Là di tích lịch sử đầu tiên của tỉnh, được công nhận là di tích Quốc gia tại Quyết định số 1288/VH-QĐ ngày 16/11/1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đến nay Lễ đài Sân vận động thành phố Yên Bái, đã trải qua 65 năm kể từ ngày Bác Hồ đứng đó để nói chuyện với nhân dân các dân tộc của tỉnh Yên Bái (ngày 25/9/1958). Suốt lịch sử 65 năm, với các tác động của thời gian và ảnh hưởng của lịch sử, di tích đã trải qua quá trình tu bổ, tôn tạo nhằm tiếp tục bảo tồn, tôn vinh và phát huy những giá trị nhân văn của một giai đoạn lịch sử và truyền thống của thế hệ trước đó, được kế thừa và tiếp tục truyền lại cho đời sau.
Bác Hồ đã nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái trong chuyến thăm và làm việc của Người tại Yên Bái, ngày 25/9/1958. (Ảnh sưu tầm)
Di tích Lễ đài Sân vận động trước đây là một khán đài thể thao (hay còn gọi là sân Căng) nằm tại khu vực đầu thị xã Yên Bái (nay thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái). Đây là công trình được xây dựng bởi thực dân Pháp vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1930 nhằm phục vụ đời sống tinh thần của binh lính, đặc biệt là các hoạt động văn hoá - thể thao. Ban đầu, xung quanh sân vận động chỉ có mô đất cao mà không có khán đài. Năm 1954, sau khi hoà bình được thiết lập lại, tỉnh Yên Bái quyết định sử dụng nơi này làm sân vận động của thị xã. Đến tháng 01/1957, tỉnh bắt đầu xây dựng khán đài (nay gọi là Lễ đài) và tường bao quanh theo hình dạng bầu dục.
Vào cuối tháng 9/1958, một đoàn phái của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã đến thăm tỉnh Yên Bái. Người chọn sân vận động thị xã làm địa điểm để nói chuyện với nhân dân các dân tộc trong tỉnh, theo đề nghị của Ủy ban hành chính tỉnh. Sáng ngày 25/9/1958, gần 5.000 cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thị xã Yên Bái cùng với những người dân trong khu vực lân cận đã tụ họp để chào đón và nghe Bác nói chuyện. Mặc dù, buổi nói chuyện chỉ kéo dài khoảng 1 giờ, nhưng đã chứa đựng ý nghĩa to lớn và ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người dân Yên Bái về Người. Sự kiện lịch sử đặc biệt này, là dấu son đỏ, là niềm tự hào không giới hạn trongsự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. Sau sự kiệnnày, nhiều hoạt động và sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của tỉnh, chương trình kỷ niệm các ngày lễ của đất nướcđã được tổ chức tại đây. Lễ đài và Sân vận động đã trở thành các biểu tượng lịch sử quan trọng, vẫn tồn tại bền bỉ qua thời gian, những đổ vỡ trong chiến tranh, chứng kiến những bước phát triển của đất và người Yên Bái trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc.
Trong ngày 31/5/1966, máy bay Mỹ đã đã dội một trận bom khiến hư hại một phần của di tích. Năm 1977, di tích tiếp tục được tôn tạo với việc thay thế cửa hình vòm bằng cửa hình vuông. Các yếu tố kiến trúc chính vẫn được bảo tồn. Đến năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định tu bổ Lễ đài Sân vận động và xây dựng nơi tưởng niệm Bác Hồ trên nền sân cũ. Cuối tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnhgiao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan triển khai nghiên cứu và đề xuất kế hoạch đầu tư cho Dự án "Nâng cấp và cải tạo khu tưởng niệm Bác Hồ và di tích lịch sử - văn hóa Lễ đài Sân vận động". Dự án này mang ý nghĩa to lớn nhằm thể hiện lòng biết ơn và tôn kính của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thúc đẩy nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những giá trị nhân văn cao quý mà Người để lại. Đến tháng 9/2016, thực hiện khởi công cho Dự án nâng cấp, cải tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ và di tích lịch sử - văn hóa Lễ đài Sân vận động thành phố Yên Bái. Dự án hoàn thành vào đầu năm 2017.
