Hiện nay, Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái do đó việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phong phú đó đòi hỏi cần có những công cụ, phương thức quản lý khoa học, hiện đại và việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là công cụ hữu hiệu nhất để duy trì, gìn giữ, phát huy và nâng tầm các giá trị di sản, văn hóa truyền thống đã được Trung tâm áp dụng từ nhiều năm qua.
Viên chức Trung tâm QLDT và PTDL cập nhật thông tin các hồ sơ di tích đã xếp hạng các cấp trên địa bàn theo phần mềm quản lý di tích
Tính đến tháng 9 năm 2024, tỉnh Yên bái có 139 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia, 126 di tích cấp tỉnh và 76 di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn các cấp, trong đó, có 01 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 09 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 04 di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn theo Chương trình mục tiêu quốc gia; 62 chuyên đề bảo tồn di sản văn hóa. Ngoài ra, qua kết quả kiểm kê ban đầu, toàn tỉnh có hơn 700 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và hơn 500 di sản văn hóa phi vật thể.
Đối với hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: từ năm 2015-2016, Trung tâm đã cử cán bộ tập huấn và cập nhật các hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục phi vật thể cấp quốc gia trên trang thông tin http://dsvhpvt.dsvh.gov.vn/Home.aspx của Cục Di sản văn hóa. Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm đã phân công 01 viên chức phối hợp với cán bộ phụ trách của Cục Di sản văn hóa thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin, dữ liệu về các hồ sơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo phần mềm quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa để phục vụ công tác tra cứu, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể trên trang thông tin của Cục.
Đối với hồ sơ khoa học di tích các cấp: Từ năm 2022, Trung tâm đã cử cán bộ tham gia tập huấn và cập nhật các hồ sơ khoa học di tích của tỉnh Yên Bái trên trang thông tin http://ditich.dsvh.gov.vn/login của Cục Di sản văn hóa. Đến nay, Trung tâm đã phân công 02 viên chức thường xuyên cập nhật thông tin các hồ sơ di tích đã xếp hạng các cấp trên địa bàn theo phần mềm quản lý di tích trên, phục vụ công tác quản lý, tra cứu thông tin trên phạm vi toàn quốc.
Từ năm 2021 đến nay, đơn vị đã chủ động tiến hành số hóa các hồ sơ khoa học di sản và Kết quả, danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2023 bằng hình thức Scan các thành phần hồ sơ đã được công nhận các cấp để lưu trữ trên phần mềm Google Driver. Tính đến tháng 9 năm 2024, Trung tâm đã lưu trữ số được 134 hồ sơ di tích được xếp hạng các cấp và gần 71 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn các cấp trên máy tính, giúp công tác khai thác, quảng bá vốn di sản trên được nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo quá trình lưu trữ được lâu dài, hiệu quả.
Cùng với công tác số hóa trong công tác lưu trữ hồ sơ di tích, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng được áp dụng ngay khi xây dựng các hồ sơ di sản, điển hình là việc xác định tọa độ số và xây dựng bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trên các phần mềm quản lý chuyên dụng; việc lưu trữ số đối với các thành phần hồ sơ di sản như lý lịch khoa học, tập ảnh khảo tả, phim tư liệu, bản đồ đường dẫn đến di sản, … được thực hiện khoa học và ngày càng chuẩn hóa. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng giúp cho việc thực hiện số hóa để lưu trữ và sử dụng lâu dài trên các thiết bị điện tử cũng như việc chuyển đổi số để khai thác, quảng bá các thông tin về di sản trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu trong thời gian tới là 100% các di tích đã xếp hạng và di sản văn hóa phi vật thể đã được bảo tồn các cấp được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng công nghệ, đội ngũ viên chức Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch tiếp tục nâng cao kỹ năng chuyển đổi số nói chung và cập nhật các kỹ năng chuyển đổi số chuyên ngành di sản nói riêng, đồng thời có kế hoạch đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ phục vụ tốt công tác chuyển môn trong giai đoạn mới./.
