Bộ VHTTDL đã có Quyết định 1894/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm
Phố đêm tại Tạ Hiện. Ảnh: TTXVN
Đề án được triển khai nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, tăng cường thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế, góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.
Theo đó, Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, các địa bàn: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu có tối thiểu 1 mô hình về phát triển sản phẩm du lịch đêm. Hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở các địa bàn thực hiện Đề án ít nhất 1 đêm.
Đến năm 2030, mở rộng hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại các trung tâm du lịch lớn như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Bà Rịa - Vũng Tàu; Phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch đêm tại các trung tâm du lịch, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông. Hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch đêm của Việt Nam.
Đề án đưa ra các mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm như: Mô hình hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật; Mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Mô hình mua sắm, giải trí đêm; Mô hình tham quan du lịch đêm; và Mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm.
Đề án đặt ra các giải pháp về: quy hoạch và quản lý đô thị, cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý dịch vụ, nguồn nhân lực, đầu tư, định hướng thị trường và xúc tiến quảng bá và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, đáng chú ý sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý đồng bộ và hiệu quả hoạt động du lịch đêm. Triển khai các ứng dụng, tiện ích hỗ trợ khách du lịch, ưu tiên triển khai ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn và thẻ du lịch thông minh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thanh toán trực tuyến, sử dụng công nghệ tự động hóa trong cung cấp dịch vụ tại các mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.
Bên cạnh đó, Đề án cũng đặt ra các giải pháp cụ thể như: Khuyến khích các nhà hát, bảo tàng, thư viện, triển lãm, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa, thương mại, hệ thống nhà hàng, các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, để mở cửa phục vụ du khách về đêm.
Khuyến khích các điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng… tổ chức các chương trình tham quan, trải nghiệm đặc sắc, hấp dẫn; liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, du lịch tổ chức chương trình phục vụ khách du lịch vào ban đêm.
Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng, vận tải du lịch đường bộ, đường thủy nâng cấp trang thiết bị theo quy định để đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian phục vụ khách vào ban đêm.
Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các điểm tham quan; các trung tâm thương mại, tổ hợp mua sắm quy mô lớn, chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24h với hàng hóa chất lượng cao, đại diện cho các sản phẩm vùng miền, có thương hiệu, đẳng cấp quốc tế.
Tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, xuất xứ hàng hóa, niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định vào ban đêm để phục vụ khách du lịch.
Tăng cường công tác quản lý điểm đến, thiết lập trung tâm hỗ trợ du khách, các ứng dụng trên thiết bị di động, đường dây nóng, để hỗ trợ, cung cấp thông tin và giải quyết kịp thời các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường ảnh hưởng đến du khách. Bố trí hệ thống camera giám sát và các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong khu vực tổ chức hoạt động du lịch ban đêm.
Tại Quyết định, các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL được giao các nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam được phân công là đầu mối tổng hợp, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát, kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quản lý, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đêm; Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng triển khai các chương trình phát triển sản phẩm du lịch đêm, quy mô cấp vùng và cấp quốc gia; xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông, quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch đêm hướng đến các thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam; Nghiên cứu, bổ sung nội dung quy hoạch sản phẩm du lịch đêm vào quy hoạch hệ thống du lịch, hướng dẫn các địa phương bổ sung quy hoạch sản phẩm du lịch đêm vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị; Tham mưu tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030, báo cáo Lãnh đạo Bộ, Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Đề án, đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án trong trường hợp cần thiết.
Xem văn bản tại đây
BBT
Bộ VHTTDL đã có Quyết định 1894/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêmĐề án được triển khai nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, tăng cường thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế, góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.
Theo đó, Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, các địa bàn: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu có tối thiểu 1 mô hình về phát triển sản phẩm du lịch đêm. Hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở các địa bàn thực hiện Đề án ít nhất 1 đêm.
Đến năm 2030, mở rộng hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại các trung tâm du lịch lớn như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Bà Rịa - Vũng Tàu; Phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch đêm tại các trung tâm du lịch, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông. Hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch đêm của Việt Nam.
Đề án đưa ra các mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm như: Mô hình hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật; Mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Mô hình mua sắm, giải trí đêm; Mô hình tham quan du lịch đêm; và Mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm.
Đề án đặt ra các giải pháp về: quy hoạch và quản lý đô thị, cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý dịch vụ, nguồn nhân lực, đầu tư, định hướng thị trường và xúc tiến quảng bá và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, đáng chú ý sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý đồng bộ và hiệu quả hoạt động du lịch đêm. Triển khai các ứng dụng, tiện ích hỗ trợ khách du lịch, ưu tiên triển khai ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn và thẻ du lịch thông minh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thanh toán trực tuyến, sử dụng công nghệ tự động hóa trong cung cấp dịch vụ tại các mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.
Bên cạnh đó, Đề án cũng đặt ra các giải pháp cụ thể như: Khuyến khích các nhà hát, bảo tàng, thư viện, triển lãm, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa, thương mại, hệ thống nhà hàng, các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, để mở cửa phục vụ du khách về đêm.
Khuyến khích các điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng… tổ chức các chương trình tham quan, trải nghiệm đặc sắc, hấp dẫn; liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, du lịch tổ chức chương trình phục vụ khách du lịch vào ban đêm.
Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng, vận tải du lịch đường bộ, đường thủy nâng cấp trang thiết bị theo quy định để đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian phục vụ khách vào ban đêm.
Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các điểm tham quan; các trung tâm thương mại, tổ hợp mua sắm quy mô lớn, chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24h với hàng hóa chất lượng cao, đại diện cho các sản phẩm vùng miền, có thương hiệu, đẳng cấp quốc tế.
Tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, xuất xứ hàng hóa, niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định vào ban đêm để phục vụ khách du lịch.
Tăng cường công tác quản lý điểm đến, thiết lập trung tâm hỗ trợ du khách, các ứng dụng trên thiết bị di động, đường dây nóng, để hỗ trợ, cung cấp thông tin và giải quyết kịp thời các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường ảnh hưởng đến du khách. Bố trí hệ thống camera giám sát và các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong khu vực tổ chức hoạt động du lịch ban đêm.
Tại Quyết định, các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL được giao các nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam được phân công là đầu mối tổng hợp, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát, kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quản lý, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đêm; Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng triển khai các chương trình phát triển sản phẩm du lịch đêm, quy mô cấp vùng và cấp quốc gia; xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông, quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch đêm hướng đến các thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam; Nghiên cứu, bổ sung nội dung quy hoạch sản phẩm du lịch đêm vào quy hoạch hệ thống du lịch, hướng dẫn các địa phương bổ sung quy hoạch sản phẩm du lịch đêm vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị; Tham mưu tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030, báo cáo Lãnh đạo Bộ, Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Đề án, đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án trong trường hợp cần thiết.
Xem văn bản tại đây
BBT