Sáng ngày 20/02/2024, tại phòng Đối thoại trực tuyến - Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cổng Thông tin điện tử tỉnh tổ chức chương trình đối thoại với chủ đề “Đảm bảo mùa lễ hội xuân an toàn, văn minh, lành mạnh”
Hình ảnh tại chương trình đối thoại
Tại chương trình đối thoại, thay mặt lãnh đạo Sở, đồng chí Nguyễn Lâm Tới - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trực tiếp trao đổi, giải đáp những thắc mắc của người dân và du khách khi tham gia các hoạt động tại lễ hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái như sau: Khái quát về một số lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Yên Bái; nét mới trong việc tổ chức các lễ hội đầu Xuân Giáp Thìn 2024; công tác đảm bảo an ninh trật tự, công tác quản lý các dịch vụ ăn, nghỉ cho du khách trong hoạt động lễ hội; công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại địa phương…
Đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ “Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 40 lễ hội truyền thống, các lễ hội truyền thống thường được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi lễ hội có nét độc đáo riêng, nhưng có điểm chung là đều chứa đựng trong đó những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội truyền thống được tổ chức vào mùa Xuân với mục đích đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, thể hiện lòng tôn kính của người dân địa phương đối với các bậc tiền nhân có công với dân tộc, với quê hương, đất nước, cũng như cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu”. Đồng chí cho biết “Với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, cộng với với xu thế mở cửa, hội nhập…Văn hóa khi tham gia lễ hội cũng đang chịu sự tác động và ảnh hưởng của xu thế đó. Do vậy trong quá trình tổ chức lễ hội, các địa phương đã chỉ đạo có nhiều điểm mới sáng tạo, vừa đảm bảo gìn giữ được bản sắc truyền thống văn hóa, nhưng nội dung cũng có nhiều điểm mới nhất là ở phần “hội”; vừa đáp ứng được nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí, giao lưu, vãn cảnh nhất là trong giới trẻ… Theo đó, các lễ hội đầu Xuân Giáp Thìn 2024 tổ chức trên địa bàn tỉnh Yên Bái được mở rộng quy mô tổ chức, phần lễ được tổ chức trang nghiêm, đúng nghi thức truyền thống; phần hội được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều trò chơi dân gian, truyền thống (kéo co, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, đua mảng, đánh quay, ném pao, tung còn, chơi đu…). Đồng thời, trong một số lễ hội có tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng và nhiều dịch vụ, bán hàng lưu niệm, ẩm thực địa phương... để đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân, du khách khi tham gia lễ hội”. Đồng thời, đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có gợi ý, lời khuyên đối với du khách thập phương và người dân tham gia lễ hội đầu năm “trước hết du khách, người dân nên tìm hiểu về lễ hội nơi mình đến, về nội dung lễ hội, thời gian, địa điểm tổ chức để chủ động tham dự các hoạt động của lễ hội và những quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội; người dân đi lễ hội cần chấp hành tốt những quy định của Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường nơi tổ chức lễ hội cũng như thực hiện văn hóa, ứng xử văn minh khi tham gia lễ hội”.
Thông qua chương trình đối thoại nhằm tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của việc tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời vận động nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước, nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội trong dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024./.
Hán Hằng
Sáng ngày 20/02/2024, tại phòng Đối thoại trực tuyến - Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cổng Thông tin điện tử tỉnh tổ chức chương trình đối thoại với chủ đề “Đảm bảo mùa lễ hội xuân an toàn, văn minh, lành mạnh”Tại chương trình đối thoại, thay mặt lãnh đạo Sở, đồng chí Nguyễn Lâm Tới - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trực tiếp trao đổi, giải đáp những thắc mắc của người dân và du khách khi tham gia các hoạt động tại lễ hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái như sau: Khái quát về một số lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Yên Bái; nét mới trong việc tổ chức các lễ hội đầu Xuân Giáp Thìn 2024; công tác đảm bảo an ninh trật tự, công tác quản lý các dịch vụ ăn, nghỉ cho du khách trong hoạt động lễ hội; công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại địa phương…
Đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ “Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 40 lễ hội truyền thống, các lễ hội truyền thống thường được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi lễ hội có nét độc đáo riêng, nhưng có điểm chung là đều chứa đựng trong đó những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội truyền thống được tổ chức vào mùa Xuân với mục đích đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, thể hiện lòng tôn kính của người dân địa phương đối với các bậc tiền nhân có công với dân tộc, với quê hương, đất nước, cũng như cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu”. Đồng chí cho biết “Với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, cộng với với xu thế mở cửa, hội nhập…Văn hóa khi tham gia lễ hội cũng đang chịu sự tác động và ảnh hưởng của xu thế đó. Do vậy trong quá trình tổ chức lễ hội, các địa phương đã chỉ đạo có nhiều điểm mới sáng tạo, vừa đảm bảo gìn giữ được bản sắc truyền thống văn hóa, nhưng nội dung cũng có nhiều điểm mới nhất là ở phần “hội”; vừa đáp ứng được nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí, giao lưu, vãn cảnh nhất là trong giới trẻ… Theo đó, các lễ hội đầu Xuân Giáp Thìn 2024 tổ chức trên địa bàn tỉnh Yên Bái được mở rộng quy mô tổ chức, phần lễ được tổ chức trang nghiêm, đúng nghi thức truyền thống; phần hội được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều trò chơi dân gian, truyền thống (kéo co, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, đua mảng, đánh quay, ném pao, tung còn, chơi đu…). Đồng thời, trong một số lễ hội có tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng và nhiều dịch vụ, bán hàng lưu niệm, ẩm thực địa phương... để đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân, du khách khi tham gia lễ hội”. Đồng thời, đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có gợi ý, lời khuyên đối với du khách thập phương và người dân tham gia lễ hội đầu năm “trước hết du khách, người dân nên tìm hiểu về lễ hội nơi mình đến, về nội dung lễ hội, thời gian, địa điểm tổ chức để chủ động tham dự các hoạt động của lễ hội và những quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội; người dân đi lễ hội cần chấp hành tốt những quy định của Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường nơi tổ chức lễ hội cũng như thực hiện văn hóa, ứng xử văn minh khi tham gia lễ hội”.
Thông qua chương trình đối thoại nhằm tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của việc tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời vận động nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước, nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội trong dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024./.