Yên Bái là một tỉnh miền núi có bề dày lịch sử với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh là một trong những cơ quan lưu trữ vốn di sản văn hóa có giá trị đó. Đây là những di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương đã được lập hồ sơ khoa học, bảo tồn qua hàng chục năm, số di sản này, được đội ngũ cán bộ của Trung tâm ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, góp phần phát huy hiệu quả hơn quá trình lưu giữ, phát huy giá trị của những di sản văn hóa tiêu biểu này.
Cán bộ phòng Hành chính tổng hợp (TTQLDT&PTDL) scan hồ sơ khoa học di tích để lưu trữ số. (Ảnh: Ly Ly)
Tính đến tháng 9 năm 2023, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có 134 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia, 121 di tích cấp tỉnh; có 66 di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn các cấp, có 01 di sản văn hóa phi vật thể được Unesco ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 06 di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 04 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể bảo tồn theo chương trình mục tiêu quốc gia, 55 hồ sơ khoa học bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái.
Việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phong phú đó đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ trực tiếp tham mưu thực hiện công tác bảo tồn văn hóa của Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh. Đặc biệt cần có những công cụ, phương thức quản lý khoa học, hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là công cụ hữu hiệu nhất để duy trì, gìn giữ, phát huy và nâng tầm các giá trị di sản, văn hóa truyền thống đã được Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh áp dụng từ nhiều năm qua.
Từ năm 2015-2016, Trung tâm đã cử cán bộ tập huấn và cập nhật các hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục phi vật thể cấp quốc gia trên trang thông tin http://dsvhpvt.dsvh.gov.vn/Home.aspx của Cục Di Sản Văn Hóa. Hiện nay vẫn đang tiến hành cập nhật thông tin các hồ sơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận trong năm 2023.
Từ năm 2021, đơn vị đã chủ động tiến hành số hóa các hồ sơ bằng hình thức scan các thành phần trong bộ hồ sơ đã hoàn thiện, đến nay được 119 hồ sơ di tích được xếp hạng các cấp; hơn 60 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đã lưu lại trên các nền tảng số.
Từ năm 2022, Trung tâm đã cử cán bộ tập huấn và cập nhật các hồ sơ di sản văn hóa di tích của tỉnh Yên Bái trên trang thông tin http://ditich.dsvh.gov.vn/login của Cục Di Sản Văn hóa. Hiện vẫn đang tiến hành cập nhật thông tin các hồ sơ di tích đã xếp hạng trong năm 2023.
Hệ thống các hồ sơ di tích, di sản văn hóa phi vật thể có giá trị trên địa bàn khi xếp hạng đã và đang được chuẩn hóa thông tin, lý lịch khoa học kèm bản chụp các hình ảnh về di sản văn hóa phi vật thể, di tích, hiện vật, tư liệu, lễ hội. Đó là tiền đề vô cùng thuận lợi để đẩy mạnh việc thực hiện số hóa, chuyển đổi số các di sản văn hóa trong thời gian tới.
Dù có nhiều thuận lợi, nhưng câu chuyện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái mà Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh đang thực hiện vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn. Đó là xác định các nội dung văn hóa, di sản ưu tiên thực hiện chuyển đổi số; việc khảo sát, tập hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ số hóa; việc cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để đáp ứng yêu cầu lưu trữ, quản lý, tích hợp các nội dung số hóa, chuyển đổi số…
Mục tiêu hướng đến của Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh trong thời gian tới là 100% di tích đã xếp hạng các cấp; 100% di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn các cấp được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số. Những người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa cần tiếp tục được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác lưu trữ hồ sơ, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh được ổn định và bền vững./.
Ly Ly- TTQLDT&PTDL
Yên Bái là một tỉnh miền núi có bề dày lịch sử với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh là một trong những cơ quan lưu trữ vốn di sản văn hóa có giá trị đó. Đây là những di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương đã được lập hồ sơ khoa học, bảo tồn qua hàng chục năm, số di sản này, được đội ngũ cán bộ của Trung tâm ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, góp phần phát huy hiệu quả hơn quá trình lưu giữ, phát huy giá trị của những di sản văn hóa tiêu biểu này. Tính đến tháng 9 năm 2023, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có 134 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia, 121 di tích cấp tỉnh; có 66 di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn các cấp, có 01 di sản văn hóa phi vật thể được Unesco ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 06 di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 04 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể bảo tồn theo chương trình mục tiêu quốc gia, 55 hồ sơ khoa học bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái.
Việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phong phú đó đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ trực tiếp tham mưu thực hiện công tác bảo tồn văn hóa của Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh. Đặc biệt cần có những công cụ, phương thức quản lý khoa học, hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là công cụ hữu hiệu nhất để duy trì, gìn giữ, phát huy và nâng tầm các giá trị di sản, văn hóa truyền thống đã được Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh áp dụng từ nhiều năm qua.
Từ năm 2015-2016, Trung tâm đã cử cán bộ tập huấn và cập nhật các hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục phi vật thể cấp quốc gia trên trang thông tin http://dsvhpvt.dsvh.gov.vn/Home.aspx của Cục Di Sản Văn Hóa. Hiện nay vẫn đang tiến hành cập nhật thông tin các hồ sơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận trong năm 2023.
Từ năm 2021, đơn vị đã chủ động tiến hành số hóa các hồ sơ bằng hình thức scan các thành phần trong bộ hồ sơ đã hoàn thiện, đến nay được 119 hồ sơ di tích được xếp hạng các cấp; hơn 60 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đã lưu lại trên các nền tảng số.
Từ năm 2022, Trung tâm đã cử cán bộ tập huấn và cập nhật các hồ sơ di sản văn hóa di tích của tỉnh Yên Bái trên trang thông tin http://ditich.dsvh.gov.vn/login của Cục Di Sản Văn hóa. Hiện vẫn đang tiến hành cập nhật thông tin các hồ sơ di tích đã xếp hạng trong năm 2023.
Hệ thống các hồ sơ di tích, di sản văn hóa phi vật thể có giá trị trên địa bàn khi xếp hạng đã và đang được chuẩn hóa thông tin, lý lịch khoa học kèm bản chụp các hình ảnh về di sản văn hóa phi vật thể, di tích, hiện vật, tư liệu, lễ hội. Đó là tiền đề vô cùng thuận lợi để đẩy mạnh việc thực hiện số hóa, chuyển đổi số các di sản văn hóa trong thời gian tới.
Dù có nhiều thuận lợi, nhưng câu chuyện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái mà Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh đang thực hiện vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn. Đó là xác định các nội dung văn hóa, di sản ưu tiên thực hiện chuyển đổi số; việc khảo sát, tập hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ số hóa; việc cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để đáp ứng yêu cầu lưu trữ, quản lý, tích hợp các nội dung số hóa, chuyển đổi số…
Mục tiêu hướng đến của Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch tỉnh trong thời gian tới là 100% di tích đã xếp hạng các cấp; 100% di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn các cấp được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số. Những người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa cần tiếp tục được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác lưu trữ hồ sơ, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh được ổn định và bền vững./.
Ly Ly- TTQLDT&PTDL