Nghĩa Lộ lưu giữ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống là một trong những sản phẩm văn hóa mang đậm nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái. Bởi vậy, thời gian qua Thị xã Nghĩa Lộ đã và đang có những việc làm cụ thể, thiết thực để lưu giữ, bảo tồn và phát huy nét đẹp của sản phẩm văn hóa này.
Tiểu thương tại chợ Mường Lò giới thiệu về trang phục của người Thái cho du khách (Ảnh: TQ-XT)
Trong những năm qua, Thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm đến việc giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống cho đồng bào dân tộc Thái thông qua nhiều cách làm như: khuyến khích bà con dân tộc Thái duy trì nghề dệt thổ cẩm; tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ quần chúng, các hội thi, hội diễn gắn với cuộc thi thiếu nữ đẹp trong trang phục dân tộc và lồng ghép trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đối với các cơ quan, đơn vị, trường học thực hiện việc mặc trang phục truyền thống trong ngày đầu tuần, ngày lễ, tết... Nhờ đó, đến nay phụ nữ dân tộc Thái trên địa bàn Thị xã vẫn thường xuyên sử dụng trang phục của dân tộc mình trong các dịp lễ, tết hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Nghệ nhân ưu tú Điêu Thị Xiêng, thôn Đêu 2, xã Nghĩa An, Thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Trang phục của người Thái xưa được làm hoàn toàn thủ công, trải qua các công đoạn trồng bông, xe tơ, dệt vải, nhuộm chàm, sau đó mới may thành trang phục. Nam giới với trang phục màu chàm đen kết hợp với quần dài ống rộng, áo ngắn, cổ cao, xẻ tà hai bên hông, cúc áo tết bằng dây vải. Trang phục của phụ nữ thì phong phú, đa dạng hơn và thường gắn với mỗi sự kiện trong đời. Ngày thường, trang phục phụ nữ Thái là váy đen kết hợp với áo cỏm màu đen, trắng hoặc kẻ đen trắng và thường có gam màu trầm. Trong các dịp lễ hội, áo cỏm mang gam màu tươi sáng như: vàng, xanh, đỏ, đi kèm trang sức là: dây xà tích, vòng tay, vòng cổ và khăn Piêu”.
Việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm là một yếu tố quyết định. Bởi vậy, nhiều thôn, bản vẫn còn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm. Thổ cẩm không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt thường ngày, mà hiện nay đã trở thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng của người Thái Nghĩa Lộ. Được du khách và khách hàng khắp nơi ưa chuộng. Các sản phẩm thổ cẩm của người Thái Nghĩa Lộ đã vươn xa ra thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho bà con, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Cửa hàng kinh doanh trang phục dân tộc có tiếng nhiều năm nay ở chợ Mường Lò của gia đình bà Trần Thị Thiên Lý. Đến cửa hàng của bà, khách được tư vấn tận tình từ cách chọn màu vải, chất liệu đến kiểu dáng phù hợp với từng dáng người. Chính vì vậy, trang phục váy, áo cỏm của nhà bà khách nào cũng thích, cũng ưng, không chỉ người dân trong vùng mà khách du lịch đến Nghĩa Lộ cũng tìm đến cửa hàng của chị để may áo. Bà Trần Thị Thiên Lý cho biết: "Thời điểm đông khách nhất là vào các dịp tết, lễ hội “Văn hóa du lịch Mường Lò”. Chuẩn bị cho tết dương lịch và tết nguyên đán Quý Mão 2023, số lượng khách đặt mua trang phục váy, áo cỏm đã lên tới hàng trăm đơn hàng, gia đình phải chuẩn bị hàng từ trước đó cả tháng”.
Trường TH & THCS Hoàng Văn Thụ, xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ có hơn 90% học sinh là dân tộc Thái. Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhà trường đã có những việc làm thiết thực như: Quy định các em mặc trang phục dân tộc mình vào ngày thứ 2 hàng tuần và những ngày nhà trường có các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi trình diễn sắc phục dân tộc nhân các ngày lễ, tết thông qua đó các em hiểu được ý nghĩa và có ý thức trân trọng, tự hào về giá trị văn hóa của trang phục truyền thống dân tộc mình. Em Hoàng Thị Kim Oanh - Trường TH & THCS Hoàng Văn Thụ, xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ nói: “Bộ trang phục dân tộc Thái mà em mặc được mẹ em khéo léo cắt may, chăm chút từng đường kim, mũi chỉ. Em rất tự hào khi trang phục này được coi là đồng phục của trường và trong những ngày hội lớn do trường tổ chức. Được mặc trang phục của dân tộc mình, tham gia các hoạt động do trường tổ chức, giúp chúng em thêm hiểu biết, trân trọng, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc”. .
Trang phục váy áo cỏm của phụ nữ Thái đang được gìn giữ, lưu truyền và vươn xa, trong đời sống hàng ngày, trong các dịp lễ, tết. Đặc biệt, nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trang phục váy áo cỏm đã góp phần tôn lên vẻ đẹp của các cô gái Thái và các điệu Xòe trở nên uyển chuyển, lung linh, hấp dẫn. Các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Thái, trang phục váy áo cỏm giờ đây đang có sức sống mạnh mẽ, trường tồn cùng với di sản Xòe./.
