Yên Bái là một tỉnh miền núi với nhiều tộc người cùng sinh sống, trong đó người Mông có số dân khá đông chiếm 13,03% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung tại 40 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên. Ở Yên Bái, người Mông có 4 nhóm chính là: Mông Lềnh (tức Mông Hoa); Mông Đu (tức Mông đen); Mông Đơ (tức Mông trắng) và Mông Si (tức Mông đỏ). Tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn bảo tồn rất tốt vốn văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng được lưu truyền từ nhiều đời nay.
Bà Giàng Thị Mẩy, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đang thực hành Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải
Trong những giá trị văn hóa độc đáo đó, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hình hoa văn trên vải là một di sản được tộc người Mông thực hành và bảo lưu rất tốt. Những người phụ nữ Mông chính là tác giả của nghệ thuật tạo hình độc đáo này. Theo quan niệm của người Mông, đã là con gái thì ai cũng phải biết trồng lanh, dệt vải, se lanh in sáp, làm thổ cẩm, cả cuộc đời người phụ nữ Mông, gắn liền với công việc thêu thùa, may vá, dệt vải, vẽ, thêu hoa văn để tạo ra các sản phẩm thủ công đẹp cho bản thân, con cái, gia đình, dòng họ,… Qua quá trình trao truyền nghề, quá trình sáng tạo hoa văn của mỗi người phụ nữ Mông mà hoa văn cứ tiếp nối như một dòng chảy xuyên suốt lịch sử tồn tại của tộc người.
Để có được các nguyên liệu phục vụ cho quá trình tạo hình hoa văn trên vải, người Mông phải tạo ra sợi lanh, dệt thành tấm vải, tạo ra sáp ong và các loại bút vẽ, chảo nấu sáp, …Từ những cây lanh được đồng bào cắt về phơi khô, tước sợi, đem giã cho mềm rồi mới nối. Trước khi dệt vải, sợi lanh được đem ngâm với tro bếp. Tro bếp càng trắng bao nhiêu thì khi ngâm vỏ lanh càng trắng bấy nhiêu. Để miếng vải có được màu trắng tinh giúp tràm bám chắc hơn khi nhuộm, vải phải được giặt, phơi cẩn thận, sau đó là cho mặt vải bóng mịn.
Tiếp đó là công đoạn chế sáp ong để vẽ. Sáp ong dùng để vẽ hoa văn có ba màu khác nhau: Màu vàng, màu đen và màu trắng. Sáp ong lúc này là mực vẽ, khi bắt đầu vẽ lấy một lượng sáp đen vừa đủ, trộn đều với một lượng sáp vàng tương ứng cho sáp vào một chảo gang nhỏ, đường kính khoảng 10cm, có tay cầm và đặt lên bếp đun nhỏ lửa để sáp tan chảy dần ra và luôn phải giữ lửa đều ở nhiệt độ 50 - 60 độ sáp mới không bị khô.
Để vẽ sáp ong lên vải phải dùng bút vẽ. Cây bút vẽ sáp ong được thiết kế bởi một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm và hai lá đồng hình tam giác được nẹp vào thanh tre. Ở giữa hai lá đồng này có một ô trống nhỏ là nơi chứa sáp ong. Ngòi bút càng mỏng hoa văn vẽ càng đẹp và dễ, đối với người Mông ở tỉnh Yên Bái, có 03 loại bút vẽ truyền thống với nhiều kích cỡ khác nhau từ những bút nét đậm đến bút nét thanh, bút vẽ các loại hoa văn và 02 loại bút mới dùng để vẽ các hoa văn phức tạp hơn. Khi vẽ, người phụ nữ Mông đặt vải lên một tấm ván bằng phẳng và nhẵn, một đầu để phần đã vẽ xong, một đầu cuộn vải để tiếp tục vẽ, vẽ đến đâu cuốn đến đấy. Vẽ xong hoa văn thì đem vải đi nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi có màu sẫm, những chỗ vải trắng không có sáp ong sẽ nhuộm thành màu chàm còn chỗ có vẽ sáp ong nước chàm không thấm vào được sẽ trở thành màu trắng xanh, cứ để thế phơi khô, sau đó nhúng vào nước sôi, sáp sẽ tan ra, để lại những họa tiết trắng trên nền vải tối.
Người Mông vẽ hoa văn trên những mảng vải nhỏ, sau đó ghép lại với nhau tạo thành vai áo, thân váy hay tay áo, cổ áo, địu, khăn, … Các mẫu hoa văn trang trí phản ánh nhiều mặt của đời sống văn hóa cổ truyền. Tùy theo sự sáng tạo của mỗi người mà thể hiện những đồ án trang trí có phần khác nhau nhưng về tổng thể vẫn phải đảm bảo đầy đủ các hoa văn truyền thống và xác định những khuôn hình rõ ràng theo ô hình vuông, hình chữ nhật, hình quả trám hay dải vải tùy vào các vị trí khác nhau trên sản phẩm.
