Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (giai đoạn 2016 - 2020). Ngay từ những ngày đầu năm, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phát động trong toàn ngành phong trào thi đua yêu nước với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, kỷ cương, thi đua hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao”; tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua khen thưởng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng...
Một nghi lễ cấp sắc của người Dao xã Yên Thành, huyện Yên Bình
Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Chương trình hành động số 85-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, trong thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đều được cụ thể hóa trong việc thực hiện các chỉ tiêu cơ bản trên từng lĩnh vực của ngành, trong đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập là một trong những nội dung trọng tâm để tiếp tục triển khai thực hiện.
Ngành đã chủ động đẩy mạnh công tác sưu tầm, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tại địa phương; huy động nhiều nguồn hợp pháp, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, danh thắng. Nhiều di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của các dân tộc thiểu số đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, trong đó, số di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của các dân tộc thiểu số khoảng hơn 500 hiện vật.
Qua kiểm kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 714 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 03 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Lễ cấp sắc của người Dao xã Đại Sơn, huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ; Nghệ thuật trình diễn dân gian Hạn Khuống của người Thái, thị xã Nghĩa Lộ). Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang phối hợp cùng các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên trong việc triển khai xây dựng Hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái trình Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại... Có 89 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng các cấp (13 di tích cấp quốc gia, 76 di tích cấp tỉnh). Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2016, Sở đã tiến hành bảo tồn gần 30 lễ hội của đồng bào các dân tộc; phục dựng 04 nhà sàn truyền thống của người Tày ở huyện Yên Bình, Lục Yên; nhà truyền thống của người Mông ở Suối Giàng; bảo tồn các làng cổ: Làng Pang Cáng của dân tộc Mông ở xã Suối Giàng; Làng Viềng Công của dân tộc Thái ở xã Hạnh Sơn (Văn Chấn); Làng Ngòi Tu, dân tộc Cao Lan, xã Vĩnh Kiên (Yên Bình)... Phối hợp với các địa phương bảo tồn, phát triển, khôi phục các làng nghề: Nghề làm giấy dó của dân tộc Dao; nghề rèn, chạm khắc bạc, xe lanh, dệt vải của người Mông; dệt thổ cẩm của người Thái...Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 10 nghệ nhân là đồng bào các dân tộc được công nhận là “Nghệ nhân ưu tú”.
Công tác tổ chức các hoạt động truyền thống, giao lưu văn hóa vùng dân tộc thiểu số góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được triển khai thông qua việc tổ chức các hội thi, hội diễn như Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và Trình diễn trang phục dân tộc được quan tâm thực hiện; tỉnh cũng thường xuyên cử các Đoàn vận động viên, nghệ nhân, diễn viên nghệ thuật quần chúng tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch, các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch khu vực đạt nhiều kết quả. Công tác quảng bá văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh được chú trọng, năm 2016, tham gia Liên hoan nghệ thuật ca múa nhạc các nước Lào - Việt Nam - Campuchia - Thái Lan đạt 01 HCV, 04 HCB; tham gia Liên hoan diễn xướng dân gian dân tộc Thái khu vực Tây Bắc tổ chức tại thị xã Nghĩa Lộ, đạt Huy chương Vàng; Tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ XIII tổ chức tại tỉnh Lào Cai đạt 03 giải A, 02 giải B và 02 giải C cho các tiết mục văn nghệ và lễ hội, 01 giải A trang phục dân tộc Mông, 02 giải B trang phục dân tộc Thái và dân tộc Khơ Mú…
Cùng với việc đẩy mạnh phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", công tác bảo tồn và phát triển các môn thể dục, thể thao truyền thống của các dân tộc cũng được quan tâm thực hiện, trong đó chú trọng hỗ trợ các hoạt động thể dục, thể thao ở vùng dân tộc thiểu số. Thông qua việc tổ chức và tham gia các hội thi thể thao, ngày hội thể thao, nhiều môn thể thao truyền thống của các dân tộc như: Ném còn, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy... được bảo tồn và phát triển.
