Nghĩa Sơn là xã duy nhất ở huyện Văn Chấn có đồng bào dân tộc Khơ Mú sinh sống chiếm đa số. Những năm qua cùng với việc quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xã Nghĩa Sơn đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Qua đó, đã xây dựng văn hóa Khơ Mú trở thành biểu tượng độc đáo, đặc sắc riêng có trong đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Văn Chấn - Mường Lò.
Các diễn viên không chuyên biểu diễn điệu múa mừng cơm mới trong lễ hội Cầu Mùa của người Khơ Mú
Nghệ nhân Vì Văn Sang, từ lâu đã được người dân Nghĩa Sơn ví như “pho tượng sống” của đồng bào Khơ Mú nơi đây. Bằng sự nhiệt huyết với văn hóa dân tộc và được sự động viên của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhiều năm qua ông Sang đã nỗ lực tìm tòi, sưu tầm, phục dựng các nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Khơ Mú để truyền dạy cho các thế hệ. Đến nay, ông cùng các nghệ nhân trong xã đã phục dựng hoàn thành được lễ hội Cầu Mùa của người Khơ Mú cùng nhiều mô hình, nhạc cụ, trang phục gắn liền với những lễ nghi, phong tục, tập quán trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của đồng bào. Nỗ lực của ông đã góp phần đưa văn hóa dân tộc Khơ Mú trở thành văn hóa đặc sắc, đặc trưng của các dân tộc ở Văn Chấn được tôn vinh trong các chương trình, lễ hội văn hóa lớn của tỉnh và của huyện.
Nghệ nhân Vì Văn Sang, thôn Nậm Tộc, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn chia sẻ: Việc sưu tầm và phục dựng lại các lễ hội truyền thống của dân tộc để bảo tồn và phát huy luôn đau đáu trong tôi, phải làm sao để truyền dạy lại cho thế hệ trẻ, đó là việc mà tôi đang làm và sẽ tiếp tục làm, để văn hoá người Khơ Mú không bị mai một theo thời gian…
Ông Sang cho biết thêm: Được ông truyền đạt, các phong tục như: "Tục lấy nước mới”, "Thờ cúng tổ tiên”, "Tục cưới xin” dần dần được thế hệ con cháu trong và ngoài dòng họ thực hiện và ngày càng phổ biến hơn.
Nghĩa Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, nơi có trên 400 hộ dân sinh sống trong đó trên 70% là đồng bào dân tộc Khơ Mú. So với cộng đồng 18 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện Văn Chấn, thì dân tộc Khơ Mú chỉ sinh sống tập trung tại xã Nghĩa Sơn và chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc Khơ Mú nơi đây luôn có ý thức giữ gìn bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc những nét đẹp trong văn hóa riêng biệt đặc sắc. Tiêu biểu phải kể đến lễ hội Cầu Mùa với những nghi lễ linh thiêng mang đậm văn hóa của cư dân nông nghiệp, hay như những trang phục độc đáo, những các trò chơi dân gian gắn liền với đời sống.
Ông Lương Văn Si, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn: Bác đã cùng các nghệ nhân khác trong xã phục dựng lại các điệu múa, nghi lễ trong ngày hội…đặc biệt là 6 điệu múa truyền thống gồm: múa chiêng, múa đánh đao, múa sạp, múa chọc lỗ tra hạt, múa lắc eo,múa cá lượn, múa vòng tròn, múa đuổi chim.…đều được Nghệ nhân Vì Văn Sang và các nghệ nhân cao tuổi trong xã phục dựng lại, biểu diễn trong các lễ hội của đồng bào Khơ Mú.
Các điệu múa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khơ Mú. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc, từ nhiều năm nay xã Nghĩa Sơn đã duy trì rất tốt các phong trào văn hóa văn nghệ. Đồng thời động viên các nghệ nhân phục dựng và tổ chức truyền dạy cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Với niềm tâm huyết của các nghệ nhân cùng tình yêu văn hóa, dân tộc, các thế hệ người dân Nghĩa Sơn luôn trân trọng, tự hào, mong muốn được góp sức để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Em Vì Thị Hải, thôn Nậm Tộc, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn cho biết: Em sẽ tích cực luyện tập và học hỏi thêm các điệu múa, em muốn giữ gìn nét đẹp văn hoá riêng có của dân tộc mình và truyền bá đến mọi người.
