Mỗi dịp xuân về, nhiều lễ hội trên địa bàn tỉnh diễn ra, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái. Với việc tăng cường quản lý, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh tại lễ hội, công tác tổ chức và quản lý các lễ hội xuân những năm qua đã dần đi vào nền nếp, đảm bảo trang trọng, an toàn, tiết kiệm, văn minh, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của Nhân dân.
Nghi lễ cúng rừng được thực hiện dưới gốc cây Táu mật cổ thụ
Trong dịp đầu Xuân Giáp Thìn trên địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra trên 40 điểm lễ hội truyền thống, trong đó có 04 điểm lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp Quốc gia: Lễ hội đền Đông Cuông (xã Đông Cuông), lễ hội đền Nhược Sơn (xã Châu Quế Hạ), huyện Văn Yên; lễ hội đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên và lễ hội đền Thác Bà, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình; một số điểm lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương do cấp xã quản lý, tổ chức như: Lễ hội Lồng Tồng (Xuống Đồng) của dân tộc Tày, Thái, Nùng; lễ hội Cầu Mùa của dân tộc Dao, Tày, Khơ Mú; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội Rằm tháng Giêng của dân tộc Thái…; một số lễ hội diễn ra tại các điểm di tích lịch sử - văn hoá như: Đền Trái Đó, đình Trạng, đình Ngòi A (huyện Văn Yên); đền Hoá Cuông, đền Hạ Bằng La, đền Quy Mông, đình làng Dọc (huyện Trấn Yên); đình, đền, chùa Nam Cường (thành phố Yên Bái); đình Ba Chãng, đình Khả Lĩnh, đình Phúc Hòa (huyện Yên Bình); đình Bản Phố, đình Làng Xóa, đền Suối Tiên (huyện Lục Yên)… Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng đều có điểm chung là cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, thể hiện lòng tôn kính của người dân địa phương đối với các bậc tiền nhân có công với dân tộc, với quê hương, đất nước, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước…
Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Mông gắn với phát triển du lịch, ngày 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng Giáp Thìn), tại huyện Trạm Tấu đã diễn ra lễ hội Gầu Tào năm 2024. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của huyện vùng cao Trạm Tấu, thể hiện đặc sắc các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Mông nói chung, của người Mông Trạm Tấu nói riêng. Lễ hội Gầu Tào của người Mông là lễ cúng tạ ơn thần linh, thổ địa, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn... Nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong Lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây nêu ở trung tâm nơi tổ chức lễ hội, hướng cây nêu về phía mặt trời mọc với nhiều ước nguyện: tạ ơn thần Núi, thần đất, thần Trời, thần Suối đã cho đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu một năm nhiều tốt lành, mùa màng bội thu và cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ độ trì cho đồng bào một năm mới nhiều may mắn. Sau khi phần lễ được thực hiện trang trọng theo phong tục dân tộc Mông, phần hội gồm các tiết mục văn nghệ và các môn thể thao truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, đánh quay, lẩy pao, các trò chơi dân gian của dân tộc Mông và thi giã bánh dày thu hút đông đảo nhân dân ở 10 xã vùng cao của huyện tham gia. Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn nâng cao đời sống tinh thần cho người dân thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Mông huyện Trạm Tấu nói riêng và các tỉnh vùng cao Tây Bắc nói chung. Qua đó để cùng nêu cao trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của Lễ hội.
