Trong thời tiết se se lạnh, đây rồi cung đường ngoằn nghèo, quen thuộc đã hiện ra. Tôi là chiếc Xe Thư viện lưu động mang trong mình hơn 3000 bản sách chậm rãi đi trên con đường để đến với huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái. Tôi đã vượt hàng trăm km từ trung tâm Thành phố Yên Bái để đến với cảnh tuyệt đẹp của bạt ngàn sắc tím hoa chi pâu nở rộ, để đến với mây trắng lững lờ trên đỉnh núi Tà Chì Nhù, Tà Xùa. Đặc biệt là đến với những ánh mắt to tròn, ngây thơ đầy mong chờ của các em nhỏ yêu thương. Thỉnh thoảng, tôi bắt gặp những con trâu, con bò thong thả trên đường. Chúng như quen thuộc với tiếng con trâu sắt khổng lồ này nên vẫn thong dong, lững thững bước đi.
Những chuyến xe Thư viện lưu động mang ánh sáng tri thức đến với các em học sinh, bà con dân tộc thiểu số tại vùng cao của tỉnh Yên Bái
Ngược dòng thời gian trở lại đầu những năm 2000, Tôi là dự án hợp tác giữa tỉnh Val De Marne (CH Pháp) và tỉnh Yên Bái, chính thức đi vào hoạt động năm 2008. Khi dự án đang triển khai thực hiện, phía bạn Pháp có sang thăm và trực tiếp tham dự nhiều chương trình phục vụ đọc sách của xe. Các bạn nói dự án này hoạt động đạt hiệu quả rất tốt. Sau khi kết thúc dự án, mặc dù là tỉnh nghèo và còn nhiều khó khăn nhưng Yên Bái hàng năm vẫn cấp kinh phí cho xe hoạt động. Bởi để “xây dựng Yên Bái xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” thì luôn luôn học tập và ghi nhớ theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học”(1) và bởi “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia”(2).
Từ đó đến nay, đã gần 20 năm, Tôi không thể đếm xuể đã có bao nhiêu chuyến hành trình với hàng nghìn, vạn sách, báo đến với đồng bào các dân tộc của tỉnh nhà. Lên Trạm Tấu lần này, mời các bạn cùng dừng chân một trong những chuyến hành trình của xe. Điểm trường đầu tiên phục vụ là Trường Bản Công (Trạm Tấu). Đường lên trường có nhiều đào rừng bắt đầu chúm chím nụ. Học sinh đang trong giờ ra chơi, các gương mặt thơ ngây dừng chơi, nhìn ngắm và chờ đợi. Tôi với công việc quen thuộc trong nhiều năm qua là phục vụ các em học sinh đọc sách, tra cứu thông tin và hướng dẫn đọc. Sau khi giúp các em chọn sách, đọc sách, Tôi chợt thấy có một em học sinh vừa đọc vừa đưa tay lên lau nước mắt. Em đang đọc cuốn sách “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng mô tả về cuộc sống thời thơ ấu của cậu bé Nguyễn Sinh Cung sinh trưởng trong một gia đình ở xứ Nghệ. Nhà văn mô tả sống động về cuộc sống gia đình gắn liền với làng quê Nghệ An giàu truyền thống yêu nước nuôi dưỡng ý chí của một nhân cách rất lớn, một vị lãnh tụ vĩ đại sau này đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tôi thấy 2 bạn học sinh nói chuyện với nhau: - Một bạn nói: Liếng (chỉ bạn đang đọc cuốn sách Búp sen xanh) rất thích đọc cuốn sách này và lần nào đọc đến đoạn cậu bé Nguyễn Sinh Cung bế em đi xin sữa cũng khóc. Còn mày thích đọc sách không? Bạn bên cạnh trả lời: Tớ có thích đọc truyện tranh, truyện cổ tích. Tớ thích đọc sách vì thấy sách như là bạn của mình!
Tôi thầm hy vọng: Em đọc sách để hiểu biết, cố gắng học, về giúp bố mẹ làm kinh tế để cuộc sống không khổ nữa nhé! Nhìn cậu bé cười tủm tỉm khi đọc sách, tôi thấy một niềm vui dâng trào.
