Sáng 30/1 (tức mùng 9 tháng giêng), tại đền Thác Bà (thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) UBND huyện Yên Bình đã tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền Thác Bà và khai mạc Lễ hội Đền Thác Bà Xuân Quý Mão 2023.
Ông Trần Đình Thành - Cục Phó cục Di sản văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) trao bằng xếp hạng di tích quốc gia đền Thác Bà cho lãnh đạo UBND huyện Yên Bình
Tới dự buổi Lễ, có đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Trần Đình Thành - Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức những ngày lễ lớn tỉnh; Ban giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; lãnh đạo huyện Yên Bình, lãnh đạo các huyện giáp ranh với huyện Yên Bình; đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Yên Bình cùng đông đảo bà con, du khách gần xa.
Đền Mẫu Thác Bà tọa lạc trên núi Hoàng Thi, dựa lưng vào núi với thế bao quát đất trời. Từ sân đền nhìn xuống có thể ngắm toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành Điện lực miền Bắc Việt Nam.
Di tích Đền Thác Bà có từ lâu đời, gắn với nghi thức thờ Mẫu - công chúa Minh Đạt, con gái vua Hùng Vương thứ đời thứ 18. Ngược dòng sông Chảy, Người lên khai khẩn đất đai nối dài bờ cõi, dạy dân cày, cấy, phát triển nghề chài lưới, đánh bắt cá tôm, khai hoang lập địa, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc cho miền sơn cước…
Khi bà mất, để tưởng nhớ công lao, người dân đã lập Đền thờ Mẫu ngay trên ngọn thác tại xã Đạo Ngạn, nay là thị trấn Thác Bà, tôn bà là Thánh Mẫu. Hằng năm, Thánh Mẫu thường hiển linh tạo phúc làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Tương truyền kể lại rằng, dưới thời nhà Trần, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật trong một lần xuất quân đánh quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (năm 1285), khi qua đền, ông và nghĩa quân đã vào đền kính bái và được Thánh Mẫu giúp đỡ che chở, phù hộ cho đội quân đánh tan quân xâm lược. Sau đoàn quân thắng trận trở về, Chiêu Văn Vương đã tặng đền ba chữ: “Tối linh từ” – tức đền rất thiêng.
Dưới các triều đại vua, đền đã được ban 6 sắc phong. Từ đó đã trở thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày rằm tháng 4, ngày 17/7 và rằm tháng Chạp là ngày lễ tri ân Thánh Mẫu. Trong đó, mùng 9 tháng Giêng là ngày lễ hội chính để trăm họ tụ họp, mở hội rước Mẫu, dâng lên Thánh Mẫu lễ vật để tỏ lòng tôn kính và cầu Thánh Mẫu phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ.
Đền Thác Bà được tọa lạc bên hữu ngạn sông Chảy, mặt hướng ra sông theo hướng Đông Đông Bắc. Sau nhiều lần tôn tạo, phục dựng nhưng vẫn giữ được dáng vẻ cổ xưa, toát lên linh khí của đền xưa chốn cũ.Đền Thác Bà không chỉ mang ý nghĩa của công trình văn hóa tâm linh để nhân dân và khách hành hương trong vùng cùng các tỉnh lân cận đến chiêm bái, cầu bình an mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong hành trình hướng về miền linh địa và khám phá cảnh quan sinh thái nên thơ và kỳ thú của hồ Thác Bà.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đã được khẳng định, ngày 28/12/2004, UBND tỉnh Yên Bái đã quyết định xếp hạng đền Thác Bà là di tích cấp tỉnh. Ngày 18/6/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 1905-QĐ/BVHTTDL công nhận đền Thác Bà là di tích quốc gia thuộc di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia hồ Thác Bà.
Việc công nhận đền Thác Bà là di tích quốc gia sẽ động viên, khích lệ đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình và tỉnh Yên Bái nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn.
Tại buổi lễ, thay mặt chính quyền, nhân dân địa phương, đại diện lãnh đạo UBND huyện Yên Bình cam kết sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của đền Thác Bà, quyết tâm xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023, góp phần xây dựng tỉnhYên Bái ngày càng phát triển toàn diện theo hướng xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc.
