Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 1724/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030.
Ảnh minh họa - Nguồn: VOV
Mục đích của Kế hoạch góp phần thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 (Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) cũng như xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình.
Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (sau đây viết tắt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu Uỷ ban nhân dân cùng cấp ban hành kế hoạch triển khai và chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình; Theo đó, Kế hoạch bao gồm 8 nội dung cơ bản như sau:
1. Tiếp tục đổi mới công tác truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Đổi mới mạnh mẽ, đa dạng hóa hình thức truyền thông. Tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống, về phát triển gia đình. Nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình gia đình tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau; phê phán các hành vi lệch chuẩn, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thống và các hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Phát triển mạng lưới cộng tác viên tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lý tưởng, đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình. Tổ chức chiến dịch truyền thông vào các dịp Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hằng năm về chủ đề gia đình hạnh phúc, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình phù hợp điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình.
2. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về gia đình. Rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp trong tổ chức, triển khai, thực hiện Chương trình. Xây dựng, ký kết các chương trình phối hợp liên ngành giữa các cơ quan liên quan về thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. d) Xây dựng và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ về gia đình tiêu biểu, hạnh phúc, kiểu mẫu.
3. Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Phát huy hiệu quả sử dụng của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao góp phần xây dựng con người Việt Nam khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Củng cố vai trò của hệ thống nhà văn hóa, nhà truyền thống, thư viện cơ sở, các thiết chế công trình văn hóa, lịch sử; phát triển đa dạng các loại hình, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các sinh hoạt cộng đồng khác trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, chuẩn mực ứng xử văn hóa cho các thành viên gia đình, nhất là thế hệ trẻ. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào hoạt động của Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
4. Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống. Truyền thông vận động ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình phát huy vai trò, trách nhiệm, nêu gương trong giáo dục đạo đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho thế hệ trẻ thanh, thiếu niên, nhi đồng. Tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình giai đoạn 2022-2025; 2025-2030 nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% và đến năm 2030 đạt trên 90% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Khai thác hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình phù hợp với từng độ tuổi, nhóm đối tượng. Ứng dụng phần mềm, công cụ trên không gian mạng để nắm bắt thông tin, định hướng dư luận về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro, xung đột, bạo lực trong gia đình.
6. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Tiếp tục nâng cao chất lượng danh hiệu thi đua trong công tác gia đình, xây dựng gia đình văn hóa. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; các gia đình tiêu biểu, gương điển hình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh, chị, em đoàn kết thương yêu nhau vào dịp sơ kết và tổng kết Chương trình.
7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác gia đình, ưu tiên vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ cho cán bộ, người lao động tham gia, học tập nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ hằng năm kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo cấp thẩm quyền kết quả thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chương trình vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030.
Đồng thời, Kế hoạch đặt ra yêu cầu được triển khai thực hiện trong toàn ngành, phù hợp với kế hoạch hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương để bảo đảm nguồn lực thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình. Bảo đảm sự thống nhất, phối hợp thường xuyên, hiệu quả, đúng tiến độ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương trong việc triển khai Chương trình, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
M.Cường (Theo: https://bvhttdl.gov.vn)
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 1724/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030.Mục đích của Kế hoạch góp phần thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 (Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) cũng như xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình.
Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (sau đây viết tắt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu Uỷ ban nhân dân cùng cấp ban hành kế hoạch triển khai và chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình; Theo đó, Kế hoạch bao gồm 8 nội dung cơ bản như sau:
1. Tiếp tục đổi mới công tác truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Đổi mới mạnh mẽ, đa dạng hóa hình thức truyền thông. Tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống, về phát triển gia đình. Nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình gia đình tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau; phê phán các hành vi lệch chuẩn, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thống và các hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Phát triển mạng lưới cộng tác viên tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lý tưởng, đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình. Tổ chức chiến dịch truyền thông vào các dịp Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hằng năm về chủ đề gia đình hạnh phúc, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình phù hợp điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình.
2. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về gia đình. Rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp trong tổ chức, triển khai, thực hiện Chương trình. Xây dựng, ký kết các chương trình phối hợp liên ngành giữa các cơ quan liên quan về thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. d) Xây dựng và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ về gia đình tiêu biểu, hạnh phúc, kiểu mẫu.
3. Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Phát huy hiệu quả sử dụng của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao góp phần xây dựng con người Việt Nam khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Củng cố vai trò của hệ thống nhà văn hóa, nhà truyền thống, thư viện cơ sở, các thiết chế công trình văn hóa, lịch sử; phát triển đa dạng các loại hình, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các sinh hoạt cộng đồng khác trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, chuẩn mực ứng xử văn hóa cho các thành viên gia đình, nhất là thế hệ trẻ. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào hoạt động của Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
4. Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống. Truyền thông vận động ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình phát huy vai trò, trách nhiệm, nêu gương trong giáo dục đạo đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho thế hệ trẻ thanh, thiếu niên, nhi đồng. Tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình giai đoạn 2022-2025; 2025-2030 nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% và đến năm 2030 đạt trên 90% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Khai thác hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình phù hợp với từng độ tuổi, nhóm đối tượng. Ứng dụng phần mềm, công cụ trên không gian mạng để nắm bắt thông tin, định hướng dư luận về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro, xung đột, bạo lực trong gia đình.
6. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Tiếp tục nâng cao chất lượng danh hiệu thi đua trong công tác gia đình, xây dựng gia đình văn hóa. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; các gia đình tiêu biểu, gương điển hình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh, chị, em đoàn kết thương yêu nhau vào dịp sơ kết và tổng kết Chương trình.
7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác gia đình, ưu tiên vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ cho cán bộ, người lao động tham gia, học tập nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ hằng năm kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo cấp thẩm quyền kết quả thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chương trình vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030.
Đồng thời, Kế hoạch đặt ra yêu cầu được triển khai thực hiện trong toàn ngành, phù hợp với kế hoạch hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương để bảo đảm nguồn lực thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình. Bảo đảm sự thống nhất, phối hợp thường xuyên, hiệu quả, đúng tiến độ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương trong việc triển khai Chương trình, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
M.Cường (Theo: https://bvhttdl.gov.vn)
Các bài khác
- "Đong đếm" hạnh phúc ở Yên Bái (25/07/2022)
- Kế hoạch Tổ chức nghiên cứu xây dựng, triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc (01/07/2022)
- Khai mạc 'Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2022' (27/06/2022)
- Yên Bái xây dựng nền tảng gia đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng mối quan hệ gia đình và xã hội (09/05/2022)
- Bộ VHTTDL ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (11/02/2022)
- Tặng quà hộ nghèo tại xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (09/08/2021)
- Tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội năm 2021 gắn với phòng, chống dịch Covid-19 (26/01/2021)
- Một gia đình văn hóa tiêu biểu (26/01/2021)
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện Yên Bình (14/08/2020)
- Nghĩa Lộ đổi thay từ phong trào xây dựng tổ dân phố, thôn bản văn hóa (12/08/2020)
Xem thêm »