Một số loại hoa văn tiêu biểu của người Mông ở tỉnh Yên Bái được tạo hình từ sáp ong:
- Nhóm hoa văn hình hình học: Gồm các loại hoa văn đường gấp khúc, hoa văn đường thẳng song song, hoa văn hình vuông, hoa văn hình tam giác, hoa văn hình tròn, hoa văn hình dấu nhân.
- Nhóm hoa văn hình động, thực vật: Gồm các hoa văn hình con ốc, hoa văn hình con bướm, hoa văn hình móng gà, hoa văn hình con tằm, hoa văn hình con hến, hoa văn hình con chó nằm ngủ, hoa văn vết chân chó, hoa văn hình móng chân trâu, hoa văn hình mào gà, hoa văn vết chân chuột, hoa văn hình hoa bí, hoa văn hình hoa dưa, hoa văn hình lá cây thông, hoa văn hình lá cây dương sỉ, hoa văn hình hạt đậu tương, hoa văn hình khuỷu chân.
- Nhóm hoa văn hình các biểu tượng: Gồm có hoa văn hình mặt trăng, hoa văn hình mặt trời, hoa văn hình sao tám cánh, hoa văn ánh sáng, hoa văn hình bờ ruộng, rặng núi.
- Nhóm hoa văn hình công cụ, vật dụng: Gồm hoa văn hình cái cuốc, hoa văn hình chân ghế, hoa văn hình cái then cửa, …
Có thể nói, người Mông ở tỉnh Yên Bái còn bảo lưu được đầy đủ những môtip hoa văn truyền thống trong nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải. Hoa văn được tạo ra từ nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người Mông là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người. Bên cạnh đó nghệ thuật dung sáp ong tạo hoa văn trên vải là nét độc đáo, đăc trưng trong văn hóa của người Môn đã và đang được bảo lưu từ đời này sang đời khác. Để khẳng định giá trị di sản đồng thời có cơ sở pháp lý góp phần bảo tồn di sản bền vững thì tỉnh Yên Bái đã lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 10/11/2023, Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 3413/QĐ_BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tri thức dân gian Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thanh Lan – Trung tâm QLDT&PTDL
Yên Bái là một tỉnh miền núi với nhiều tộc người cùng sinh sống, trong đó người Mông có số dân khá đông chiếm 13,03% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung tại 40 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên. Ở Yên Bái, người Mông có 4 nhóm chính là: Mông Lềnh (tức Mông Hoa); Mông Đu (tức Mông đen); Mông Đơ (tức Mông trắng) và Mông Si (tức Mông đỏ). Tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn bảo tồn rất tốt vốn văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng được lưu truyền từ nhiều đời nay.Trong những giá trị văn hóa độc đáo đó, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hình hoa văn trên vải là một di sản được tộc người Mông thực hành và bảo lưu rất tốt. Những người phụ nữ Mông chính là tác giả của nghệ thuật tạo hình độc đáo này. Theo quan niệm của người Mông, đã là con gái thì ai cũng phải biết trồng lanh, dệt vải, se lanh in sáp, làm thổ cẩm, cả cuộc đời người phụ nữ Mông, gắn liền với công việc thêu thùa, may vá, dệt vải, vẽ, thêu hoa văn để tạo ra các sản phẩm thủ công đẹp cho bản thân, con cái, gia đình, dòng họ,… Qua quá trình trao truyền nghề, quá trình sáng tạo hoa văn của mỗi người phụ nữ Mông mà hoa văn cứ tiếp nối như một dòng chảy xuyên suốt lịch sử tồn tại của tộc người.
Để có được các nguyên liệu phục vụ cho quá trình tạo hình hoa văn trên vải, người Mông phải tạo ra sợi lanh, dệt thành tấm vải, tạo ra sáp ong và các loại bút vẽ, chảo nấu sáp, …Từ những cây lanh được đồng bào cắt về phơi khô, tước sợi, đem giã cho mềm rồi mới nối. Trước khi dệt vải, sợi lanh được đem ngâm với tro bếp. Tro bếp càng trắng bao nhiêu thì khi ngâm vỏ lanh càng trắng bấy nhiêu. Để miếng vải có được màu trắng tinh giúp tràm bám chắc hơn khi nhuộm, vải phải được giặt, phơi cẩn thận, sau đó là cho mặt vải bóng mịn.
