Ngày 15/3/1953, tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Từ ngày tháng năm lịch sử này, một nền điện ảnh cách mạng ra đời, trưởng thành trong chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Điện ảnh cách mạng Việt Nam đã tích cực hoạt động và đã góp phần không nhỏ vào công việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực sự là mũi nhọn trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng.
Đưa phim về bản Giàng xã Nậm có, huyện Mù Cang Chải
Nhìn lại chặng đường đã qua giữa muôn vàn khó khăn thử thách, sự nghiệp phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, khẳng định vị trí quan trọng của mình trong từng giai đoạn lịch sử. Những năm 1960 đến năm 1985 với tên gọi Quốc doanh chiếu bóng Yên Bái, đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của sự nghiệp phát hành phim chiếu bóng tỉnh Yên Bái. Các đội chiếu bóng lưu động được thành lập trên địa bàn toàn tỉnh vời gần 20 đơn vị một số huyện thị thành lập công ty điện ảnh hoặc công ty văn hóa tổng hợp trong đó có đội chiếu bóng lưu động. Mạng lưới rạp chiếu phim, bãi chiếu bóng cố định được hình thành, có 9 rạp và bãi chiếu bóng cố định. Thị xã Yên Bái lúc đó có 2 rạp chiếu bóng cố định, còn lại là ở các huyện. Đội ngũ những người làm công tác chiếu bóng được tăng cường là lực lượng trẻ được đào tạo cơ bản trong trường điện ảnh Việt Nam. Thời gian đầu gian lao, vất vả đã hình thành một thế hệ những người làm công tác chiếu bóng không quản ngại vất vả hy sinh sẵn sàng phục vụ nhân dân vô điều kiện.
Bình quân mỗi năm Trung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh phát hành trên 20 đầu phim truyện, phim tài liệu thời sự cho các đội chiếu bóng lưu động đi phục vụ các thôn bản, xã vùng cao, vùng xa, vùng sâu, có nhiều đồng bào dân tộc, đi xem phim đã trở thành nếp sống văn hóa quen thuộc của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1992, Quốc doanh chiếu bóng tỉnh Yên Bái được đổi tên thành Công ty điện ảnh Yên Bái, sau đó mô hình công ty chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn. Các hoạt động dịch vụ văn hóa nói chung và chiếu bóng nói riêng chưa kịp thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện của một số sản phẩm văn hóa mới như truyền hình, video, băng đĩa hình đã làm suy giảm lượt xem chiếu phim. Hoạt động phát hành phim và chiếu bóng đã qua thời kỳ bán vé thu tiền. Nhiều đội chiếu bóng lưu động đã cất máy, bó phông, cán bộ đi làm nhiều nghề để kiếm sống. Trước tình hình này Sở Văn hóa Thông tin đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phương án chuyển các hoạt động sự nghiệp văn hóa nói chung và phát hành phim chiếu bóng nói riêng từ hạch toán kinh doanh sang sự nghiệp có thu. Công ty điện ảnh tỉnh được đổi tên thành Trung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh. Công ty điện ảnh, công ty văn hóa tổng hợp của các huyện được giải thể. Sự nghiệp văn hóa các huyện, thị được tổ chức lại với tên gọi Trung tâm Văn hóa và Thông tin huyện. Đội chiếu bóng lưu động trước đây trực thuộc công ty điện ảnh công ty văn hóa của huyện, thị nay bàn giao cho Trung tâm Văn hóa quản lý. Chức năng phát hành phim nhựa của Trung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh dần được thay thế phát hành băng đĩa hình phim truyện cho các đại lý và in sao băng đĩa hình do cục điện ảnh cấp thực hiện lồng tiếng dân tộc cho cở sở chiếu.