Đến nay, di tích đã trở thành biểu tượng của lịch sự tỉnh nhà, nơi để tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo những thành tựu và kết quả Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đạt được. Nơi đây đồng thời cũng là một "địa chỉ đỏ" trong việc giáo dục về truyền thống cách mạng, dân tộc và tinh thần yêu nước cho mỗi thế hệ người con Yên Bái. Hằng năm, nơi đây cũng thường xuyên được lựa chọnđể tổ chức sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, các hoạt động văn hóa - thể thao lớn của tỉnh và thành phố Yên Bái.Hình ảnh Bác Hồ đứng trên Lễ đài Sân vận động và những lời dạy của Người trong suốt hơn 65 năm qua vẫn được giữ nguyên tính thời sự cũng như ý nghĩa sâu sắc trong tâm trí của nhân dân các dân tộc Yên Bái và sẽ mãi mãi được kế thừa tại địa điểm này.
Di tích lịch sử Quốc gia Lễ đài Sân vận động, nơi Bác Hồ đã đến và nói chuyện với nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, là một địa danh chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục về truyền thống dân tộc, thúc đẩy sản xuất lao động và xây dựng đất nước trong lòng mỗi người con Yên Bái, không chỉ ở lịch sử mà còn trong những thế hệ tương lai./.
Hồng Anh - TTQLDTPTDL
Là di tích lịch sử đầu tiên của tỉnh, được công nhận là di tích Quốc gia tại Quyết định số 1288/VH-QĐ ngày 16/11/1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đến nay Lễ đài Sân vận động thành phố Yên Bái, đã trải qua 65 năm kể từ ngày Bác Hồ đứng đó để nói chuyện với nhân dân các dân tộc của tỉnh Yên Bái (ngày 25/9/1958). Suốt lịch sử 65 năm, với các tác động của thời gian và ảnh hưởng của lịch sử, di tích đã trải qua quá trình tu bổ, tôn tạo nhằm tiếp tục bảo tồn, tôn vinh và phát huy những giá trị nhân văn của một giai đoạn lịch sử và truyền thống của thế hệ trước đó, được kế thừa và tiếp tục truyền lại cho đời sau.Di tích Lễ đài Sân vận động trước đây là một khán đài thể thao (hay còn gọi là sân Căng) nằm tại khu vực đầu thị xã Yên Bái (nay thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái). Đây là công trình được xây dựng bởi thực dân Pháp vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1930 nhằm phục vụ đời sống tinh thần của binh lính, đặc biệt là các hoạt động văn hoá - thể thao. Ban đầu, xung quanh sân vận động chỉ có mô đất cao mà không có khán đài. Năm 1954, sau khi hoà bình được thiết lập lại, tỉnh Yên Bái quyết định sử dụng nơi này làm sân vận động của thị xã. Đến tháng 01/1957, tỉnh bắt đầu xây dựng khán đài (nay gọi là Lễ đài) và tường bao quanh theo hình dạng bầu dục.
Vào cuối tháng 9/1958, một đoàn phái của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã đến thăm tỉnh Yên Bái. Người chọn sân vận động thị xã làm địa điểm để nói chuyện với nhân dân các dân tộc trong tỉnh, theo đề nghị của Ủy ban hành chính tỉnh. Sáng ngày 25/9/1958, gần 5.000 cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thị xã Yên Bái cùng với những người dân trong khu vực lân cận đã tụ họp để chào đón và nghe Bác nói chuyện. Mặc dù, buổi nói chuyện chỉ kéo dài khoảng 1 giờ, nhưng đã chứa đựng ý nghĩa to lớn và ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người dân Yên Bái về Người. Sự kiện lịch sử đặc biệt này, là dấu son đỏ, là niềm tự hào không giới hạn trongsự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. Sau sự kiệnnày, nhiều hoạt động và sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của tỉnh, chương trình kỷ niệm các ngày lễ của đất nướcđã được tổ chức tại đây. Lễ đài và Sân vận động đã trở thành các biểu tượng lịch sử quan trọng, vẫn tồn tại bền bỉ qua thời gian, những đổ vỡ trong chiến tranh, chứng kiến những bước phát triển của đất và người Yên Bái trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc.
