Tin Hoạt động >> Tin tức tổng hợp

Thông báo danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ Ba tỉnh Yên Bái năm 2021

13/08/2020 02:57:30 Xem cỡ chữ Google
Thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 09/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Ba, năm 2021; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với vai trò là Cơ quan thường trực Hội đồng xét tặng cấp tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 02/HD-VHTTDL ngày 13/3/2020 về việc hướng dẫn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Ba, năm 2021.

Đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được tổng số 04 hồ sơ. Trong đó có 01 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 03 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Danh sách cụ thể như sau:

TT

Họ và Tên

Giới tính

 

Năm sinh

 

Dân tộc

Địa chỉ

Lĩnh vực đề nghị phong tặng

A

Cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”

I

Huyện Yên Bình

 

 

 

 

 

1

Nghệ nhân ưu tú:

Hoàng Tương Lai

Nam

1953

Tày

Thôn Trung tâm, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Nghệ thuật trình diễn dân gian

B

Cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”

I

Huyện Yên Bình

 

 

 

 

 

1

Hoàng Hữu Định

Nam

1971

Dao

Thôn Khe Ngang, xã Yên Thành, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Nghệ thuật trình diễn dân gian

2

Âu Thị Chính

Nữ

1962

Cao Lan

Thôn Đá Trắng, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Nghệ thuật trình diễn dân gian

II

Huyện Lục Yên

 

 

 

 

 

1

Mai Thị Hồng Chắn

Nam

1986

Tày

Thôn Nà Tạng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Nghệ thuật trình diễn dân gian

            Để đảm bảo công tác xét tặng đạt hiệu quả, đúng quy trình theo Điều 13, Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rất mong nhận được sự tham gia góp ý về các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”. Thời gian góp ý kiến từ ngày 17/8/2020 đến hết ngày 04/9/2020.

            Các ý kiến xin gửi về: Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 587, đường Yên Ninh, Phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Số điện thoại: 02163.862.676.   

 

TÓM TẮT THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC XÉT TẶNG DANH HIỆU

“NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN”

 

1. Họ và tên: (Thông tin về cá nhân): Hoàng Tương Lai   (Nam)

- Sinh năm: 1953        - Dân tộc: Tày

- Hộ khẩu thường trú: Thôn Trung tâm, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

2. Tên di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

(Hát tốt các bài hát Cọi - Khắp - Phong sjư của dân tộc Tày, các bài hát Pựt trong lễ kỳ yên giải hạn, nhất là hát Khảm Hải, một số là điệu then Tày, một số bài hát Giáo kèn, sưu tầm được một tập truyện cổ tích dân gian vùng sông Chảy - Yên Bái).

3. Thời gian thực hành (Từ năm nào đến năm nào? Tổng cộng bao nhiêu năm?):

Năm bắt đầu thực hành 1995 - 2020: Tổng cộng 25 năm.

4. Tri thức, kỹ năng, kỹ thuật:

Từ nhỏ đã mê tiếng hát ru Tày của mẹ. Lớn lên mê hát Khắp hát Cọi, hát Pựt trong các dịp kỳ yên giải hạn trong làng, hát Quan Làng trong các đám cưới của dân tộc Tày trong vùng. Được bố là nhà văn Hoàng Hạc và mẹ là Mông Thị Ngọc truyền dạy. Đã chép lại dịch ra tiếng phổ thông rồi in thành sách. Là Nghệ nhân ưu tú năm 2015.

Số lượng học trò truyền dạy: 23 học trò. Chú trọng truyền dạy cho thế hệ trẻ niềm đam mê, gìn giữ và phát huy bản sắc VH các dân tộc trên địa bàn. Hằng tháng (vào thứ 7 cuối tháng) ông tổ chức truyền dạy cho học trò. Đặc biệt, vào dịp hè, dạy miễn phí cho các cháu thanh niên, thiếu nhi.