Thực hiện nghị định 48/CP về chương trình chấn hưng điện ảnh của chính phủ Bộ văn hóa, Cục điện ảnh đã cấp vốn xây dựng rạp Yên Ninh và nhiều đợt bổ sung kinh phí cải tạo nâng cấp rạp chiếu bóng Hồng Hà, cấp máy nổ, máy chiếu phim nhựa, máy chiếu video cho hoạt động chiếu bóng lưu động, cấp xe ô tô chiếu bóng lưu động choTtrung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh.
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các rạp chiếu bóng và bãi chiếu bóng cố định trên địa bàn toàn tỉnh đã được chuyển mục đích sử dụng. Trung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh được sát nhập vào Trung tâm Văn hóa tỉnh. Một thời gian sau ba đơn vị sự nghiệp văn hóa được sát nhập thành một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tên gọi là Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái (đoàn nghệ thuật tỉnh, trung tâm văn hóa tỉnh, trung tâm phát hành phim chiếu bóng tỉnh).
Theo quy luật vận động không ngừng của cuộc sống, trong thời đại bùng nổ thông tin, con người bị cuốn vào guồng máy công việc và luôn gắn liền với thiết bị, truyền thông hiện đại: Ti vi thông minh, điện thoại thông minh... cho nên con người không còn đến với các sản phẩm văn hóa quen thuộc. Tuy nhiên trong đời sống nghệ thuật có đặc thù riêng là loại hình nghệ thuật có sau không phủ định loại hình nghệ thuật có trước mà cùng song song tồn tại. Điện ảnh là bộ môn nghệ thuật thứ bẩy của nghệ thuật nhân loại. Điện ảnh Việt Nam là một nền nghệ thuật cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập, vì vậy vậy điện ảnh thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thuận lợi mở đường cất cánh trong tương lai.
Vận hội lúc nào cũng có thử thách, cũng như trong thử thách sẽ xuất hiện cơ hội mới. Chúng ta tin tưởng rằng hoạt động chiếu phim của tỉnh sẽ từng bước khôi phục ở một dáng vẻ mới trong tương lai.
Lê Xuân Tặng - Đội Chiếu phim lưu động, Trung tâm Văn hóa tỉnh
Ngày 15/3/1953, tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Từ ngày tháng năm lịch sử này, một nền điện ảnh cách mạng ra đời, trưởng thành trong chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Điện ảnh cách mạng Việt Nam đã tích cực hoạt động và đã góp phần không nhỏ vào công việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực sự là mũi nhọn trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng. Nhìn lại chặng đường đã qua giữa muôn vàn khó khăn thử thách, sự nghiệp phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, khẳng định vị trí quan trọng của mình trong từng giai đoạn lịch sử. Những năm 1960 đến năm 1985 với tên gọi Quốc doanh chiếu bóng Yên Bái, đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của sự nghiệp phát hành phim chiếu bóng tỉnh Yên Bái. Các đội chiếu bóng lưu động được thành lập trên địa bàn toàn tỉnh vời gần 20 đơn vị một số huyện thị thành lập công ty điện ảnh hoặc công ty văn hóa tổng hợp trong đó có đội chiếu bóng lưu động. Mạng lưới rạp chiếu phim, bãi chiếu bóng cố định được hình thành, có 9 rạp và bãi chiếu bóng cố định. Thị xã Yên Bái lúc đó có 2 rạp chiếu bóng cố định, còn lại là ở các huyện. Đội ngũ những người làm công tác chiếu bóng được tăng cường là lực lượng trẻ được đào tạo cơ bản trong trường điện ảnh Việt Nam. Thời gian đầu gian lao, vất vả đã hình thành một thế hệ những người làm công tác chiếu bóng không quản ngại vất vả hy sinh sẵn sàng phục vụ nhân dân vô điều kiện.