Tạm biệt trường Bản Công, xe thư viện đến trường Bản Hát. Trường này có thư viện nhỏ xinh để cho các em học sinh đọc sách. Một số mái đầu của các em học sinh chụm lại cùng đọc một cuốn sách và cười rúc rích. Ở một góc khác tôi thấy một số em đang thích thú đọc “Người thu gió”. Đây là cuốn hồi ký, mà ở đó nhân vật chính – cũng là đồng tác giả - William Kamkwamba, kể về chặng đường đời từ cậu bé nghèo ở một quốc gia Châu Phi kém phát triển trở thành một hình mẫu vượt lên số phận bằng lòng đam mê đọc sách và quan trọng hơn cả là thực hành làm đúng như tinh thần giáo dục STEM. William Kamkwamba sinh ra tại nơi mà ma thuật vẫn thống trị, còn khoa học là điều bí ẩn. Đây cũng là vùng đất kiệt quệ vì hạn hán và nạn đói. Nhưng cậu đã đọc về các guồng gió và mơ ước dựng một guồng gió để mang lại cho ngôi làng nhỏ của mình hai thứ xa xỉ điện và nước máy. Sinh ra và lớn lên ở một nơi như vậy nhưng cậu bé rất đam mê đọc sách. Từ một chồng sách khoa học tại thư viện, một chút kim loại vụn cùng trí tò mò và lòng quyết tâm, cậu bé bắt đầu tạo nên một cỗ máy “cối xay gió”.
Từ những trải nghiệm và chứng kiến của mình, Tôi muốn đưa thật nhiều sách đến với các em học sinh. Bởi khi đến với sách, các em như đến với một người bạn tin cậy và sẽ thấy bóng dáng của mình trong đó, để nuôi dưỡng những khát vọng và đam mê trong thông điệp nhờ sách mà vượt lên số phận, sẻ chia, giúp đỡ con người.
Tại điểm trường thị trấn Trạm Tấu, cô giáo hiệu trưởng ở đây còn trẻ nhưng rất nhiệt tình và thích đọc sách. Cô cùng các thầy cô khác hướng dẫn cho các em học sinh ra ngồi ở sân trường dưới bóng các cây để đọc sách. Đây chính là những phút giây thư giãn giải trí và học hỏi được nhiều điều từ sách của cô trò.
Khi chúng tôi tạm biệt các em ra về, một số em lưu luyến hỏi: “Xe Thư viện ơi, bao giờ bạn sẽ đến”. Vui quá! Hẹn các em một ngày gần nhất nhé.
Sách sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều như vậy và nhiều hơn nữa. Vì vậy, trong chuyến hành trình này, Tôi với phương châm Sách hay tìm bạn đọc tiếp tục ra mắt các tủ sách “Thắp sáng ước mơ” tại các trường, cơ quan trên chặng đường phục vụ sách, báo của mình. Mỗi tủ sách, Thư viện tỉnh Yên Bái đã trao tặng 200 đến 400 bản sách làm vốn tài liệu ban đầu.
Chiều dần buông, cũng là lúc Tôi trở về sau khi kết thúc một hành trình phục vụ sách cho huyện Trạm Tấu. Tạm biệt Trạm Tấu, Tôi sẽ tiếp tục lên đường để tới huyện Mù Cang Chải, đến với ruộng bậc thang óng ánh dưới ánh nắng vàng, đến với màu vàng của đất trời hòa quyện với màu xanh của rừng núi đập cùng trái tim mộc mạc, bình dị của bà con nơi đây để tạo nên một Mù Cang Chải đẹp mê hồn, lãng mạn và hùng vĩ.
Trong rất nhiều năm qua, Tôi luôn quen thuộc với các cung đường để đến với các trường học, cơ quan, đơn vị của 9 huyện, thị xã trong tỉnh Yên Bái. Lặng thầm và cần mẫn từng ngày, đồng nghiệp và Tôi mặc trời mưa phùn, gió buốt, nắng gắt bão bùng vẫn đều đặn mang sách đến với người dân và các em học sinh. Bởi có niềm tin rằng: “Vào khoảnh khắc mà chúng ta thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn”(3). Và chúng tôi mong muốn mang đến sự thay đổi đó, sự thay đổi theo cách tốt đẹp hơn. Một hy vọng vào tương lai theo lời dạy của Bác “chịu cực khổ, khó nhọc, hy sinh phấn đấu, để mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào, để xây đắp nền văn hóa cho dân tộc”(4). Tôi nghĩ: “dẫu có thầm lặng nhưng cũng không ít niềm vui” vì mạch nước ngầm không thể nhìn thấy nhưng có vai trò vô cùng to lớn, giúp cho cây phát triển, suối róc rách chảy, hoa cỏ đua nở và ngát hương.
“Hoa tớ dày của quê hương Trạm Tấu. Kiên cường trong gió lạnh nở đón xuân”. Đồng nghiệp ngồi trên xe ngâm nga câu thơ tự sáng tác.
Mùa Xuân đang về!
Ghi chép của Xe Thư viện lưu động.