Tại huyện Văn Yên, lễ hội Tết rừng Nà Hẩu diễn ra trong 02 ngày 8 và 9/3 (tức 28 và 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc truyền thống của đồng bào Mông Nà Hẩu. Mở đầu lễ hội là nghi lễ rước lễ vật lên khu rừng cấm. Nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ diễn ra trước cửa rừng, dưới gốc cây táu mật cổ thụ. Lễ vật để dâng cúng thần rừng gồm một cặp gà trống - mái, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản. Lợn đen được giao cho hai chàng trai và hai cô gái khiêng từ Ủy ban nhân dân xã lên khu rừng cấm. Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, lần lượt quay về 4 phía gõ mõ và khấn mời thần linh chứng giám, hưởng lễ vật, phù hộ, ban lộc rừng cho người dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu… Du khách còn được tham gia trò chơi dân gian, thưởng thức tiết mục kèn môi, kèn lá, múa khèn, múa gậy sênh tiền, hát đối do chính những chàng trai, cô gái Mông biểu diễn; tham quan, trải nghiệm mô hình rèn cơ khí truyền thống của người Mông; thêu thổ cẩm trang phục người Mông. Khách du lịch còn được chiêm ngưỡng những cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ với hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú, không khí trong lành mát mẻ; ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ của các hang động, thác nước kỳ vĩ; đặc biệt là có cơ hội săn mây trên đỉnh núi Ba Khuy hùng vĩ, trùng điệp...
Tại huyện Lục Yên, trong 02 ngày 24 và 25/2 (tức 15 và 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), đã diễn ra Lễ hội đền Đại Cại năm 2024 thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự. Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được diễn ra với các nghi lễ truyền thống như: lễ tụng kinh, niệm Phật, cúng Thiên địa; dâng hương tại Đài tưởng niệm xã Tân Lĩnh, dâng hương tại khu thành cổ Bến Lăn và Lễ dâng hương tại đền Đại Cại được tổ chức với đầy đủ thành phần chủ lễ, phó chủ lễ, các đội tế cùng lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã và đông đảo nhân dân, du khách thập phương. Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc của nhân dân các dân tộc Lục Yên như: ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, kéo co, đánh quay, nhảy bao bố, thi đấu bóng chuyền da nam, thi câu cá trên dòng sông Chảy, thi leo núi Vua Áo Đen và các trò chơi dân gian: đánh chuyền, rải ranh, chơi chắt, nhảy dây, đánh yến, ô ăn quan và đêm văn nghệ, đốt lửa trại… Lễ hội đền Đại Cại được tổ chức nhằm để tưởng nhớ công ơn những bậc tiền nhân đã có công khai sơn phá thạch, chiêu dân, lập làng mở chợ, xây dựng thành lũy, giữ yên bờ cõi từ thời Lý - Trần.
Ngoài ra, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã tổ chức một số lễ hội tiêu biểu tại các di tích lịch sử văn hóa như: lễ hội đền Nhược Sơn, lễ hội đền đền Đông Cuông, lễ hội đền Tuần Quán, lễ hội đền Nam Cường, lễ hội đền Thác Bà, lễ hội Đình làng Dọc… Các lễ hội dân gian như: Lễ hội xuống đồng, xên bản, xên mường của đồng bào dân tộc Tày, Thái; lễ hội Cầu mùa của đồng bào dân tộc Khơ Mú…
Nét đẹp văn hóa mà lễ hội mang lại là truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, góp phần bồi đắp cho con người lòng nhân ái, biết yêu thương nhau, trọng hiếu nghĩa, bảo tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc, là cốt lõi về giá trị đạo đức hướng con người đến chân - thiện - mỹ. Chính vì thế, chúng ta phải coi các lễ hội như một kho tàng di sản văn hóa quý giá đối với mỗi người dân. Đến với lễ hội không phải là vì lợi ích cá nhân, không phải vì thương mại hóa mà đến với lễ hội bằng tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công đức của các bậc thánh thần đã có công xây dựng và bảo vệ làng, bản, quê hương, đất nước và tham gia vui hội bằng những ứng xử có văn hóa. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có trong lễ hội cần được gìn giữ và phát huy./.