Bình quân mỗi năm Trung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh phát hành trên 20 đầu phim truyện, phim tài liệu thời sự cho các đội chiếu bóng lưu động đi phục vụ các thôn bản, xã vùng cao, vùng xa, vùng sâu, có nhiều đồng bào dân tộc, đi xem phim đã trở thành nếp sống văn hóa quen thuộc của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Buổi chiếu ở xã Làng Nhì, huyện Trạm tấu
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1992, Quốc doanh chiếu bóng tỉnh Yên Bái được đổi tên thành Công ty điện ảnh Yên Bái, sau đó mô hình công ty chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn. Các hoạt động dịch vụ văn hóa nói chung và chiếu bóng nói riêng chưa kịp thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện của một số sản phẩm văn hóa mới như truyền hình, video, băng đĩa hình đã làm suy giảm lượt xem chiếu phim. Hoạt động phát hành phim và chiếu bóng đã qua thời kỳ bán vé thu tiền. Nhiều đội chiếu bóng lưu động đã cất máy, bó phông, cán bộ đi làm nhiều nghề để kiếm sống. Trước tình hình này Sở Văn hóa Thông tin đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phương án chuyển các hoạt động sự nghiệp văn hóa nói chung và phát hành phim chiếu bóng nói riêng từ hạch toán kinh doanh sang sự nghiệp có thu. Công ty điện ảnh tỉnh được đổi tên thành Trung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh. Công ty điện ảnh, công ty văn hóa tổng hợp của các huyện được giải thể. Sự nghiệp văn hóa các huyện, thị được tổ chức lại với tên gọi Trung tâm Văn hóa và Thông tin huyện. Đội chiếu bóng lưu động trước đây trực thuộc công ty điện ảnh công ty văn hóa của huyện, thị nay bàn giao cho Trung tâm Văn hóa quản lý. Chức năng phát hành phim nhựa của Trung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh dần được thay thế phát hành băng đĩa hình phim truyện cho các đại lý và in sao băng đĩa hình do cục điện ảnh cấp thực hiện lồng tiếng dân tộc cho cở sở chiếu.
Thực hiện nghị định 48/CP về chương trình chấn hưng điện ảnh của chính phủ Bộ văn hóa, Cục điện ảnh đã cấp vốn xây dựng rạp Yên Ninh và nhiều đợt bổ sung kinh phí cải tạo nâng cấp rạp chiếu bóng Hồng Hà, cấp máy nổ, máy chiếu phim nhựa, máy chiếu video cho hoạt động chiếu bóng lưu động, cấp xe ô tô chiếu bóng lưu động choTtrung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh.
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các rạp chiếu bóng và bãi chiếu bóng cố định trên địa bàn toàn tỉnh đã được chuyển mục đích sử dụng. Trung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng tỉnh được sát nhập vào Trung tâm Văn hóa tỉnh. Một thời gian sau ba đơn vị sự nghiệp văn hóa được sát nhập thành một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tên gọi là Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái (đoàn nghệ thuật tỉnh, trung tâm văn hóa tỉnh, trung tâm phát hành phim chiếu bóng tỉnh).
Theo quy luật vận động không ngừng của cuộc sống, trong thời đại bùng nổ thông tin, con người bị cuốn vào guồng máy công việc và luôn gắn liền với thiết bị, truyền thông hiện đại: Ti vi thông minh, điện thoại thông minh... cho nên con người không còn đến với các sản phẩm văn hóa quen thuộc. Tuy nhiên trong đời sống nghệ thuật có đặc thù riêng là loại hình nghệ thuật có sau không phủ định loại hình nghệ thuật có trước mà cùng song song tồn tại. Điện ảnh là bộ môn nghệ thuật thứ bẩy của nghệ thuật nhân loại. Điện ảnh Việt Nam là một nền nghệ thuật cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập, vì vậy vậy điện ảnh thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thuận lợi mở đường cất cánh trong tương lai.
Vận hội lúc nào cũng có thử thách, cũng như trong thử thách sẽ xuất hiện cơ hội mới. Chúng ta tin tưởng rằng hoạt động chiếu phim của tỉnh sẽ từng bước khôi phục ở một dáng vẻ mới trong tương lai.
Lê Xuân Tặng - Đội Chiếu phim lưu động, Trung tâm Văn hóa tỉnh