Sáng ngày 22/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã điều hành phiên họp cho ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Toàn cảnh phiên họp
Cùng dự phiên họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Về phía Bộ VHTTDL có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Thứ trưởng Tạ Quang Đông.
Nhiều nội dung xin ý kiến
Mở đầu phiên họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đã nêu một số nội dung cần xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Cụ thể, đối với Điều 41 về Chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam, một số ý kiến đề nghị không quy định Điều 41 tại dự thảo Luật để đảm bảo đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật về thuế.
"Thường trực Ủy ban cho rằng, quy định tại Điều 41 dự thảo Luật đã được Chính phủ đề xuất trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, ý kiến của nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động điện ảnh nhằm tạo sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài" - ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.
Do vậy, Thường trực Ủy ban xin báo cáo 2 phương án. Phương án 1 là giữ như quy định tại dự thảo Luật. Phương án 2 là bỏ quy định tại Điều 41, rà soát nội dung để bổ sung quy định khái quát về chính sách Nhà nước phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh tại Điều 5.
Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thống nhất phương án 1.
Đối với Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh (quy định các điều 42, 43, 44), ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, nhiều ý kiến đề nghị không quy định Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh tại dự thảo Luật.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo chỉnh sửa các điều 42, 43 và 44 để thấy được tính cấp thiết, khả thi của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 2 phương án. Trong đó, phương án 1 là bỏ Mục 2 gồm 3 điều 42, 43, 44 ra khỏi dự thảo Luật. Phương án 2 là giữ quy định tại Mục 2 lại như dự thảo Luật.
Nhất thiết phải có chính sách ưu đãi các nhà làm phim nước ngoài
Trước khi các đại biểu dự phiên họp cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã phát biểu để làm rõ thêm một số vấn đề trong báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật này.
Theo Bộ trưởng, đối với Điều 41 tại dự thảo Luật, quan điểm của cơ quan thẩm tra cho rằng cần thiết xem xét cả 2 phương án nhưng vẫn nghiêng về phương án giữ nguyên Điều 41. Phía cơ quan soạn thảo luật cũng đồng tình quan điểm này của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
"Lý do là vì việc thu hút các tổ chức nước ngoài đến Việt Nam hợp tác sản xuất phim rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển điện ảnh và các dịch vụ liên quan, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm phim trong nước, giúp cho chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến quốc tế. Vì vậy, nhất thiết phải có chính sách ưu đãi các nhà làm phim nước ngoài vào hợp tác sản xuất phim tại Việt Nam" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai là cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức và cá nhân nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng mong muốn Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc yêu cầu cá nhân, tổ chức nước ngoài phải gửi kịch bản đầy đủ trước khi sản xuất phim tại Việt Nam.
"Thực tiễn công tác thẩm định hiện nay, các kịch bản tóm tắt chưa thể hiện được nội dung phim. Các vấn đề an ninh, chính trị cần được xem xét ở kịch bản đầy đủ. Qua tìm hiểu, các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan đều thực hiện việc này" - Bộ trưởng dẫn chứng.
Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh không mang gánh nặng cho doanh nghiệp
Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, cơ quan thẩm tra đề xuất 2 phương án, trong đó có phương án không cần xây dựng quỹ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh lại quan điểm cơ quan soạn thảo được Chính phủ đồng tình, và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép giữ lại quỹ.
"Việc thành lập và hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh với sự hỗ trợ nguồn vốn ban đầu của Nhà nước là cần thiết bởi điện ảnh là ngành công nghiệp mang tính rủi ro cao, khó thu hút đầu tư. Quỹ này sẽ là công cụ để hỗ trợ điện ảnh dân tộc trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cũng không quá băn khoăn khi cho rằng nhiệm vụ chi của quỹ trùng với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước đã thể hiện trong Điều 5 của dự thảo Luật. Ở Điều 5 chỉ quy định chính sách hỗ trợ nhà nước cho việc làm phim phục vụ nhiệm vụ chính trị bao gồm đề tài phim thiếu nhi, lịch sử, đồng bào miền núi" - Bộ trưởng nêu rõ.
