“Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đầu tháng 8/2023. Cho ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng, đây là bước quan trọng để thúc đẩy, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; mang lại nhiều lợi ích xã hội, kinh tế và tinh thần quan trọng cho cộng đồng, đất nước.
“Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đầu tháng 8/2023
Mới đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống". Việc ban hành Bộ tiêu chí là cơ sở để Ban Tổ chức lễ hội địa phương áp dụng thống nhất các giải pháp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội. Bên cạnh đó, định hướng Ban Tổ chức chuẩn hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, là thước đo để đánh giá năng lực quản lý cũng như tính hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động lễ hội tại địa phương.
Việc cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa tại di tích, lễ hội là một trong những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bài trừ các hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn trong lễ hội.
Bộ tiêu chí gồm 3 phần, trong đó nội dung chính quy định cụ thể 9 tiêu chí, từ công tác quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị; an ninh trật tự và an toàn xã hội; bài trí các khu vực đảm bảo mỹ quan di tích, lễ hội; bảo đảm văn minh, văn hóa trong giao tiếp và ứng xử của các bên tham gia. Tương ứng với 9 tiêu chí chung là các tiêu chí cụ thể quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, ban tổ chức lễ hội, cơ sở cung ứng dịch vụ, người tham gia lễ hội.
Người tham gia lễ hội có trách nhiệm cụ thể về giữ gìn vệ sinh chung; tham gia các hoạt động lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán; ứng xử văn minh; không chen lấn xô đẩy; thắp hương và hóa vàng mã đúng nơi quy định. Bên cạnh đó là tuân thủ tiêu chí về trang phục lịch sự, gọn gàng và không gây ảnh hưởng xấu đến không khí trang nghiêm của di tích, lễ hội; không thả tiền xuống ao hồ, giếng, cài tiền lên tay tượng, Phật và các hành vi vi phạm quy định về sử dụng tiền tệ…
Phóng viên: Việc xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống có ý nghĩa thế nào, thưa ông?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Hiện cả nước có hơn 7000 lễ hội truyền thống, vì vậy, tôi cho rằng, việc xây dựng môi trường văn hóa cho lễ hội truyền thống có tầm quan trọng rất lớn, không chỉ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn đóng góp tích cực vào phát triển xã hội, tạo cơ hội giao lưu văn hóa và thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
Lễ hội truyền thống là di sản văn hóa của một cộng đồng, dân tộc, thể hiện những nét đẹp về tinh thần và cuộc sống của người dân trong quá khứ và cả ở hiện tại. Việc xây dựng môi trường văn hóa cho lễ hội giúp bảo tồn và duy trì những giá trị này, đồng thời tạo điều kiện để những thế hệ sau có thể tiếp tục tìm hiểu và trân trọng những giá trị di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, lễ hội truyền thống thường thu hút sự tham gia của đông đảo người dân từ nhiều vùng miền, tạo ra cơ hội để họ gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và chia sẻ những trải nghiệm về văn hóa, truyền thống, và phong tục tập quán. Môi trường văn hóa thích hợp sẽ giúp tạo nên một không gian thân thiện, khuyến khích sự tương tác và giao tiếp giữa các cá nhân và cộng đồng.
Không chỉ vậy, môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống có thể góp phần tạo ra sự nhất quán, thấu hiểu sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa truyền thống và tạo cảm giác tự hào cho người dân, giúp tạo ra một tinh thần đoàn kết và cùng nhau gìn giữ, phát huy những điểm mạnh của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, lễ hội truyền thống thu hút đông đảo du khách và tạo cơ hội cho phát triển kinh tế và du lịch địa phương. Môi trường văn hóa tốt sẽ đảm bảo rằng du khách có trải nghiệm tốt, thú vị và tiếp tục quay lại, góp phần vào phát triển bền vững của địa phương.
Xét trong tổng thể như vậy, việc xây dựng môi trường văn hóa cho lễ hội truyền thống không chỉ đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống mà còn tạo ra một loạt các lợi ích xã hội, kinh tế và tinh thần quan trọng cho mỗi cộng đồng và cả đất nước.