Hoàng Anh - Phòng NSVH
Mỗi dịp xuân về, nhiều lễ hội trên địa bàn tỉnh diễn ra, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái. Với việc tăng cường quản lý, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh tại lễ hội, công tác tổ chức và quản lý các lễ hội xuân những năm qua đã dần đi vào nền nếp, đảm bảo trang trọng, an toàn, tiết kiệm, văn minh, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của Nhân dân.Trong dịp đầu Xuân Giáp Thìn trên địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra trên 40 điểm lễ hội truyền thống, trong đó có 04 điểm lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp Quốc gia: Lễ hội đền Đông Cuông (xã Đông Cuông), lễ hội đền Nhược Sơn (xã Châu Quế Hạ), huyện Văn Yên; lễ hội đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên và lễ hội đền Thác Bà, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình; một số điểm lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương do cấp xã quản lý, tổ chức như: Lễ hội Lồng Tồng (Xuống Đồng) của dân tộc Tày, Thái, Nùng; lễ hội Cầu Mùa của dân tộc Dao, Tày, Khơ Mú; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội Rằm tháng Giêng của dân tộc Thái…; một số lễ hội diễn ra tại các điểm di tích lịch sử - văn hoá như: Đền Trái Đó, đình Trạng, đình Ngòi A (huyện Văn Yên); đền Hoá Cuông, đền Hạ Bằng La, đền Quy Mông, đình làng Dọc (huyện Trấn Yên); đình, đền, chùa Nam Cường (thành phố Yên Bái); đình Ba Chãng, đình Khả Lĩnh, đình Phúc Hòa (huyện Yên Bình); đình Bản Phố, đình Làng Xóa, đền Suối Tiên (huyện Lục Yên)… Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng đều có điểm chung là cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, thể hiện lòng tôn kính của người dân địa phương đối với các bậc tiền nhân có công với dân tộc, với quê hương, đất nước, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước…
Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Mông gắn với phát triển du lịch, ngày 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng Giáp Thìn), tại huyện Trạm Tấu đã diễn ra lễ hội Gầu Tào năm 2024. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của huyện vùng cao Trạm Tấu, thể hiện đặc sắc các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Mông nói chung, của người Mông Trạm Tấu nói riêng. Lễ hội Gầu Tào của người Mông là lễ cúng tạ ơn thần linh, thổ địa, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn... Nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong Lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây nêu ở trung tâm nơi tổ chức lễ hội, hướng cây nêu về phía mặt trời mọc với nhiều ước nguyện: tạ ơn thần Núi, thần đất, thần Trời, thần Suối đã cho đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu một năm nhiều tốt lành, mùa màng bội thu và cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ độ trì cho đồng bào một năm mới nhiều may mắn. Sau khi phần lễ được thực hiện trang trọng theo phong tục dân tộc Mông, phần hội gồm các tiết mục văn nghệ và các môn thể thao truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, đánh quay, lẩy pao, các trò chơi dân gian của dân tộc Mông và thi giã bánh dày thu hút đông đảo nhân dân ở 10 xã vùng cao của huyện tham gia. Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn nâng cao đời sống tinh thần cho người dân thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Mông huyện Trạm Tấu nói riêng và các tỉnh vùng cao Tây Bắc nói chung. Qua đó để cùng nêu cao trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của Lễ hội.
Lễ hội Gầu Tào
Tại huyện Văn Yên, lễ hội Tết rừng Nà Hẩu diễn ra trong 02 ngày 8 và 9/3 (tức 28 và 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc truyền thống của đồng bào Mông Nà Hẩu. Mở đầu lễ hội là nghi lễ rước lễ vật lên khu rừng cấm. Nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ diễn ra trước cửa rừng, dưới gốc cây táu mật cổ thụ. Lễ vật để dâng cúng thần rừng gồm một cặp gà trống - mái, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản. Lợn đen được giao cho hai chàng trai và hai cô gái khiêng từ Ủy ban nhân dân xã lên khu rừng cấm. Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, lần lượt quay về 4 phía gõ mõ và khấn mời thần linh chứng giám, hưởng lễ vật, phù hộ, ban lộc rừng cho người dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu… Du khách còn được tham gia trò chơi dân gian, thưởng thức tiết mục kèn môi, kèn lá, múa khèn, múa gậy sênh tiền, hát đối do chính những chàng trai, cô gái Mông biểu diễn; tham quan, trải nghiệm mô hình rèn cơ khí truyền thống của người Mông; thêu thổ cẩm trang phục người Mông. Khách du lịch còn được chiêm ngưỡng những cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ với hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú, không khí trong lành mát mẻ; ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ của các hang động, thác nước kỳ vĩ; đặc biệt là có cơ hội săn mây trên đỉnh núi Ba Khuy hùng vĩ, trùng điệp...