Sáng 30/1 (tức mùng 9 tháng giêng), tại đền Thác Bà (thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) UBND huyện Yên Bình đã tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền Thác Bà và khai mạc Lễ hội Đền Thác Bà Xuân Quý Mão 2023.Tới dự buổi Lễ, có đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Trần Đình Thành - Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức những ngày lễ lớn tỉnh; Ban giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; lãnh đạo huyện Yên Bình, lãnh đạo các huyện giáp ranh với huyện Yên Bình; đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Yên Bình cùng đông đảo bà con, du khách gần xa.
Đ/c Nguyễn Lâm Tới, PGĐ Sở VHTTDL công bố quyết định công nhận đền Thác Bà là di tích cấp quốc gia
Đền Mẫu Thác Bà tọa lạc trên núi Hoàng Thi, dựa lưng vào núi với thế bao quát đất trời. Từ sân đền nhìn xuống có thể ngắm toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành Điện lực miền Bắc Việt Nam.
Di tích Đền Thác Bà có từ lâu đời, gắn với nghi thức thờ Mẫu - công chúa Minh Đạt, con gái vua Hùng Vương thứ đời thứ 18. Ngược dòng sông Chảy, Người lên khai khẩn đất đai nối dài bờ cõi, dạy dân cày, cấy, phát triển nghề chài lưới, đánh bắt cá tôm, khai hoang lập địa, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc cho miền sơn cước…
Nghi thực rước kiệu và Bằng xếp hạng di tích lên đền Thác Bà
Khi bà mất, để tưởng nhớ công lao, người dân đã lập Đền thờ Mẫu ngay trên ngọn thác tại xã Đạo Ngạn, nay là thị trấn Thác Bà, tôn bà là Thánh Mẫu. Hằng năm, Thánh Mẫu thường hiển linh tạo phúc làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Tương truyền kể lại rằng, dưới thời nhà Trần, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật trong một lần xuất quân đánh quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (năm 1285), khi qua đền, ông và nghĩa quân đã vào đền kính bái và được Thánh Mẫu giúp đỡ che chở, phù hộ cho đội quân đánh tan quân xâm lược. Sau đoàn quân thắng trận trở về, Chiêu Văn Vương đã tặng đền ba chữ: “Tối linh từ” – tức đền rất thiêng.
Lễ dâng hương được tổ chức trang nghiêm
Dưới các triều đại vua, đền đã được ban 6 sắc phong. Từ đó đã trở thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày rằm tháng 4, ngày 17/7 và rằm tháng Chạp là ngày lễ tri ân Thánh Mẫu. Trong đó, mùng 9 tháng Giêng là ngày lễ hội chính để trăm họ tụ họp, mở hội rước Mẫu, dâng lên Thánh Mẫu lễ vật để tỏ lòng tôn kính và cầu Thánh Mẫu phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ.
Bằng xếp hạng di tích quốc gia đền Thác Bà được đưa vào đền
Đền Thác Bà được tọa lạc bên hữu ngạn sông Chảy, mặt hướng ra sông theo hướng Đông Đông Bắc. Sau nhiều lần tôn tạo, phục dựng nhưng vẫn giữ được dáng vẻ cổ xưa, toát lên linh khí của đền xưa chốn cũ.Đền Thác Bà không chỉ mang ý nghĩa của công trình văn hóa tâm linh để nhân dân và khách hành hương trong vùng cùng các tỉnh lân cận đến chiêm bái, cầu bình an mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong hành trình hướng về miền linh địa và khám phá cảnh quan sinh thái nên thơ và kỳ thú của hồ Thác Bà.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đã được khẳng định, ngày 28/12/2004, UBND tỉnh Yên Bái đã quyết định xếp hạng đền Thác Bà là di tích cấp tỉnh. Ngày 18/6/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 1905-QĐ/BVHTTDL công nhận đền Thác Bà là di tích quốc gia thuộc di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia hồ Thác Bà.
Việc công nhận đền Thác Bà là di tích quốc gia sẽ động viên, khích lệ đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình và tỉnh Yên Bái nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn.
Các mâm lễ được dâng kính Mẫu
Tại buổi lễ, thay mặt chính quyền, nhân dân địa phương, đại diện lãnh đạo UBND huyện Yên Bình cam kết sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của đền Thác Bà, quyết tâm xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023, góp phần xây dựng tỉnhYên Bái ngày càng phát triển toàn diện theo hướng xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc.