Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra khoảng từ 20 đến 22 lễ hội. Trong đó có 4 lễ hội thường niên được tổ chức tại các di tích văn hoá, di tích danh thắng và khoảng 18 lễ hội tổ chức 2 - 3 năm một lần.
Người dân địa phương luyện tập bài múa phục vụ Lễ hội đền Đông Cuông năm 2016.
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra 19 điểm lễ hội, trong đó có 4 lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp quốc gia là Lễ hội đền Đông Cuông huyện Văn Yên, Nghệ thuật xòe cổ của người Thái - Mường Lò, Lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ, Lễ hội Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. 15 lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, của từng địa phương ở cấp xã, thôn, bản như: Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) của dân tộc Tày, Thái, Nùng; Lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú; Lễ hội Hạn khuống dân tộc Thái; Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông…
Các lễ hội diễn ra ở các di tích lịch sử - văn hoá như: Lễ hội đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên; Lễ hội đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình; Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên…
Qua 19 lượt kiểm tra, cơ quan chức năng nhận định các địa phương đều cơ bản thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; các quy định của tỉnh và các quy định của pháp luật. Các lễ hội đều thành lập ban tổ chức, ban quản lý, ban chỉ đạo trước khi tổ chức lễ hội. Trong các lễ hội không để xảy ra tình trạng mê tín dị đoan, các hoạt động mang tính chất cờ bạc.
Các hoạt động văn hoá, thể thao quần chúng được tổ chức vui tươi, lành mạnh, chủ yếu diễn ra trong một ngày, một đêm vào trước và trong khi diễn ra lễ hội. Các bài hát dân ca, dân vũ tự biên, tự diễn của các nghệ nhân ở cơ sở và các trò chơi văn hóa, thể thao dân gian truyền thống đều được thẩm định như: thi biểu diễn văn nghệ, trình diễn trang phục người đẹp dân tộc, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, vật trên cát, ném còn, đánh yến, bịt mắt đánh trống, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, đua thuyền nan…
Các hoạt động văn hóa, thể thao tại các lễ hội đã góp phần bảo tồn, phát huy được các giá trị, bản sắc văn hoá các dân tộc của các địa phương. Nghi lễ trong lễ hội, rước lễ theo phong tục tập quán lưu truyền của địa phương được nhân dân xây dựng tổ chức theo truyền thống và được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, không gian lễ hội bảo đảm yêu cầu quy định, được trang trí khánh tiết phù hợp với các hoạt động của lễ hội; băng rôn, khẩu hiệu bảo đảm đúng kịch bản, nội dung, ma két trang trí lễ hội đều được các cấp chính quyền duyệt.
Do chỉ đạo sát sao từ tỉnh đến cơ sở nên mùa lễ hội năm 2016 trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, các địa phương đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo củng cố kiện toàn ban tổ chức, ban quản lý lễ hội ở các đình, đền, chùa, sửa sang đường sá, khuôn viên để phục vụ tốt lễ hội. Tiêu biểu cho công tác tổ chức lễ hội là các địa phương: thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ. Công tác an ninh trật tự ở các lễ hội được đảm bảo. Đặc biệt, công tác vệ sinh môi trường cảnh quan và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống chấy nổ tại các lễ hội và các đình, đền, chùa đã được chú trọng. Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại các lễ hội được kiểm tra thường xuyên nên không có nơi nào xảy ra ngộ độc thực phẩm...
Dần khắc phục những tồn tại trong tổ chức lễ hội, năm 2017, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Yên Bái tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các cấp chính quyền, nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Phối hợp với các địa phương chỉ đạo các ban quản lý lễ hội các cấp đẩy mạnh tuyên truyền về nét đẹp văn hoá truyền thống các dân tộc, về giá trị của các di tích lịch sử, giá trị văn hóa của lễ hội, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia lễ hội. Mặt khác, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội, có hình thức xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động tổ chức lễ hội ở cơ sở, lồng ghép chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội vào các nội dung của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở./.