Phóng viên: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính thức ban hành Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống". Ông có đánh giá như thế nào?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Như tôi đã phân tích ở trên, việc xây dựng môi trường văn hóa cho lễ hội truyền thống không chỉ đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống mà còn tạo ra một loạt các lợi ích xã hội, kinh tế và tinh thần quan trọng cho mỗi cộng đồng và cả đất nước.
Tuy nhiên, trong nhiều năm vừa qua, dù ngành văn hóa đã có nhiều nỗ lực, nhưng môi trường văn hóa trong lễ hội còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Chính vì thế, ngày 3/8/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính thức ban hành Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống". Đây được xem là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng như nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội truyền thống trên khắp địa phương.
Bộ tiêu chí mới đã đặt ra mục tiêu quan trọng là chuẩn hóa việc xây dựng môi trường văn hóa trong các lễ hội truyền thống, giúp đảm bảo rằng các lễ hội không chỉ tập trung vào các hoạt động vui chơi giải trí mà còn thể hiện chân thực những nét đẹp văn hóa, truyền thống của dân tộc. Quyết định này thúc đẩy sự tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa, từ đó duy trì và phát triển những giá trị quý báu của tập thể cộng đồng.
Theo tôi, Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống không chỉ là một hướng dẫn cho việc xây dựng môi trường văn hóa mà còn là công cụ để đánh giá năng lực quản lý và tổ chức lễ hội ở các địa phương. Việc thực hiện đúng và hiệu quả các tiêu chí này sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, sáng tạo và khả năng thích ứng của các tổ chức, cơ quan quản lý địa phương trong việc tổ chức lễ hội.
Chính vì thế, Bộ tiêu chí này có thể giúp đảm bảo rằng lễ hội không bị thương mại hóa quá mức, mà thực sự thể hiện bản chất và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc thực hiện đúng các tiêu chí sẽ đảm bảo mọi khía cạnh của lễ hội được chuẩn bị chu đáo và chất lượng, tạo nên một trải nghiệm tốt cho người tham gia. Đồng thời, một Bộ tiêu chí rõ ràng và minh bạch cũng giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, cơ quan quản lý, địa phương trong việc tổ chức lễ hội.
Như vậy, rõ ràng, Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống được ban hành là một bước quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc sử dụng Bộ tiêu chí này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước mà còn định hình môi trường tổ chức lễ hội một cách có ý nghĩa.
Phóng viên: Ông có kỳ vọng gì về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống trong thời gian tới sau khi Bộ tiêu chí này được ra đời và những lưu ý mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần quan tâm để việc áp dụng Bộ tiêu chí này có hiệu quả tốt trong thời gian tới?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Tôi tin rằng việc áp dụng bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống có thể mang lại hiệu quả tích cực và giúp tạo ra môi trường lễ hội lành mạnh hơn. Bởi Bộ tiêu chí cung cấp các nguyên tắc cơ bản để xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội.
Tôi cho rằng, việc có các hướng dẫn rõ ràng giúp tổ chức lễ hội hiểu được những yêu cầu cần thực hiện để tạo nên một không gian lành mạnh, tôn trọng giá trị văn hóa và đảm bảo sự tham gia an toàn của người dân. Bên cạnh đó, Bộ tiêu chí còn giúp cho các lễ hội tập trung hơn vào việc thể hiện chân thực giá trị văn hóa truyền thống, trên cơ sở đó thúc đẩy sự tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa. Ngoài ra, Bộ tiêu chí có thể đặt ra các yêu cầu về bảo vệ môi trường…
Việc thực hiện các tiêu chuẩn này giúp lễ hội truyền thống trở thành một sự kiện thú vị không chỉ về văn hóa mà còn về môi trường và phát triển bền vững. Tất cả những điều này đều là những vấn đề đang đặt ra đối với việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống.
Tuy nhiên, để thực sự hiệu quả, việc thực thi và giám sát việc tuân thủ bộ tiêu chí là rất quan trọng, không kém phần việc xây dựng chính bộ tiêu chí này. Chỉ khi cả hai khía cạnh này hoạt động một cách thống nhất, hài hòa, chúng ta mới có thể thực sự đạt được môi trường lễ hội lành mạnh và phát huy những giá trị văn hóa, lan tỏa thông điệp tích cực của lễ hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như cả nước.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
BBT (theo: https://bvhttdl.gov.vn/)
“Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đầu tháng 8/2023. Cho ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng, đây là bước quan trọng để thúc đẩy, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; mang lại nhiều lợi ích xã hội, kinh tế và tinh thần quan trọng cho cộng đồng, đất nước.Mới đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống". Việc ban hành Bộ tiêu chí là cơ sở để Ban Tổ chức lễ hội địa phương áp dụng thống nhất các giải pháp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội. Bên cạnh đó, định hướng Ban Tổ chức chuẩn hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, là thước đo để đánh giá năng lực quản lý cũng như tính hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động lễ hội tại địa phương.