Việc phát huy vai trò người có uy tín truyền dạy cho thế hệ trẻ việc gìn giữ, bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc thông qua trang phục, làn điệu dân ca, dân vũ, ẩm thực, tiếng nói. Huy động nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện nếp sống văn hóa mới trong cưới hỏi, ma chay... góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần người dân trên địa bàn.
Trong giai đoạn tới, xã Nghĩa Sơn tiếp tục quan tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với việc quan tâm động viên nhân dân bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xã Nghĩa Sơn đã chỉ đạo các đơn vị trường học và tổ chức đoàn thanh niên xây dựng các mô hình, các câu lạc bộ thường xuyên duy trì, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để duy trì và truyền dạy cho các thế hệ. Trong các dịp lễ hội đầu xuân, lễ hội văn hóa du lịch Mường Lò, xã cũng tổ chức các lễ hội, động viên các nghệ nhân và nhân dân tham gia trình diễn để quảng bá những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc đến du khách gần xa.
“Đến nay, các đơn vị trường trên địa bàn xã đã thường xuyên duy trì các mô hình, các điệu múa đặc sắc của dân tộc Khơ Mú trong các chương trình văn nghệ hay trong các giờ ra chơi, các học buổi ngoại khóa. Đoàn thanh niên đã xây dựng câu lạc bộ bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của người Khơ Mú, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ cho đoàn viên thanh niên và các em thiếu nhi”. Chị Phạm Thị Hồng Ngọc, Bí thư Đoàn xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn chia sẻ.
Với 18 dân tộc cùng sinh sống, Văn Chấn là huyện đa văn hóa, đa sắc tộc, với nhiều nét văn hóa đặc sắc, đặc trưng riêng có của mỗi dân tộc. Dù đời sống còn có những khó khăn nhưng những năm qua nhân dân Nghĩa Sơn luôn trân trọng, tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình. Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và ý thức bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc đã góp phần làm dày thêm kho báu văn hóa của người Khơ Mú nói riêng, văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung./.
Trần Van – Quang Sơn: Tung tâm TTVH Văn Chấn
Nghĩa Sơn là xã duy nhất ở huyện Văn Chấn có đồng bào dân tộc Khơ Mú sinh sống chiếm đa số. Những năm qua cùng với việc quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xã Nghĩa Sơn đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Qua đó, đã xây dựng văn hóa Khơ Mú trở thành biểu tượng độc đáo, đặc sắc riêng có trong đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Văn Chấn - Mường Lò.Nghệ nhân Vì Văn Sang, từ lâu đã được người dân Nghĩa Sơn ví như “pho tượng sống” của đồng bào Khơ Mú nơi đây. Bằng sự nhiệt huyết với văn hóa dân tộc và được sự động viên của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhiều năm qua ông Sang đã nỗ lực tìm tòi, sưu tầm, phục dựng các nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Khơ Mú để truyền dạy cho các thế hệ. Đến nay, ông cùng các nghệ nhân trong xã đã phục dựng hoàn thành được lễ hội Cầu Mùa của người Khơ Mú cùng nhiều mô hình, nhạc cụ, trang phục gắn liền với những lễ nghi, phong tục, tập quán trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của đồng bào. Nỗ lực của ông đã góp phần đưa văn hóa dân tộc Khơ Mú trở thành văn hóa đặc sắc, đặc trưng của các dân tộc ở Văn Chấn được tôn vinh trong các chương trình, lễ hội văn hóa lớn của tỉnh và của huyện.
Nghi lễ cầu mưa trong lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú , xã Nghĩa Sơn
Nghệ nhân Vì Văn Sang, thôn Nậm Tộc, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn chia sẻ: Việc sưu tầm và phục dựng lại các lễ hội truyền thống của dân tộc để bảo tồn và phát huy luôn đau đáu trong tôi, phải làm sao để truyền dạy lại cho thế hệ trẻ, đó là việc mà tôi đang làm và sẽ tiếp tục làm, để văn hoá người Khơ Mú không bị mai một theo thời gian…
Ông Sang cho biết thêm: Được ông truyền đạt, các phong tục như: "Tục lấy nước mới”, "Thờ cúng tổ tiên”, "Tục cưới xin” dần dần được thế hệ con cháu trong và ngoài dòng họ thực hiện và ngày càng phổ biến hơn.