Năm 2016, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã chỉ đạo sưu tầm bảo tồn 5 đề tài văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số trong tỉnh, đó là: Lễ cầu mùa, dân tộc Dao đỏ, xã Khai Trung, huyện Lục Yên; Lễ hội đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên; Lễ hội đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình; Lễ cúng rừng dân tộc Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên; bảo tồn nghệ thuật trình diễn, làm sáo mũi Cúc Kẹ và hát dân ca của dân tộc Xa Phó, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên.
|
Theo Báo Yên Bái
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra khoảng từ 20 đến 22 lễ hội. Trong đó có 4 lễ hội thường niên được tổ chức tại các di tích văn hoá, di tích danh thắng và khoảng 18 lễ hội tổ chức 2 - 3 năm một lần.Năm 2016, trên địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra 19 điểm lễ hội, trong đó có 4 lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp quốc gia là Lễ hội đền Đông Cuông huyện Văn Yên, Nghệ thuật xòe cổ của người Thái - Mường Lò, Lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ, Lễ hội Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. 15 lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, của từng địa phương ở cấp xã, thôn, bản như: Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) của dân tộc Tày, Thái, Nùng; Lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú; Lễ hội Hạn khuống dân tộc Thái; Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông…
Các lễ hội diễn ra ở các di tích lịch sử - văn hoá như: Lễ hội đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên; Lễ hội đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình; Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên…
Qua 19 lượt kiểm tra, cơ quan chức năng nhận định các địa phương đều cơ bản thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; các quy định của tỉnh và các quy định của pháp luật. Các lễ hội đều thành lập ban tổ chức, ban quản lý, ban chỉ đạo trước khi tổ chức lễ hội. Trong các lễ hội không để xảy ra tình trạng mê tín dị đoan, các hoạt động mang tính chất cờ bạc.
Các hoạt động văn hoá, thể thao quần chúng được tổ chức vui tươi, lành mạnh, chủ yếu diễn ra trong một ngày, một đêm vào trước và trong khi diễn ra lễ hội. Các bài hát dân ca, dân vũ tự biên, tự diễn của các nghệ nhân ở cơ sở và các trò chơi văn hóa, thể thao dân gian truyền thống đều được thẩm định như: thi biểu diễn văn nghệ, trình diễn trang phục người đẹp dân tộc, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, vật trên cát, ném còn, đánh yến, bịt mắt đánh trống, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, đua thuyền nan…
Các hoạt động văn hóa, thể thao tại các lễ hội đã góp phần bảo tồn, phát huy được các giá trị, bản sắc văn hoá các dân tộc của các địa phương. Nghi lễ trong lễ hội, rước lễ theo phong tục tập quán lưu truyền của địa phương được nhân dân xây dựng tổ chức theo truyền thống và được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, không gian lễ hội bảo đảm yêu cầu quy định, được trang trí khánh tiết phù hợp với các hoạt động của lễ hội; băng rôn, khẩu hiệu bảo đảm đúng kịch bản, nội dung, ma két trang trí lễ hội đều được các cấp chính quyền duyệt.
Do chỉ đạo sát sao từ tỉnh đến cơ sở nên mùa lễ hội năm 2016 trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, các địa phương đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo củng cố kiện toàn ban tổ chức, ban quản lý lễ hội ở các đình, đền, chùa, sửa sang đường sá, khuôn viên để phục vụ tốt lễ hội. Tiêu biểu cho công tác tổ chức lễ hội là các địa phương: thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ. Công tác an ninh trật tự ở các lễ hội được đảm bảo. Đặc biệt, công tác vệ sinh môi trường cảnh quan và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống chấy nổ tại các lễ hội và các đình, đền, chùa đã được chú trọng. Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại các lễ hội được kiểm tra thường xuyên nên không có nơi nào xảy ra ngộ độc thực phẩm...
Dần khắc phục những tồn tại trong tổ chức lễ hội, năm 2017, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Yên Bái tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các cấp chính quyền, nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Phối hợp với các địa phương chỉ đạo các ban quản lý lễ hội các cấp đẩy mạnh tuyên truyền về nét đẹp văn hoá truyền thống các dân tộc, về giá trị của các di tích lịch sử, giá trị văn hóa của lễ hội, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia lễ hội. Mặt khác, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội, có hình thức xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động tổ chức lễ hội ở cơ sở, lồng ghép chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội vào các nội dung của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở./.
Năm 2016, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã chỉ đạo sưu tầm bảo tồn 5 đề tài văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số trong tỉnh, đó là: Lễ cầu mùa, dân tộc Dao đỏ, xã Khai Trung, huyện Lục Yên; Lễ hội đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên; Lễ hội đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình; Lễ cúng rừng dân tộc Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên; bảo tồn nghệ thuật trình diễn, làm sáo mũi Cúc Kẹ và hát dân ca của dân tộc Xa Phó, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên.