổi mới và phát triển, đại biểu Lê Thị Thanh Bình – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: Cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái ngày càng quan tâm phát triển con người toàn diện về đạo đức, nhân cách, lối sống. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, công tác xây dựng và phát triển văn hóa con người Yên Bái với phương châm "hòa nhập nhưng không ghòa tan" là nhiệm vụ quan trọng nhưng là việc khó, phải thực hiện thường xuyên, kiên trì với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Qua phiên thảo luận tại hội trường cho thấy, các đại biểu dự Đại hội đã thể hiện ý thức trách nhiệm, đóng góp tâm huyết vào các chủ đề trọng tâm của Đại hội và định hướng phát triển cho cả nhiệm kỳ tới; đặc biệt trong lĩnh vực nông thôn mới, phát triển công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị gia tăng; giải pháp tạo đột phá trong thu hút đầu tư; xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin - truyền thông; phát huy bản sắc văn hóa gắn với xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập"…
Các đại biểu trao đổi bên lề Đại hội.
Các đóng góp thảo luận, các đại biểu đã phát huy dân chủ, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao đề xuất khá rõ các nội dung cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi vào các văn kiện trình Đại hội nhằm triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2020-2025./.
H.A (Theo Báo Yên Bái)