Việc cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa tại di tích, lễ hội là một trong những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bài trừ các hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn trong lễ hội.
Bộ tiêu chí gồm 3 phần, trong đó nội dung chính quy định cụ thể 9 tiêu chí, từ công tác quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị; an ninh trật tự và an toàn xã hội; bài trí các khu vực đảm bảo mỹ quan di tích, lễ hội; bảo đảm văn minh, văn hóa trong giao tiếp và ứng xử của các bên tham gia. Tương ứng với 9 tiêu chí chung là các tiêu chí cụ thể quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, ban tổ chức lễ hội, cơ sở cung ứng dịch vụ, người tham gia lễ hội.
Người tham gia lễ hội có trách nhiệm cụ thể về giữ gìn vệ sinh chung; tham gia các hoạt động lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán; ứng xử văn minh; không chen lấn xô đẩy; thắp hương và hóa vàng mã đúng nơi quy định. Bên cạnh đó là tuân thủ tiêu chí về trang phục lịch sự, gọn gàng và không gây ảnh hưởng xấu đến không khí trang nghiêm của di tích, lễ hội; không thả tiền xuống ao hồ, giếng, cài tiền lên tay tượng, Phật và các hành vi vi phạm quy định về sử dụng tiền tệ…
Phóng viên: Việc xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống có ý nghĩa thế nào, thưa ông?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Hiện cả nước có hơn 7000 lễ hội truyền thống, vì vậy, tôi cho rằng, việc xây dựng môi trường văn hóa cho lễ hội truyền thống có tầm quan trọng rất lớn, không chỉ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn đóng góp tích cực vào phát triển xã hội, tạo cơ hội giao lưu văn hóa và thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
Lễ hội truyền thống là di sản văn hóa của một cộng đồng, dân tộc, thể hiện những nét đẹp về tinh thần và cuộc sống của người dân trong quá khứ và cả ở hiện tại. Việc xây dựng môi trường văn hóa cho lễ hội giúp bảo tồn và duy trì những giá trị này, đồng thời tạo điều kiện để những thế hệ sau có thể tiếp tục tìm hiểu và trân trọng những giá trị di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, lễ hội truyền thống thường thu hút sự tham gia của đông đảo người dân từ nhiều vùng miền, tạo ra cơ hội để họ gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và chia sẻ những trải nghiệm về văn hóa, truyền thống, và phong tục tập quán. Môi trường văn hóa thích hợp sẽ giúp tạo nên một không gian thân thiện, khuyến khích sự tương tác và giao tiếp giữa các cá nhân và cộng đồng.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội
Không chỉ vậy, môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống có thể góp phần tạo ra sự nhất quán, thấu hiểu sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa truyền thống và tạo cảm giác tự hào cho người dân, giúp tạo ra một tinh thần đoàn kết và cùng nhau gìn giữ, phát huy những điểm mạnh của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, lễ hội truyền thống thu hút đông đảo du khách và tạo cơ hội cho phát triển kinh tế và du lịch địa phương. Môi trường văn hóa tốt sẽ đảm bảo rằng du khách có trải nghiệm tốt, thú vị và tiếp tục quay lại, góp phần vào phát triển bền vững của địa phương.
Xét trong tổng thể như vậy, việc xây dựng môi trường văn hóa cho lễ hội truyền thống không chỉ đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống mà còn tạo ra một loạt các lợi ích xã hội, kinh tế và tinh thần quan trọng cho mỗi cộng đồng và cả đất nước.
Phóng viên: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính thức ban hành Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống". Ông có đánh giá như thế nào?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Như tôi đã phân tích ở trên, việc xây dựng môi trường văn hóa cho lễ hội truyền thống không chỉ đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống mà còn tạo ra một loạt các lợi ích xã hội, kinh tế và tinh thần quan trọng cho mỗi cộng đồng và cả đất nước.