Nguyễn Thị Thái - Thư viện tỉnh
Trong thời tiết se se lạnh, đây rồi cung đường ngoằn nghèo, quen thuộc đã hiện ra. Tôi là chiếc Xe Thư viện lưu động mang trong mình hơn 3000 bản sách chậm rãi đi trên con đường để đến với huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái. Tôi đã vượt hàng trăm km từ trung tâm Thành phố Yên Bái để đến với cảnh tuyệt đẹp của bạt ngàn sắc tím hoa chi pâu nở rộ, để đến với mây trắng lững lờ trên đỉnh núi Tà Chì Nhù, Tà Xùa. Đặc biệt là đến với những ánh mắt to tròn, ngây thơ đầy mong chờ của các em nhỏ yêu thương. Thỉnh thoảng, tôi bắt gặp những con trâu, con bò thong thả trên đường. Chúng như quen thuộc với tiếng con trâu sắt khổng lồ này nên vẫn thong dong, lững thững bước đi.Ngược dòng thời gian trở lại đầu những năm 2000, Tôi là dự án hợp tác giữa tỉnh Val De Marne (CH Pháp) và tỉnh Yên Bái, chính thức đi vào hoạt động năm 2008. Khi dự án đang triển khai thực hiện, phía bạn Pháp có sang thăm và trực tiếp tham dự nhiều chương trình phục vụ đọc sách của xe. Các bạn nói dự án này hoạt động đạt hiệu quả rất tốt. Sau khi kết thúc dự án, mặc dù là tỉnh nghèo và còn nhiều khó khăn nhưng Yên Bái hàng năm vẫn cấp kinh phí cho xe hoạt động. Bởi để “xây dựng Yên Bái xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” thì luôn luôn học tập và ghi nhớ theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học”(1) và bởi “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia”(2).
Lễ khai trương xe Thư viện lưu động - Dự án hợp tác giữa tỉnh Yên Bái và tỉnh Val De Marne (Cộng hoà Pháp)
Từ đó đến nay, đã gần 20 năm, Tôi không thể đếm xuể đã có bao nhiêu chuyến hành trình với hàng nghìn, vạn sách, báo đến với đồng bào các dân tộc của tỉnh nhà. Lên Trạm Tấu lần này, mời các bạn cùng dừng chân một trong những chuyến hành trình của xe. Điểm trường đầu tiên phục vụ là Trường Bản Công (Trạm Tấu). Đường lên trường có nhiều đào rừng bắt đầu chúm chím nụ. Học sinh đang trong giờ ra chơi, các gương mặt thơ ngây dừng chơi, nhìn ngắm và chờ đợi. Tôi với công việc quen thuộc trong nhiều năm qua là phục vụ các em học sinh đọc sách, tra cứu thông tin và hướng dẫn đọc. Sau khi giúp các em chọn sách, đọc sách, Tôi chợt thấy có một em học sinh vừa đọc vừa đưa tay lên lau nước mắt. Em đang đọc cuốn sách “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng mô tả về cuộc sống thời thơ ấu của cậu bé Nguyễn Sinh Cung sinh trưởng trong một gia đình ở xứ Nghệ. Nhà văn mô tả sống động về cuộc sống gia đình gắn liền với làng quê Nghệ An giàu truyền thống yêu nước nuôi dưỡng ý chí của một nhân cách rất lớn, một vị lãnh tụ vĩ đại sau này đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xe Thư viện lưu động phục vụ các em học sinh tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học
và Trung học cơ sở Bản Công, huyện Trạm Tấu
Tôi thấy 2 bạn học sinh nói chuyện với nhau: - Một bạn nói: Liếng (chỉ bạn đang đọc cuốn sách Búp sen xanh) rất thích đọc cuốn sách này và lần nào đọc đến đoạn cậu bé Nguyễn Sinh Cung bế em đi xin sữa cũng khóc. Còn mày thích đọc sách không? Bạn bên cạnh trả lời: Tớ có thích đọc truyện tranh, truyện cổ tích. Tớ thích đọc sách vì thấy sách như là bạn của mình!
Tôi thầm hy vọng: Em đọc sách để hiểu biết, cố gắng học, về giúp bố mẹ làm kinh tế để cuộc sống không khổ nữa nhé! Nhìn cậu bé cười tủm tỉm khi đọc sách, tôi thấy một niềm vui dâng trào.
Tạm biệt trường Bản Công, xe thư viện đến trường Bản Hát. Trường này có thư viện nhỏ xinh để cho các em học sinh đọc sách. Một số mái đầu của các em học sinh chụm lại cùng đọc một cuốn sách và cười rúc rích. Ở một góc khác tôi thấy một số em đang thích thú đọc “Người thu gió”. Đây là cuốn hồi ký, mà ở đó nhân vật chính – cũng là đồng tác giả - William Kamkwamba, kể về chặng đường đời từ cậu bé nghèo ở một quốc gia Châu Phi kém phát triển trở thành một hình mẫu vượt lên số phận bằng lòng đam mê đọc sách và quan trọng hơn cả là thực hành làm đúng như tinh thần giáo dục STEM. William Kamkwamba sinh ra tại nơi mà ma thuật vẫn thống trị, còn khoa học là điều bí ẩn. Đây cũng là vùng đất kiệt quệ vì hạn hán và nạn đói. Nhưng cậu đã đọc về các guồng gió và mơ ước dựng một guồng gió để mang lại cho ngôi làng nhỏ của mình hai thứ xa xỉ điện và nước máy. Sinh ra và lớn lên ở một nơi như vậy nhưng cậu bé rất đam mê đọc sách. Từ một chồng sách khoa học tại thư viện, một chút kim loại vụn cùng trí tò mò và lòng quyết tâm, cậu bé bắt đầu tạo nên một cỗ máy “cối xay gió”.