Với phương châm giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc làm nền tảng để phát triển du lịch. Các mô hình du lịch cộng đồng bước đầu được triển khai có hiệu quả, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao mức sống cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình; du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ; Du lịch cộng đồng tại bản Kim Nọi (xã Kim Nọi), huyện Mù Cang Chải; du lịch cộng đồng tại xã Phúc An (huyện Yên Bình), Thôn Cầu Có, (xã Đông Cuông, huyện Văn Yên), xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải)… đã thu hút được du khách đến tham quan, tìm hiểu nền văn hóa bản địa.
Để nâng cao kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, việc xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở được các địa phương quan tâm. Hiện toàn tỉnh đã xây dựng đựợc 1.320 nhà văn hoá thôn, bản, tổ dân phố. Một số nhà văn hóa đã được xây dựng tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số tại bản Tà Chơ, xã Cao Phạ, (huyện Mù Cang Chải); thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh (Văn Chấn), thôn Gò Xoan, xã Châu Quế Thượng (Văn Yên); xây dựng 07 nhà sàn bảo tồn văn hoá dân tộc Thái, Tày, 01 nhà văn hoá dân tộc Mông. Có 140 làng, bản, tổ dân phố được cấp trang thiết bị bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong thời kỳ hội nhập, trong thời gian tới, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đẩy mạnh các phong trào thi đua, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập; phát huy tinh thần chủ động và vai trò tự quản của cộng đồng các dân tộc trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cơ sở.
2. Tiếp tục duy trì và triển khai thực hiện hiệu quả các đề án bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh như: Đề án kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái giai đoạn 3; Đề án Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2015 - 2025; Lập danh sách các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một và tiến hành đưa vào danh mục bảo tồn văn hóa cấp quốc gia từ 4 - 5 di sản.
3. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước công nhận danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 2 - Năm 2018 và những năm tiếp theo cho các nghệ nhân là đồng bào các dân tộc đang sinh sống, cống hiến và làm việc trên địa bàn tỉnh.
4. Tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phối hợp về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong giai đoạn hội nhập quốc tế với các sở, ban ngành, đoàn thể để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh.
5. Tăng cường quảng bá, giới thiệu văn hoá của các dân tộc trong tỉnh; xây dựng các ấn phẩm giới thiệu về văn hoá, du lịch Yên Bái... để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế. Chú trọng công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
6. Xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác phát triển các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch với các tỉnh và các nước trong khu vực.
Phòng Tổ chức - Pháp chế
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (giai đoạn 2016 - 2020). Ngay từ những ngày đầu năm, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phát động trong toàn ngành phong trào thi đua yêu nước với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, kỷ cương, thi đua hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao”; tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua khen thưởng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng...Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Chương trình hành động số 85-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, trong thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đều được cụ thể hóa trong việc thực hiện các chỉ tiêu cơ bản trên từng lĩnh vực của ngành, trong đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập là một trong những nội dung trọng tâm để tiếp tục triển khai thực hiện.
Ngành đã chủ động đẩy mạnh công tác sưu tầm, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tại địa phương; huy động nhiều nguồn hợp pháp, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, danh thắng. Nhiều di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của các dân tộc thiểu số đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, trong đó, số di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của các dân tộc thiểu số khoảng hơn 500 hiện vật.
Qua kiểm kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 714 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 03 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Lễ cấp sắc của người Dao xã Đại Sơn, huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ; Nghệ thuật trình diễn dân gian Hạn Khuống của người Thái, thị xã Nghĩa Lộ). Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang phối hợp cùng các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên trong việc triển khai xây dựng Hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái trình Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại... Có 89 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng các cấp (13 di tích cấp quốc gia, 76 di tích cấp tỉnh). Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2016, Sở đã tiến hành bảo tồn gần 30 lễ hội của đồng bào các dân tộc; phục dựng 04 nhà sàn truyền thống của người Tày ở huyện Yên Bình, Lục Yên; nhà truyền thống của người Mông ở Suối Giàng; bảo tồn các làng cổ: Làng Pang Cáng của dân tộc Mông ở xã Suối Giàng; Làng Viềng Công của dân tộc Thái ở xã Hạnh Sơn (Văn Chấn); Làng Ngòi Tu, dân tộc Cao Lan, xã Vĩnh Kiên (Yên Bình)... Phối hợp với các địa phương bảo tồn, phát triển, khôi phục các làng nghề: Nghề làm giấy dó của dân tộc Dao; nghề rèn, chạm khắc bạc, xe lanh, dệt vải của người Mông; dệt thổ cẩm của người Thái...Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 10 nghệ nhân là đồng bào các dân tộc được công nhận là “Nghệ nhân ưu tú”.