Tuy nhiên, trong nhiều năm vừa qua, dù ngành văn hóa đã có nhiều nỗ lực, nhưng môi trường văn hóa trong lễ hội còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Chính vì thế, ngày 3/8/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính thức ban hành Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống". Đây được xem là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng như nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội truyền thống trên khắp địa phương.
Việt Nam có hơn 7000 lễ hội truyền thống
Bộ tiêu chí mới đã đặt ra mục tiêu quan trọng là chuẩn hóa việc xây dựng môi trường văn hóa trong các lễ hội truyền thống, giúp đảm bảo rằng các lễ hội không chỉ tập trung vào các hoạt động vui chơi giải trí mà còn thể hiện chân thực những nét đẹp văn hóa, truyền thống của dân tộc. Quyết định này thúc đẩy sự tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa, từ đó duy trì và phát triển những giá trị quý báu của tập thể cộng đồng.
Theo tôi, Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống không chỉ là một hướng dẫn cho việc xây dựng môi trường văn hóa mà còn là công cụ để đánh giá năng lực quản lý và tổ chức lễ hội ở các địa phương. Việc thực hiện đúng và hiệu quả các tiêu chí này sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, sáng tạo và khả năng thích ứng của các tổ chức, cơ quan quản lý địa phương trong việc tổ chức lễ hội.
Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống được ban hành là một bước quan trọng trong việc bảo tồn
và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Chính vì thế, Bộ tiêu chí này có thể giúp đảm bảo rằng lễ hội không bị thương mại hóa quá mức, mà thực sự thể hiện bản chất và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc thực hiện đúng các tiêu chí sẽ đảm bảo mọi khía cạnh của lễ hội được chuẩn bị chu đáo và chất lượng, tạo nên một trải nghiệm tốt cho người tham gia. Đồng thời, một Bộ tiêu chí rõ ràng và minh bạch cũng giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, cơ quan quản lý, địa phương trong việc tổ chức lễ hội.
Như vậy, rõ ràng, Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống được ban hành là một bước quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc sử dụng Bộ tiêu chí này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước mà còn định hình môi trường tổ chức lễ hội một cách có ý nghĩa.
Phóng viên: Ông có kỳ vọng gì về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống trong thời gian tới sau khi Bộ tiêu chí này được ra đời và những lưu ý mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần quan tâm để việc áp dụng Bộ tiêu chí này có hiệu quả tốt trong thời gian tới?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Tôi tin rằng việc áp dụng bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống có thể mang lại hiệu quả tích cực và giúp tạo ra môi trường lễ hội lành mạnh hơn. Bởi Bộ tiêu chí cung cấp các nguyên tắc cơ bản để xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội.
Tôi cho rằng, việc có các hướng dẫn rõ ràng giúp tổ chức lễ hội hiểu được những yêu cầu cần thực hiện để tạo nên một không gian lành mạnh, tôn trọng giá trị văn hóa và đảm bảo sự tham gia an toàn của người dân. Bên cạnh đó, Bộ tiêu chí còn giúp cho các lễ hội tập trung hơn vào việc thể hiện chân thực giá trị văn hóa truyền thống, trên cơ sở đó thúc đẩy sự tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa. Ngoài ra, Bộ tiêu chí có thể đặt ra các yêu cầu về bảo vệ môi trường…
Việc thực hiện các tiêu chuẩn này giúp lễ hội truyền thống trở thành một sự kiện thú vị không chỉ về văn hóa mà còn về môi trường và phát triển bền vững. Tất cả những điều này đều là những vấn đề đang đặt ra đối với việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống.
Tuy nhiên, để thực sự hiệu quả, việc thực thi và giám sát việc tuân thủ bộ tiêu chí là rất quan trọng, không kém phần việc xây dựng chính bộ tiêu chí này. Chỉ khi cả hai khía cạnh này hoạt động một cách thống nhất, hài hòa, chúng ta mới có thể thực sự đạt được môi trường lễ hội lành mạnh và phát huy những giá trị văn hóa, lan tỏa thông điệp tích cực của lễ hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như cả nước.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
BBT (theo: https://bvhttdl.gov.vn/)