Các em học sinh của trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Bản Hát, huyện Trạm Tấu
đang thỏa niềm đam mê đọc sách trên xe Thư viện lưu động tỉnh Yên Bái
Từ những trải nghiệm và chứng kiến của mình, Tôi muốn đưa thật nhiều sách đến với các em học sinh. Bởi khi đến với sách, các em như đến với một người bạn tin cậy và sẽ thấy bóng dáng của mình trong đó, để nuôi dưỡng những khát vọng và đam mê trong thông điệp nhờ sách mà vượt lên số phận, sẻ chia, giúp đỡ con người.
Tại điểm trường thị trấn Trạm Tấu, cô giáo hiệu trưởng ở đây còn trẻ nhưng rất nhiệt tình và thích đọc sách. Cô cùng các thầy cô khác hướng dẫn cho các em học sinh ra ngồi ở sân trường dưới bóng các cây để đọc sách. Đây chính là những phút giây thư giãn giải trí và học hỏi được nhiều điều từ sách của cô trò.
Khi chúng tôi tạm biệt các em ra về, một số em lưu luyến hỏi: “Xe Thư viện ơi, bao giờ bạn sẽ đến”. Vui quá! Hẹn các em một ngày gần nhất nhé.
Sách sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều như vậy và nhiều hơn nữa. Vì vậy, trong chuyến hành trình này, Tôi với phương châm Sách hay tìm bạn đọc tiếp tục ra mắt các tủ sách “Thắp sáng ước mơ” tại các trường, cơ quan trên chặng đường phục vụ sách, báo của mình. Mỗi tủ sách, Thư viện tỉnh Yên Bái đã trao tặng 200 đến 400 bản sách làm vốn tài liệu ban đầu.
Thư viện tỉnh Yên Bái phối hợp với trường PTDTBT TH&THCS Bản Công, Trung tâm TTVH huyện Trạm Tấu
xây dựng Tủ sách Thắp sáng ước mơ hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024
Chiều dần buông, cũng là lúc Tôi trở về sau khi kết thúc một hành trình phục vụ sách cho huyện Trạm Tấu. Tạm biệt Trạm Tấu, Tôi sẽ tiếp tục lên đường để tới huyện Mù Cang Chải, đến với ruộng bậc thang óng ánh dưới ánh nắng vàng, đến với màu vàng của đất trời hòa quyện với màu xanh của rừng núi đập cùng trái tim mộc mạc, bình dị của bà con nơi đây để tạo nên một Mù Cang Chải đẹp mê hồn, lãng mạn và hùng vĩ.
Trong rất nhiều năm qua, Tôi luôn quen thuộc với các cung đường để đến với các trường học, cơ quan, đơn vị của 9 huyện, thị xã trong tỉnh Yên Bái. Lặng thầm và cần mẫn từng ngày, đồng nghiệp và Tôi mặc trời mưa phùn, gió buốt, nắng gắt bão bùng vẫn đều đặn mang sách đến với người dân và các em học sinh. Bởi có niềm tin rằng: “Vào khoảnh khắc mà chúng ta thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn”(3). Và chúng tôi mong muốn mang đến sự thay đổi đó, sự thay đổi theo cách tốt đẹp hơn. Một hy vọng vào tương lai theo lời dạy của Bác “chịu cực khổ, khó nhọc, hy sinh phấn đấu, để mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào, để xây đắp nền văn hóa cho dân tộc”(4). Tôi nghĩ: “dẫu có thầm lặng nhưng cũng không ít niềm vui” vì mạch nước ngầm không thể nhìn thấy nhưng có vai trò vô cùng to lớn, giúp cho cây phát triển, suối róc rách chảy, hoa cỏ đua nở và ngát hương.
Những chuyến xe Thư viện lưu động mang ánh sáng tri thức đến với các em học sinh,
bà con dân tộc thiểu số tại vùng cao của tỉnh Yên Bái
“Hoa tớ dày của quê hương Trạm Tấu. Kiên cường trong gió lạnh nở đón xuân”. Đồng nghiệp ngồi trên xe ngâm nga câu thơ tự sáng tác.
Mùa Xuân đang về!
Ghi chép của Xe Thư viện lưu động.
Nguyễn Thị Thái - Thư viện tỉnh