5. Thành tích thực hành di sản văn hóa phi vật thể:

Năm 2007: Giải C cho hát Cọi tại liên hoan tiếng hát dân ca Việt Nam; Giải B cho hát then “Roọng khoăn” liên hoan NT hát then đàn tính toàn quốc; Năm 2011: HCV cho hát Cọi: “Nhớ Bác Hồ” tại Hội diễn NTQC tỉnh; Năm 2012: Bằng khen của Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam về thành tích trong XD&PT Liên hiệp (hoạt động văn hóa dân gian); Năm 2013: Bằng khen của UBND tỉnh trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII); Năm 2014: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”; Giải C Hội VHNT các dân tộc thiểu số VN “Hát quan làng trong đám cưới người Tày ở Yên Bái”; Năm 2015: Giải C của UBND tỉnh tặng Giải thưởng VHNT tỉnh cho tác phẩm: “Hát quan làng trong đám cưới người Tày ở Yên Bái”; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trong hoạt động VHNT giai đoạn 2010-2015; HCV cho tiết mục hát then: “Roọng khoăn” (gọi vía) tại hội diễn NTQC; Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” năm 2015; Năm 2016: Giải C cho Hát then “Roọng khoăn” tại ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc; Năm 2017: Giải C của Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam cho tác phẩm: Pựt chòi khảy ( Bụt chữa bệnh); Năm 2018: Giải Khuyến khích của UBND tỉnh tặng Giải thưởng VHNT tỉnh cho tác phẩm: “Truyện cổ dân gian vùng sông Chảy Yên Bái”; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh đạt giải C, giải VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, là người uy tín tiêu biểu vùng đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2012- 2018; Năm 2019: Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; Giải B cho tiết mục: “Khảm Hải” tại hội diễn NTQC các dân tộc tỉnh Yên Bái; Giải Ba B cho tác phẩm: “Cọi- Yếu Tày Yên Bái”; Năm 2020: Giấy khen của Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT tỉnh Yên Bái, đã có thành tích góp phần phát triển sự nghiệp VHNT tỉnh Yên Bái năm 2019.

 

TÓM TẮT THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC XÉT TẶNG DANH HIỆU

“NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”

 

1. Họ và tên: (Thông tin về cá nhân): Hoàng Hữu Định (Nam)

- Sinh năm: 1971        - Dân tộc: Dao.

- Hộ khẩu thường trú: Thôn Khe Ngang, xã Yên Thành, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

2. Tên di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

(Dân ca, dân vũ dân tộc Dao, sáo nứa, chữ viết người Dao (chữ nho); nghi lễ cấp sắc; nhạc cụ dân tộc Dao)

3. Thời gian thực hành (Từ năm nào đến năm nào? Tổng cộng bao nhiêu năm?):

Năm bắt đầu thực hành 1985 - 2020: Tổng cộng 35 năm.

4. Tri thức, kỹ năng, kỹ thuật:

Năm 1985 được bố là Hoàng Văn Sang truyền dạy các giá trị văn hóa dân tộc Dao như làn điệu dân ca: dao duyên; trích đoạn cầu mùa, 12 con giáp, xua mà tà, tam thanh, trồng bông dệt vải, mừng cơm mới; các phong tục người Dao như: đón dâu, thay tên; chữ viết người Dao (chữ nho); sáo nứa...Năm 1992 bắt đầu tham gia thực hiện các nghi lễ: về cấp sắc, đón dâu, cầu làng, vẽ tranh thờ treo trong lễ cấp sắc...Từ năm 2005 đến nay liên tục tham gia các hội diễn NTQC do các cấp tổ chức. Đọc thông viết thạo, nắm giữ được khoảng 40 quyển sách Hán - Nôm.

Số lượng học trò truyền dạy: 04 học trò. Nhiệt tình truyền dạy cho thế hệ trẻ trong thôn, xã các làn điệu dân ca, dân vũ dân tộc Dao. Năm 2012 tổ chức truyền dạy chữ viết dân tộc Dao cho 04 học trò. Tham gia vào hướng dẫn cho các cháu thiếu nhi, thanh niên, học sinh nhà trường thực hành di sản văn hóa phi vật thể nhằm bảo tồn và giữ gìn văn hóa dân tộc.