Tại huyện Lục Yên, trong 02 ngày 24 và 25/2 (tức 15 và 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), đã diễn ra Lễ hội đền Đại Cại năm 2024 thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự. Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được diễn ra với các nghi lễ truyền thống như: lễ tụng kinh, niệm Phật, cúng Thiên địa; dâng hương tại Đài tưởng niệm xã Tân Lĩnh, dâng hương tại khu thành cổ Bến Lăn và Lễ dâng hương tại đền Đại Cại được tổ chức với đầy đủ thành phần chủ lễ, phó chủ lễ, các đội tế cùng lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã và đông đảo nhân dân, du khách thập phương. Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc của nhân dân các dân tộc Lục Yên như: ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, kéo co, đánh quay, nhảy bao bố, thi đấu bóng chuyền da nam, thi câu cá trên dòng sông Chảy, thi leo núi Vua Áo Đen và các trò chơi dân gian: đánh chuyền, rải ranh, chơi chắt, nhảy dây, đánh yến, ô ăn quan và đêm văn nghệ, đốt lửa trại… Lễ hội đền Đại Cại được tổ chức nhằm để tưởng nhớ công ơn những bậc tiền nhân đã có công khai sơn phá thạch, chiêu dân, lập làng mở chợ, xây dựng thành lũy, giữ yên bờ cõi từ thời Lý - Trần.
Ngoài ra, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã tổ chức một số lễ hội tiêu biểu tại các di tích lịch sử văn hóa như: lễ hội đền Nhược Sơn, lễ hội đền đền Đông Cuông, lễ hội đền Tuần Quán, lễ hội đền Nam Cường, lễ hội đền Thác Bà, lễ hội Đình làng Dọc… Các lễ hội dân gian như: Lễ hội xuống đồng, xên bản, xên mường của đồng bào dân tộc Tày, Thái; lễ hội Cầu mùa của đồng bào dân tộc Khơ Mú…
Nét đẹp văn hóa mà lễ hội mang lại là truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, góp phần bồi đắp cho con người lòng nhân ái, biết yêu thương nhau, trọng hiếu nghĩa, bảo tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc, là cốt lõi về giá trị đạo đức hướng con người đến chân - thiện - mỹ. Chính vì thế, chúng ta phải coi các lễ hội như một kho tàng di sản văn hóa quý giá đối với mỗi người dân. Đến với lễ hội không phải là vì lợi ích cá nhân, không phải vì thương mại hóa mà đến với lễ hội bằng tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công đức của các bậc thánh thần đã có công xây dựng và bảo vệ làng, bản, quê hương, đất nước và tham gia vui hội bằng những ứng xử có văn hóa. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có trong lễ hội cần được gìn giữ và phát huy./.
Các bài khác
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên về phối hợp triển khai nhiệm vụ văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện năm 2024 (08/04/2024)
- Hội nghị: Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về gắn bó mật thiết với nhân dân, chăm lo, bảo vệ lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” (26/03/2024)
- Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (29/02/2024)
- Triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024 (29/02/2024)
- Đảm bảo mùa lễ hội xuân an toàn, văn minh, lành mạnh (21/02/2024)
- Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn trên địa bàn tỉnh Yên Bái (31/01/2024)
- Phát động phong trào thi đua yêu nước Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024 (31/01/2024)
- Xây dựng gia đình văn hóa – nền tảng hình thành con người văn hóa (19/01/2024)
- Thực hiện tiêu chí nổi trội nhất về văn hóa trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình (19/01/2024)
- Yên Bái hướng tới mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân (19/01/2024)
Xem thêm »