Nghĩa Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, nơi có trên 400 hộ dân sinh sống trong đó trên 70% là đồng bào dân tộc Khơ Mú. So với cộng đồng 18 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện Văn Chấn, thì dân tộc Khơ Mú chỉ sinh sống tập trung tại xã Nghĩa Sơn và chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc Khơ Mú nơi đây luôn có ý thức giữ gìn bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc những nét đẹp trong văn hóa riêng biệt đặc sắc. Tiêu biểu phải kể đến lễ hội Cầu Mùa với những nghi lễ linh thiêng mang đậm văn hóa của cư dân nông nghiệp, hay như những trang phục độc đáo, những các trò chơi dân gian gắn liền với đời sống.
Ông Lương Văn Si, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn: Bác đã cùng các nghệ nhân khác trong xã phục dựng lại các điệu múa, nghi lễ trong ngày hội…đặc biệt là 6 điệu múa truyền thống gồm: múa chiêng, múa đánh đao, múa sạp, múa chọc lỗ tra hạt, múa lắc eo,múa cá lượn, múa vòng tròn, múa đuổi chim.…đều được Nghệ nhân Vì Văn Sang và các nghệ nhân cao tuổi trong xã phục dựng lại, biểu diễn trong các lễ hội của đồng bào Khơ Mú.
Các điệu múa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khơ Mú. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc, từ nhiều năm nay xã Nghĩa Sơn đã duy trì rất tốt các phong trào văn hóa văn nghệ. Đồng thời động viên các nghệ nhân phục dựng và tổ chức truyền dạy cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Với niềm tâm huyết của các nghệ nhân cùng tình yêu văn hóa, dân tộc, các thế hệ người dân Nghĩa Sơn luôn trân trọng, tự hào, mong muốn được góp sức để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Em Vì Thị Hải, thôn Nậm Tộc, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn cho biết: Em sẽ tích cực luyện tập và học hỏi thêm các điệu múa, em muốn giữ gìn nét đẹp văn hoá riêng có của dân tộc mình và truyền bá đến mọi người.
Việc phát huy vai trò người có uy tín truyền dạy cho thế hệ trẻ việc gìn giữ, bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc thông qua trang phục, làn điệu dân ca, dân vũ, ẩm thực, tiếng nói. Huy động nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện nếp sống văn hóa mới trong cưới hỏi, ma chay... góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần người dân trên địa bàn.
Trong giai đoạn tới, xã Nghĩa Sơn tiếp tục quan tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với việc quan tâm động viên nhân dân bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xã Nghĩa Sơn đã chỉ đạo các đơn vị trường học và tổ chức đoàn thanh niên xây dựng các mô hình, các câu lạc bộ thường xuyên duy trì, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để duy trì và truyền dạy cho các thế hệ. Trong các dịp lễ hội đầu xuân, lễ hội văn hóa du lịch Mường Lò, xã cũng tổ chức các lễ hội, động viên các nghệ nhân và nhân dân tham gia trình diễn để quảng bá những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc đến du khách gần xa.
“Đến nay, các đơn vị trường trên địa bàn xã đã thường xuyên duy trì các mô hình, các điệu múa đặc sắc của dân tộc Khơ Mú trong các chương trình văn nghệ hay trong các giờ ra chơi, các học buổi ngoại khóa. Đoàn thanh niên đã xây dựng câu lạc bộ bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của người Khơ Mú, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ cho đoàn viên thanh niên và các em thiếu nhi”. Chị Phạm Thị Hồng Ngọc, Bí thư Đoàn xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn chia sẻ.
Với 18 dân tộc cùng sinh sống, Văn Chấn là huyện đa văn hóa, đa sắc tộc, với nhiều nét văn hóa đặc sắc, đặc trưng riêng có của mỗi dân tộc. Dù đời sống còn có những khó khăn nhưng những năm qua nhân dân Nghĩa Sơn luôn trân trọng, tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình. Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và ý thức bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc đã góp phần làm dày thêm kho báu văn hóa của người Khơ Mú nói riêng, văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung./.
Trần Van – Quang Sơn: Tung tâm TTVH Văn Chấn