5. Thành tích thực hành di sản văn hóa phi vật thể:

Năm 2005: HCB độc tấu nhạc cụ: “Gọi bạn ngày mùa”, tại Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái; Năm 2007: Giải Nhất độc tấu nhạc cụ: “Gọi bạn ngày mùa” trong Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc vùng Tây bắc lần thứ X; Giải A tiết mục múa (cùng tốp múa): “Xua đuổi cái ác” tại Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái; Năm 2009: HCĐ tiết mục múa: “Cầu làng” tại Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái lần thứ X; Năm 2011: HCB tiết mục tấu sáo mũi: “Mời trăng xuống bản” tại Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái lần thứ XI; Năm 2013: Giấy khen của Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã tham gia hoạt động Bảo tồn và phát huy DSVH dân gian Việt Nam; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Yên Bình trong 15 năm thực hiện NQTW 5 khóa VIII; Năm 2017: Giải C tiết mục trích đoạn lễ hội: “Tra lúa” tại Hội diễn NTQC huyện Yên Bình; Cùng đội văn nghệ xã Yên Thành, đạt Giải A tiết mục trích đoạn lễ hội: “Tra lúa” tại Hội diễn NTQC huyện Yên Bình lần thứ XIV; Giải A tiết mục “Lễ hội tra hạt cấy lúa”, tại Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái, lần thứ XIV; Năm 2018: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”; Năm 2019: Cùng đoàn NTQC xã Yên Thành, đạt Giải A tiết mục lễ hội: “Mừng cơm mới” tại Hội diễn NTQC huyện Yên Bình lần thứ XV. Ngoài ra: Hằng năm, tham gia lễ hội xuống đồng ở Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Xuân Long. Chương trình khám phá Thác Bà, Âm vang hồ Thác, Lễ hội Bưởi Đại Minh... Tham gia vào lễ Hội 1000 năm Thăng Long; làng vui chơi, làng ca hát do VTV1 Trung ương tổ chức; có bài viết “Người Dao Yên Thành giữ gìn bản sắc văn hóa” Ông Hoàng Hữu Định trên Báo Nhịp sống vùng cao.

 

 

TÓM TẮT THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC XÉT TẶNG DANH HIỆU

“NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”

 

1. Họ và tên: (Thông tin về cá nhân): Âu Thị Chính (Nữ)

- Sinh năm: 1962         - Dân tộc: Cao Lan.

- Hộ khẩu thường trú: Thôn Đá Trắng, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

2. Tên di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

(Các làn điệu dân ca và các điệu múa của dân tộc Cao Lan).

3. Thời gian thực hành (Từ năm nào đến năm nào? Tổng cộng bao nhiêu năm?):

Năm bắt đầu thực hành 2001 - 2020: Tổng cộng 19 năm.

4. Tri thức, kỹ năng, kỹ thuật:

Năm 10 tuổi được mẹ cho đi xem các buổi tập văn nghệ của thôn, xã; đã học theo, được truyền dạy, sau đó tham gia vào đội văn nghệ, tìm đến những cụ già để tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu về các phong tục, tập quán, những làn điệu dân ca, các điệu múa truyền thống của dân tộc Cao Lan. Tổng số bài đã sưu tầm, ghi chép, dịch thuật là: 244 bài. Thể loại hát năm mới (hát tháng giêng): 80 bài; Thể loại hát đối đáp và hát dao duyên: 52 bài; Thể loại đố nhau và trả lời: 60 bài; Thể loại hát đám cưới: 52 bài. Nắm vững các bài múa: Múa Chim gâu; Múa khai hoang, xúc tép, Múa phát nương tra lúa, giã cốm; Múa khai đèn, Bài múa tắc sình phơi lừi, bài lễ rước dâu của Người dân tộc Cao Lan…. Trong các bài hát Sình ca Cao Lan biết cách ngân, luyến và thể hiện bằng ngôn ngữ hình thể.