Tiếp đó là công đoạn chế sáp ong để vẽ. Sáp ong dùng để vẽ hoa văn có ba màu khác nhau: Màu vàng, màu đen và màu trắng. Sáp ong lúc này là mực vẽ, khi bắt đầu vẽ lấy một lượng sáp đen vừa đủ, trộn đều với một lượng sáp vàng tương ứng cho sáp vào một chảo gang nhỏ, đường kính khoảng 10cm, có tay cầm và đặt lên bếp đun nhỏ lửa để sáp tan chảy dần ra và luôn phải giữ lửa đều ở nhiệt độ 50 - 60 độ sáp mới không bị khô.
Để vẽ sáp ong lên vải phải dùng bút vẽ. Cây bút vẽ sáp ong được thiết kế bởi một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm và hai lá đồng hình tam giác được nẹp vào thanh tre. Ở giữa hai lá đồng này có một ô trống nhỏ là nơi chứa sáp ong. Ngòi bút càng mỏng hoa văn vẽ càng đẹp và dễ, đối với người Mông ở tỉnh Yên Bái, có 03 loại bút vẽ truyền thống với nhiều kích cỡ khác nhau từ những bút nét đậm đến bút nét thanh, bút vẽ các loại hoa văn và 02 loại bút mới dùng để vẽ các hoa văn phức tạp hơn. Khi vẽ, người phụ nữ Mông đặt vải lên một tấm ván bằng phẳng và nhẵn, một đầu để phần đã vẽ xong, một đầu cuộn vải để tiếp tục vẽ, vẽ đến đâu cuốn đến đấy. Vẽ xong hoa văn thì đem vải đi nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi có màu sẫm, những chỗ vải trắng không có sáp ong sẽ nhuộm thành màu chàm còn chỗ có vẽ sáp ong nước chàm không thấm vào được sẽ trở thành màu trắng xanh, cứ để thế phơi khô, sau đó nhúng vào nước sôi, sáp sẽ tan ra, để lại những họa tiết trắng trên nền vải tối.
Người Mông vẽ hoa văn trên những mảng vải nhỏ, sau đó ghép lại với nhau tạo thành vai áo, thân váy hay tay áo, cổ áo, địu, khăn, … Các mẫu hoa văn trang trí phản ánh nhiều mặt của đời sống văn hóa cổ truyền. Tùy theo sự sáng tạo của mỗi người mà thể hiện những đồ án trang trí có phần khác nhau nhưng về tổng thể vẫn phải đảm bảo đầy đủ các hoa văn truyền thống và xác định những khuôn hình rõ ràng theo ô hình vuông, hình chữ nhật, hình quả trám hay dải vải tùy vào các vị trí khác nhau trên sản phẩm.
Một số loại hoa văn tiêu biểu của người Mông ở tỉnh Yên Bái được tạo hình từ sáp ong:
- Nhóm hoa văn hình hình học: Gồm các loại hoa văn đường gấp khúc, hoa văn đường thẳng song song, hoa văn hình vuông, hoa văn hình tam giác, hoa văn hình tròn, hoa văn hình dấu nhân.
- Nhóm hoa văn hình động, thực vật: Gồm các hoa văn hình con ốc, hoa văn hình con bướm, hoa văn hình móng gà, hoa văn hình con tằm, hoa văn hình con hến, hoa văn hình con chó nằm ngủ, hoa văn vết chân chó, hoa văn hình móng chân trâu, hoa văn hình mào gà, hoa văn vết chân chuột, hoa văn hình hoa bí, hoa văn hình hoa dưa, hoa văn hình lá cây thông, hoa văn hình lá cây dương sỉ, hoa văn hình hạt đậu tương, hoa văn hình khuỷu chân.
- Nhóm hoa văn hình các biểu tượng: Gồm có hoa văn hình mặt trăng, hoa văn hình mặt trời, hoa văn hình sao tám cánh, hoa văn ánh sáng, hoa văn hình bờ ruộng, rặng núi.
- Nhóm hoa văn hình công cụ, vật dụng: Gồm hoa văn hình cái cuốc, hoa văn hình chân ghế, hoa văn hình cái then cửa, …
Chứng nhận Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông
Có thể nói, người Mông ở tỉnh Yên Bái còn bảo lưu được đầy đủ những môtip hoa văn truyền thống trong nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải. Hoa văn được tạo ra từ nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người Mông là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người. Bên cạnh đó nghệ thuật dung sáp ong tạo hoa văn trên vải là nét độc đáo, đăc trưng trong văn hóa của người Môn đã và đang được bảo lưu từ đời này sang đời khác. Để khẳng định giá trị di sản đồng thời có cơ sở pháp lý góp phần bảo tồn di sản bền vững thì tỉnh Yên Bái đã lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 10/11/2023, Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 3413/QĐ_BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tri thức dân gian Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thanh Lan – Trung tâm QLDT&PTDL