Nguyễn Kim Lê
Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch tỉnh Yên Bái
Hiện nay, Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái do đó việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phong phú đó đòi hỏi cần có những công cụ, phương thức quản lý khoa học, hiện đại và việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là công cụ hữu hiệu nhất để duy trì, gìn giữ, phát huy và nâng tầm các giá trị di sản, văn hóa truyền thống đã được Trung tâm áp dụng từ nhiều năm qua.Tính đến tháng 9 năm 2024, tỉnh Yên bái có 139 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia, 126 di tích cấp tỉnh và 76 di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn các cấp, trong đó, có 01 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 09 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 04 di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn theo Chương trình mục tiêu quốc gia; 62 chuyên đề bảo tồn di sản văn hóa. Ngoài ra, qua kết quả kiểm kê ban đầu, toàn tỉnh có hơn 700 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và hơn 500 di sản văn hóa phi vật thể.
Đối với hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: từ năm 2015-2016, Trung tâm đã cử cán bộ tập huấn và cập nhật các hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục phi vật thể cấp quốc gia trên trang thông tin http://dsvhpvt.dsvh.gov.vn/Home.aspx của Cục Di sản văn hóa. Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm đã phân công 01 viên chức phối hợp với cán bộ phụ trách của Cục Di sản văn hóa thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin, dữ liệu về các hồ sơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo phần mềm quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa để phục vụ công tác tra cứu, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể trên trang thông tin của Cục.
Đối với hồ sơ khoa học di tích các cấp: Từ năm 2022, Trung tâm đã cử cán bộ tham gia tập huấn và cập nhật các hồ sơ khoa học di tích của tỉnh Yên Bái trên trang thông tin http://ditich.dsvh.gov.vn/login của Cục Di sản văn hóa. Đến nay, Trung tâm đã phân công 02 viên chức thường xuyên cập nhật thông tin các hồ sơ di tích đã xếp hạng các cấp trên địa bàn theo phần mềm quản lý di tích trên, phục vụ công tác quản lý, tra cứu thông tin trên phạm vi toàn quốc.
Từ năm 2021 đến nay, đơn vị đã chủ động tiến hành số hóa các hồ sơ khoa học di sản và Kết quả, danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2023 bằng hình thức Scan các thành phần hồ sơ đã được công nhận các cấp để lưu trữ trên phần mềm Google Driver. Tính đến tháng 9 năm 2024, Trung tâm đã lưu trữ số được 134 hồ sơ di tích được xếp hạng các cấp và gần 71 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn các cấp trên máy tính, giúp công tác khai thác, quảng bá vốn di sản trên được nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo quá trình lưu trữ được lâu dài, hiệu quả.
Cùng với công tác số hóa trong công tác lưu trữ hồ sơ di tích, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng được áp dụng ngay khi xây dựng các hồ sơ di sản, điển hình là việc xác định tọa độ số và xây dựng bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trên các phần mềm quản lý chuyên dụng; việc lưu trữ số đối với các thành phần hồ sơ di sản như lý lịch khoa học, tập ảnh khảo tả, phim tư liệu, bản đồ đường dẫn đến di sản, … được thực hiện khoa học và ngày càng chuẩn hóa. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng giúp cho việc thực hiện số hóa để lưu trữ và sử dụng lâu dài trên các thiết bị điện tử cũng như việc chuyển đổi số để khai thác, quảng bá các thông tin về di sản trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu trong thời gian tới là 100% các di tích đã xếp hạng và di sản văn hóa phi vật thể đã được bảo tồn các cấp được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng công nghệ, đội ngũ viên chức Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch tiếp tục nâng cao kỹ năng chuyển đổi số nói chung và cập nhật các kỹ năng chuyển đổi số chuyên ngành di sản nói riêng, đồng thời có kế hoạch đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ phục vụ tốt công tác chuyển môn trong giai đoạn mới./.
Nguyễn Kim Lê
Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch tỉnh Yên Bái