Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi văn hoá dân tộc Mường ở thôn Ả Hạ - xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, từ nhỏ, chị Sầm Thị Tâm đã biết múa các điệu múa đặc sắc của dân tộc mình như: múa chai, múa đuống, múa châm mơi và biết hát bằng tiếng Mường. Lớn lên, ngoài việc phấn đấu học tập, chị còn là thành viên tích cực của đội văn nghệ thôn, xã.
Sẵn tình yêu văn hóa dân tộc mình nên mặc dù bận rộn với vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị Tâm luôn nung nấu ý nghĩ sẽ khai thác các giá trị và hóa Mường để làm du lịch. Để hiện thực hóa ước mơ của mình, chị tranh thủ tham gia các chương trình tham quan, học hỏi phát triển du lịch cộng đồng trong và ngoài tỉnh; nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ các hộ làm homestay trên địa bàn thị xã; tham gia các lớp bồi dưỡng hướng dẫn về kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức làm du lịch. Tích lũy kiến thức, năm 2019, chị Sầm Thị Tâm đầu tư khoảng 600 triệu đồng vào làm du lịch. Chị tu sửa lại ngôi nhà sàn của gia đình vừa đảm bảo khang trang, thuận tiện vừa đậm đà bản sắc dân tộc Mường từ kiến trúc đến không gian phòng ở và cảnh quan. Cùng với đầu tư về cơ sở vật chất, chị Sầm Thị Tâm chú trọng giới thiệu các nét văn hóa Mường như: lễ hội Khai Hạ, hội đâm đuống, trang phục, văn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử cùng đặc sắc ẩm thực của người Mường đến du khách. Nhờ biết khai thác các giá trị văn hóa dân tộc Mường nên mặc dù mô hình đi vào hoạt động từ năm 2020 đúng vào lúc khó khăn do dịch bệnh Covid-19 xong ngay sau khi trở lại cuộc sống bình thường, gia đình chị đã đón được nhiều đoàn khách, bình quân mỗi tháng đón từ 10 - 15 đoàn khách cho doanh thu hàng chục triệu đồng. Tuy bước đầu đi vào hoạt động sẽ không tránh khỏi những trở ngại xong chị Tâm tin rằng với sự ủng hộ của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự ủng hộ của bà con nhân dân trong thôn, chị sẽ thành công với mô hình homestay đầu tiên giới thiệu về văn hóa Mường của xã và hơn thế nữa là quảng bá giới thiệu văn hóa dân tộc Mường đến du khách gần xã, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và xây dựng môi trường cảnh quan thôn bản xanh, sạch, đẹp.
Chẳng những năng động dám nghĩ, dám làm, chị Sầm Thị Tâm còn là cán bộ phụ nữ nhiệt tình, sôi nổi gây dựng phong trào, hoạt động Hội. Xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện nay, Hội Phụ nữ xã đã tạo nên 15 đoạn đường hoa toàn xã, nhiều tuyến đường hoa rực rỡ, mướt mắt như: đường hoa ngũ sắc ở thôn Ả Thượng, đường hoa chuông thôn bản Pưn, đường hoa mười giờ thôn Ả Hạ. Hội còn thành lập được 6 tổ hợp tác gồm 22 hộ tham gia với các loại hình tăng gia sản xuất, kinh doanh dịch vụ tăng thu nhập cho hội viên... Mạnh dạn đầu tư làm du lịch cũng là một cách để chị Tâm vận động, giúp đỡ chị em phụ nữ cùng phát triển kinh tế gia đình.
Thu Hạnh - Báo Yên Bái
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi văn hoá dân tộc Mường ở thôn Ả Hạ - xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, từ nhỏ, chị Sầm Thị Tâm đã biết múa các điệu múa đặc sắc của dân tộc mình như: múa chai, múa đuống, múa châm mơi và biết hát bằng tiếng Mường. Lớn lên, ngoài việc phấn đấu học tập, chị còn là thành viên tích cực của đội văn nghệ thôn, xã.
Chị Sầm Thanh Tâm (Mặc áo dân tộc Mường) đang giao lưu tiếp khách tại mô hình homstay của mình
Sẵn tình yêu văn hóa dân tộc mình nên mặc dù bận rộn với vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị Tâm luôn nung nấu ý nghĩ sẽ khai thác các giá trị và hóa Mường để làm du lịch. Để hiện thực hóa ước mơ của mình, chị tranh thủ tham gia các chương trình tham quan, học hỏi phát triển du lịch cộng đồng trong và ngoài tỉnh; nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ các hộ làm homestay trên địa bàn thị xã; tham gia các lớp bồi dưỡng hướng dẫn về kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức làm du lịch. Tích lũy kiến thức, năm 2019, chị Sầm Thị Tâm đầu tư khoảng 600 triệu đồng vào làm du lịch. Chị tu sửa lại ngôi nhà sàn của gia đình vừa đảm bảo khang trang, thuận tiện vừa đậm đà bản sắc dân tộc Mường từ kiến trúc đến không gian phòng ở và cảnh quan. Cùng với đầu tư về cơ sở vật chất, chị Sầm Thị Tâm chú trọng giới thiệu các nét văn hóa Mường như: lễ hội Khai Hạ, hội đâm đuống, trang phục, văn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử cùng đặc sắc ẩm thực của người Mường đến du khách. Nhờ biết khai thác các giá trị văn hóa dân tộc Mường nên mặc dù mô hình đi vào hoạt động từ năm 2020 đúng vào lúc khó khăn do dịch bệnh Covid-19 xong ngay sau khi trở lại cuộc sống bình thường, gia đình chị đã đón được nhiều đoàn khách, bình quân mỗi tháng đón từ 10 - 15 đoàn khách cho doanh thu hàng chục triệu đồng. Tuy bước đầu đi vào hoạt động sẽ không tránh khỏi những trở ngại xong chị Tâm tin rằng với sự ủng hộ của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự ủng hộ của bà con nhân dân trong thôn, chị sẽ thành công với mô hình homestay đầu tiên giới thiệu về văn hóa Mường của xã và hơn thế nữa là quảng bá giới thiệu văn hóa dân tộc Mường đến du khách gần xã, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và xây dựng môi trường cảnh quan thôn bản xanh, sạch, đẹp.
Chẳng những năng động dám nghĩ, dám làm, chị Sầm Thị Tâm còn là cán bộ phụ nữ nhiệt tình, sôi nổi gây dựng phong trào, hoạt động Hội. Xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện nay, Hội Phụ nữ xã đã tạo nên 15 đoạn đường hoa toàn xã, nhiều tuyến đường hoa rực rỡ, mướt mắt như: đường hoa ngũ sắc ở thôn Ả Thượng, đường hoa chuông thôn bản Pưn, đường hoa mười giờ thôn Ả Hạ. Hội còn thành lập được 6 tổ hợp tác gồm 22 hộ tham gia với các loại hình tăng gia sản xuất, kinh doanh dịch vụ tăng thu nhập cho hội viên... Mạnh dạn đầu tư làm du lịch cũng là một cách để chị Tâm vận động, giúp đỡ chị em phụ nữ cùng phát triển kinh tế gia đình.
Thu Hạnh - Báo Yên Bái