Trong ngày 31/5/1966, máy bay Mỹ đã đã dội một trận bom khiến hư hại một phần của di tích. Năm 1977, di tích tiếp tục được tôn tạo với việc thay thế cửa hình vòm bằng cửa hình vuông. Các yếu tố kiến trúc chính vẫn được bảo tồn. Đến năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định tu bổ Lễ đài Sân vận động và xây dựng nơi tưởng niệm Bác Hồ trên nền sân cũ. Cuối tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnhgiao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan triển khai nghiên cứu và đề xuất kế hoạch đầu tư cho Dự án "Nâng cấp và cải tạo khu tưởng niệm Bác Hồ và di tích lịch sử - văn hóa Lễ đài Sân vận động". Dự án này mang ý nghĩa to lớn nhằm thể hiện lòng biết ơn và tôn kính của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thúc đẩy nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những giá trị nhân văn cao quý mà Người để lại. Đến tháng 9/2016, thực hiện khởi công cho Dự án nâng cấp, cải tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ và di tích lịch sử - văn hóa Lễ đài Sân vận động thành phố Yên Bái. Dự án hoàn thành vào đầu năm 2017.
Đến nay, di tích đã trở thành biểu tượng của lịch sự tỉnh nhà, nơi để tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo những thành tựu và kết quả Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đạt được. Nơi đây đồng thời cũng là một "địa chỉ đỏ" trong việc giáo dục về truyền thống cách mạng, dân tộc và tinh thần yêu nước cho mỗi thế hệ người con Yên Bái. Hằng năm, nơi đây cũng thường xuyên được lựa chọnđể tổ chức sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, các hoạt động văn hóa - thể thao lớn của tỉnh và thành phố Yên Bái.Hình ảnh Bác Hồ đứng trên Lễ đài Sân vận động và những lời dạy của Người trong suốt hơn 65 năm qua vẫn được giữ nguyên tính thời sự cũng như ý nghĩa sâu sắc trong tâm trí của nhân dân các dân tộc Yên Bái và sẽ mãi mãi được kế thừa tại địa điểm này.
Di tích lịch sử Quốc gia Lễ đài Sân vận động, nơi Bác Hồ đã đến và nói chuyện với nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, là một địa danh chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục về truyền thống dân tộc, thúc đẩy sản xuất lao động và xây dựng đất nước trong lòng mỗi người con Yên Bái, không chỉ ở lịch sử mà còn trong những thế hệ tương lai./.
Các bài khác
- Thư viện tỉnh Yên Bái bàn giao tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Văn Chấn (13/09/2023)
- Các hoạt động tuyên truyền của đội tuyên truyền lưu động, trung tâm Văn hóa tỉnh
(29/08/2023)
- Đoàn Nghệ thuật dân tộc, Trung tâm Văn hóa tỉnh chủ động tuyên truyền hướng về cơ sở (29/08/2023)
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tham dự hội nghị Cán bộ Văn hóa toàn quốc (29/08/2023)
- Ngành văn hóa Yên Bái tự hào truyền thống, hướng tới tương lai (29/08/2023)
- Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quyết định xếp hạng 02 di tích cấp tỉnh (24/08/2023)
- PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Chuẩn hóa môi trường văn hóa lễ hội truyền thống mang lại nhiều lợi ích xã hội, kinh tế, tinh thần quan trọng (17/08/2023)
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Thể hiện rõ nét, nổi bật những "điểm sáng" của đất nước thông qua nghệ thuật (17/08/2023)
- Tri thức dân gian về trang phục người Phù Lá (Xá Phó), xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (24/07/2023)
- Thư viện tỉnh Yên Bái tích cực phối hợp xây dựng tủ sách cơ sở phát triển phong trào đọc sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái (07/07/2023)
Xem thêm »