Số lượng học trò truyền dạy: 40 học trò. Hàng tuần đã tổ chức cho các chị em phụ nữ và các thành viên đội văn nghệ tập luyện, trao đổi sưu tầm thêm các làn điệu dân ca của dân tộc Cao Lan. Trong các kỳ nghỉ hè của các cháu học sinh, đã phối hợp với Chi đoàn thanh niên tổ chức dạy múa, dạy hát cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trong thôn.

5. Thành tích thực hành di sản văn hóa phi vật thể:

Năm 2001: Hướng dẫn, biên đạo cho Đội Văn nghệ xã, đạt HCB tại Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái; Năm 2005: Hướng dẫn Đội Văn nghệ xã đạt giải HCV Rước Râu của người dân tộc Cao Lan; Năm 2006: Giám đốc Sở VHTTDL tặng Giấy khen cho bà Âu Thị Chính, đã có nhiều thành tích trong công tác Văn hóa thông tin; Năm 2011: Hướng dẫn đội văn nghệ xã Vũ Linh tham dự Hội diễn NTQC - TDTP dân tộc huyện Yên Bình và đạt giải Nhất tốp múa “Đi tra lúa”, đạt giải ba tiết mục “Sình ca Cao Lan”; Hướng dẫn Đoàn NTQC xã Vũ Linh, đạt Giải Khuyến khích, tại Hội diễn NTQC, trình diễn trang phục dân tộc, huyện Yên Bình lần thứ XI; Hướng dẫn Đội Văn nghệ xã đạt Giải Ba, song ca nam nữ, tiết mục “Sình Ca Cao Lan”, tại Hội diễn NTQC huyện Yên Bình, lần thứ XI; Hướng dẫn Đội Văn nghệ xã đạt Giải Khuyến khích, tiết mục “Lễ hội Tra lúa” tại Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái lần thứ XI; Năm 2015: Hướng dẫn đội Văn nghệ tham gia Hội diễn NTQC đạt Giải B với tiết mục múa “Giã Cốm” tại Hội diễn NTQC huyện Yên Bình, lần thứ XIII; Năm 2017: Hướng dẫn đội văn nghệ tham gia tiết mục “Múa tra lúa” và đạt giải Khuyến khích, phần thi các CLB nghệ thuật dân gian, trình diễn trang phục dân tộc, tại lễ hội Bưởi Đại Minh và đua thuyền trên Hồ Thác Bà; Năm 2019: Hướng dẫn đội Văn nghệ tại Hội diễn NTQC tại huyện Yên Bình, lần thứ XV đạt giải B; đạt giải C tại tỉnh với tiết mục “Lễ Hội Khai Đèn”; Hướng dẫn đội Văn nghệ tham gia Hội diễn NTQC, trình diễn các trang phục dân tộc tỉnh Yên Bái, lần thứ XV đạt giải B.

 

TÓM TẮT THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC XÉT TẶNG DANH HIỆU

“NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”

 

1. Họ và tên: (Thông tin về cá nhân): Mai Thị Hồng Chắn   (Nữ)

- Sinh năm: 1986       - Dân tộc: Tày.

- Hộ khẩu thường trú: Thôn Nà Tạng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

2. Tên di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian

(Hát Khắp Tày, Quan làng, hát Then đàn tính, hát Cọi, hát Vỉ, hát Phong sư, hát Lượn, Bụt, Khảm hải, hát Ứ nọong nòn).

3. Thời gian thực hành (Từ năm nào đến năm nào? Tổng cộng bao nhiêu năm?):

Năm bắt đầu thực hành 2000 - 2020: Tổng cộng 20 năm.