Thúy Quỳnh – Xuân Tỉnh: Trung tâm TTVH thị xã Nghĩa Lộ
Nghĩa Lộ lưu giữ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống là một trong những sản phẩm văn hóa mang đậm nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái. Bởi vậy, thời gian qua Thị xã Nghĩa Lộ đã và đang có những việc làm cụ thể, thiết thực để lưu giữ, bảo tồn và phát huy nét đẹp của sản phẩm văn hóa này.
Trong những năm qua, Thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm đến việc giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống cho đồng bào dân tộc Thái thông qua nhiều cách làm như: khuyến khích bà con dân tộc Thái duy trì nghề dệt thổ cẩm; tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ quần chúng, các hội thi, hội diễn gắn với cuộc thi thiếu nữ đẹp trong trang phục dân tộc và lồng ghép trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đối với các cơ quan, đơn vị, trường học thực hiện việc mặc trang phục truyền thống trong ngày đầu tuần, ngày lễ, tết... Nhờ đó, đến nay phụ nữ dân tộc Thái trên địa bàn Thị xã vẫn thường xuyên sử dụng trang phục của dân tộc mình trong các dịp lễ, tết hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Nghệ nhân ưu tú Điêu Thị Xiêng, thôn Đêu 2, xã Nghĩa An, Thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Trang phục của người Thái xưa được làm hoàn toàn thủ công, trải qua các công đoạn trồng bông, xe tơ, dệt vải, nhuộm chàm, sau đó mới may thành trang phục. Nam giới với trang phục màu chàm đen kết hợp với quần dài ống rộng, áo ngắn, cổ cao, xẻ tà hai bên hông, cúc áo tết bằng dây vải. Trang phục của phụ nữ thì phong phú, đa dạng hơn và thường gắn với mỗi sự kiện trong đời. Ngày thường, trang phục phụ nữ Thái là váy đen kết hợp với áo cỏm màu đen, trắng hoặc kẻ đen trắng và thường có gam màu trầm. Trong các dịp lễ hội, áo cỏm mang gam màu tươi sáng như: vàng, xanh, đỏ, đi kèm trang sức là: dây xà tích, vòng tay, vòng cổ và khăn Piêu”.
Việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm là một yếu tố quyết định. Bởi vậy, nhiều thôn, bản vẫn còn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm. Thổ cẩm không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt thường ngày, mà hiện nay đã trở thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng của người Thái Nghĩa Lộ. Được du khách và khách hàng khắp nơi ưa chuộng. Các sản phẩm thổ cẩm của người Thái Nghĩa Lộ đã vươn xa ra thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho bà con, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Cửa hàng kinh doanh trang phục dân tộc có tiếng nhiều năm nay ở chợ Mường Lò của gia đình bà Trần Thị Thiên Lý. Đến cửa hàng của bà, khách được tư vấn tận tình từ cách chọn màu vải, chất liệu đến kiểu dáng phù hợp với từng dáng người. Chính vì vậy, trang phục váy, áo cỏm của nhà bà khách nào cũng thích, cũng ưng, không chỉ người dân trong vùng mà khách du lịch đến Nghĩa Lộ cũng tìm đến cửa hàng của chị để may áo. Bà Trần Thị Thiên Lý cho biết: "Thời điểm đông khách nhất là vào các dịp tết, lễ hội “Văn hóa du lịch Mường Lò”. Chuẩn bị cho tết dương lịch và tết nguyên đán Quý Mão 2023, số lượng khách đặt mua trang phục váy, áo cỏm đã lên tới hàng trăm đơn hàng, gia đình phải chuẩn bị hàng từ trước đó cả tháng”.
Trường TH & THCS Hoàng Văn Thụ, xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ có hơn 90% học sinh là dân tộc Thái. Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhà trường đã có những việc làm thiết thực như: Quy định các em mặc trang phục dân tộc mình vào ngày thứ 2 hàng tuần và những ngày nhà trường có các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi trình diễn sắc phục dân tộc nhân các ngày lễ, tết thông qua đó các em hiểu được ý nghĩa và có ý thức trân trọng, tự hào về giá trị văn hóa của trang phục truyền thống dân tộc mình. Em Hoàng Thị Kim Oanh - Trường TH & THCS Hoàng Văn Thụ, xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ nói: “Bộ trang phục dân tộc Thái mà em mặc được mẹ em khéo léo cắt may, chăm chút từng đường kim, mũi chỉ. Em rất tự hào khi trang phục này được coi là đồng phục của trường và trong những ngày hội lớn do trường tổ chức. Được mặc trang phục của dân tộc mình, tham gia các hoạt động do trường tổ chức, giúp chúng em thêm hiểu biết, trân trọng, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc”. .
Trang phục váy áo cỏm của phụ nữ Thái đang được gìn giữ, lưu truyền và vươn xa, trong đời sống hàng ngày, trong các dịp lễ, tết. Đặc biệt, nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trang phục váy áo cỏm đã góp phần tôn lên vẻ đẹp của các cô gái Thái và các điệu Xòe trở nên uyển chuyển, lung linh, hấp dẫn. Các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Thái, trang phục váy áo cỏm giờ đây đang có sức sống mạnh mẽ, trường tồn cùng với di sản Xòe./.
Thúy Quỳnh – Xuân Tỉnh: Trung tâm TTVH thị xã Nghĩa Lộ