Công tác tổ chức các hoạt động truyền thống, giao lưu văn hóa vùng dân tộc thiểu số góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được triển khai thông qua việc tổ chức các hội thi, hội diễn như Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và Trình diễn trang phục dân tộc được quan tâm thực hiện; tỉnh cũng thường xuyên cử các Đoàn vận động viên, nghệ nhân, diễn viên nghệ thuật quần chúng tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch, các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch khu vực đạt nhiều kết quả. Công tác quảng bá văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh được chú trọng, năm 2016, tham gia Liên hoan nghệ thuật ca múa nhạc các nước Lào - Việt Nam - Campuchia - Thái Lan đạt 01 HCV, 04 HCB; tham gia Liên hoan diễn xướng dân gian dân tộc Thái khu vực Tây Bắc tổ chức tại thị xã Nghĩa Lộ, đạt Huy chương Vàng; Tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ XIII tổ chức tại tỉnh Lào Cai đạt 03 giải A, 02 giải B và 02 giải C cho các tiết mục văn nghệ và lễ hội, 01 giải A trang phục dân tộc Mông, 02 giải B trang phục dân tộc Thái và dân tộc Khơ Mú…
Cùng với việc đẩy mạnh phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", công tác bảo tồn và phát triển các môn thể dục, thể thao truyền thống của các dân tộc cũng được quan tâm thực hiện, trong đó chú trọng hỗ trợ các hoạt động thể dục, thể thao ở vùng dân tộc thiểu số. Thông qua việc tổ chức và tham gia các hội thi thể thao, ngày hội thể thao, nhiều môn thể thao truyền thống của các dân tộc như: Ném còn, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy... được bảo tồn và phát triển.
Với phương châm giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc làm nền tảng để phát triển du lịch. Các mô hình du lịch cộng đồng bước đầu được triển khai có hiệu quả, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao mức sống cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình; du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ; Du lịch cộng đồng tại bản Kim Nọi (xã Kim Nọi), huyện Mù Cang Chải; du lịch cộng đồng tại xã Phúc An (huyện Yên Bình), Thôn Cầu Có, (xã Đông Cuông, huyện Văn Yên), xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải)… đã thu hút được du khách đến tham quan, tìm hiểu nền văn hóa bản địa.
Để nâng cao kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, việc xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở được các địa phương quan tâm. Hiện toàn tỉnh đã xây dựng đựợc 1.320 nhà văn hoá thôn, bản, tổ dân phố. Một số nhà văn hóa đã được xây dựng tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số tại bản Tà Chơ, xã Cao Phạ, (huyện Mù Cang Chải); thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh (Văn Chấn), thôn Gò Xoan, xã Châu Quế Thượng (Văn Yên); xây dựng 07 nhà sàn bảo tồn văn hoá dân tộc Thái, Tày, 01 nhà văn hoá dân tộc Mông. Có 140 làng, bản, tổ dân phố được cấp trang thiết bị bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong thời kỳ hội nhập, trong thời gian tới, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đẩy mạnh các phong trào thi đua, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập; phát huy tinh thần chủ động và vai trò tự quản của cộng đồng các dân tộc trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cơ sở.
2. Tiếp tục duy trì và triển khai thực hiện hiệu quả các đề án bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh như: Đề án kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái giai đoạn 3; Đề án Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2015 - 2025; Lập danh sách các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một và tiến hành đưa vào danh mục bảo tồn văn hóa cấp quốc gia từ 4 - 5 di sản.
3. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước công nhận danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 2 - Năm 2018 và những năm tiếp theo cho các nghệ nhân là đồng bào các dân tộc đang sinh sống, cống hiến và làm việc trên địa bàn tỉnh.
4. Tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phối hợp về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong giai đoạn hội nhập quốc tế với các sở, ban ngành, đoàn thể để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh.
5. Tăng cường quảng bá, giới thiệu văn hoá của các dân tộc trong tỉnh; xây dựng các ấn phẩm giới thiệu về văn hoá, du lịch Yên Bái... để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế. Chú trọng công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
6. Xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác phát triển các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch với các tỉnh và các nước trong khu vực.