4. Tri thức, kỹ năng, kỹ thuật:

Năm 2001 Bà được ông Hoàng Quang Nhạn, nay là NNUT hướng dẫn, đưa bài luyện tập làn điệu hát Khắp mà lâu nay gần như đã bị mai một. Ông Nhạn, đã giúp đỡ Bà sản xuất băng đĩa (hát Khắp Tày Lục Yên) cùng với Ông Vi Xuân Trường, từ đó băng đĩa được mọi người yêu mến sử dụng và đã lan tỏa tới các vùng miền của các tỉnh bạn như Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai….Được trình diễn trên các sân khấu văn nghệ ở xã, huyện, tỉnh, khu vực, trung ương. Ngoài ra còn được truyền dạy các làn điệu hát Quan làng, hát Then đàn tính, hát Cọi, hát Vỉ, hát Phong sư, hát Lượn, Bụt, Khảm hải, hát Ứ nọong nòn….Cùng với NNUT Hoàng Quang Nhạn và ông Hoàng Chữ nắm giữ kỹ năng hát khắp Tày Lục Yên 07 cuốn sách với 700 bài trong đó đã thuộc và biểu diễn khoảng 100 bài. Nắm giữ về hát Vỉ Quan làng: 01 cuốn sách với khoảng 156 bài. Nắm giữ về hát Then đàn tính: 01 cuốn sách với khoảng 30 bài, trong đó đã thuộc và biểu diễn 15 bài. Nắm giữ về hát Lượn, Phong Slư và hát Cọi: Khoảng 10 bài, trong đó đã thuộc và biểu diễn 06 bài nhất là làn điệu phong Slư trong câu chuyện “Phạm tử Ngọc Va”. Nắm giữ về hát Bụt, lượn “Khảm hải”- Sang sông: 01 cuốn sách với 7 cung đoạn Bụt lên đường, cúng mụ, cúng hạn, khảm hải, Tẩy uế, loọng khoăn và soi gương.

Số lượng học trò truyền dạy: 12 học trò. Số lượng học sinh truyền dạy ngày càng được nâng lên, đều là nhân tố văn nghệ quần chúng của địa phương.

5. Thành tích thực hành di sản văn hóa phi vật thể:

Năm 2001: Giải Nhất tiết mục “Khắp cọi” tại Hội diễn NTQC huyện Lục Yên, được lựa chọn tham gia Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái đạt HCV tiết mục “khắp Tày” vi vu tiếng sáo Mường Lai; Năm 2005: Chứng nhận có thành tích trong Ngày hội VH các dân tộc VN tại Lễ hội Làng Sen toàn quốc; Bằng khen tham gia cuộc thi “Liên hoan tiếng hát dân ca Việt Nam”; Năm 2009: Giải C Liên hoan tiếng hát dân ca Việt Nam do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức; HCĐ tiết mục đơn ca “Hát dân ca Tày” tại Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái lần thứ X tại huyện Lục Yên; Giải Nhất tiết mục “Hát Khắp Bóoc khảu - dân tộc Tày” tại Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XI; Năm 2018: Cùng đoàn nghệ nhân hát Then, đàn tính tỉnh Yên Bái đạt Giải A, tiết mục “Hái hoa”, tại Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc; Năm 2019: Giấy khen tại Hội diễn NTQC tỉnh Yên Bái lần thứ XV; Giải C tiết mục hát Khắp “Boec Mạ’ (Hoa Mạ) tại Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV; Giải B tiết mục Lễ hội “Oóc Bươn” (Lễ đầy tháng của dân tộc Tày) tại Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV tại tỉnh Sơn La; Giấy khen trong phong trào VNQC xã Minh Xuân. Ngoài ra, Được Ban Phát thanh Dân tộc của Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Thể thao giải trí và Thông tin kinh tế của Đài Truyền hình Việt Nam; Phòng Chuyên đề - Chuyên mục Văn hóa dân tộc của Công ty Cổ phần truyền thông VTC1 (NetViet); Trung tâm Truyền hình Nhân dân; được các xã bạn, huyện bạn như ở Bắc Quang, Quang Bình, Hàm Yên mời biểu diễn chương trình hát Khắp Tày.

 

Thanh Tình - Văn phòng Sở

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h