Trong khi đó, mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh chính là sự bổ sung việc hỗ trợ cho các đối tượng chưa được hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh. Đồng thời, cũng không nên dựa vào việc bộ Luật trước đây dù đã quy định nhưng chưa thành lập được Quỹ do thiết kế thời điểm đó khó thực hiện.
Cũng theo Bộ trưởng, vấn đề xác định nguồn thu ổn định từ quỹ để duy trì hoạt động là việc then chốt khi thành lập quỹ. Chính phủ đã nghiên cứu kỹ những vấn đề này và thấy rằng không trùng lặp giữa nguồn thu ngân sách và nguồn thu của quỹ. Ngoài ra, quỹ này cũng không mang lại gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng cũng chỉ rõ một thực trạng đó là, nhiều nhà làm phim, phổ biến phim đã thu lợi rất lớn từ thị trường Việt Nam nhưng họ lại không đóng góp cho điện ảnh nước nhà. Trong khi đó, chúng ta chỉ dựa vào nguồn lực nhà nước như Điều 5 thì sẽ rất khó để hỗ trợ giúp điện ảnh "cất cánh". Vì vậy, quỹ này hướng đến vấn đề ủng hộ cho sáng tác.
Quy định rất linh hoạt việc sử dụng ngân sách để sản xuất phim
Cho ý kiến tại phiên họp, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình và đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đối với dự thảo luật này.
Về chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, phương án như dự thảo luật là đang quy định có chính sách ưu đãi liên quan đến giảm thuế, miễn thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng.
Chính sách tương đối rõ, nhưng nếu quy định như dự thảo luật hiện nay mà không sửa đồng bộ ở trong Luật Thuế giá trị gia tăng thì sẽ không có tính khả thi. Vì vậy, khi đã quy định vào dự thảo Luật thì phải sửa đồng bộ Luật Thuế giá trị gia tăng.
Cho ý kiến về Điều 5 quy định Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh, ông Trần Xuân Hà - Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, nên kết cấu lại ở một số nhiệm vụ đầu tư từ ngân sách nhà nước theo đúng quy định hiện nay. Cụ thể như vấn đề về đầu tư các cơ sở hạ tầng; các khoản chi để đảm bảo các hoạt động về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực điện ảnh; ngân sách nhà nước hỗ trợ cho một số hoạt động liên quan đến hoạt động điện ảnh…
Đối với Điều 14 liên quan đến sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đồng bày tỏ đồng tình với phương án dự thảo của luật cũng như ý kiến thẩm tra.
"Chúng ta quy định rất linh hoạt việc sử dụng ngân sách để sản xuất phim có thể thực hiện theo cả 3 phương án là đặt hàng, giao nhiệm vụ và đấu thầu. Tức là phương án nào có thuận lợi nhất cho các cơ quan thì thực hiện. Phương án bổ sung thêm đấu thầu phù hợp với Luật Ngân sách và Luật Đấu thầu" - Thứ trưởng nêu rõ.
Đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực văn hóa còn rất khiêm tốn
Nhắc lại cách tiếp cận dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) đó là phải vừa theo hướng một ngành nghệ thuật, vừa là một ngành công nghiệp văn hóa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt câu hỏi, cần rà lại xem các quan điểm, mục tiêu đặt ra lúc đầu đối với dự án luật này cho đến giờ này đã đáp ứng được chưa?.
"Nếu chúng ta coi là một ngành kinh tế thì rõ ràng phải tuân theo các quy luật của quy luật kinh tế, nhưng vì là lĩnh vực văn hóa, cho nên Nhà nước phải đầu tư, chăm sóc và quan tâm làm sao đó để điện ảnh góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khuyến khích việc sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, giá trị nhân văn, giá trị giáo dục" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, quan điểm của Đảng là văn hóa phải được đặt ngang tầm với kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, thực tế thì kinh phí đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực văn hóa còn rất khiêm tốn. Vì vậy, việc quan tâm đầu tư, hỗ trợ cho ngành này như thế nào thì buộc chúng ta phải suy nghĩ. Sau khi Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức thành công năm 2021 thì đây là một minh chứng để quán triệt những quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với phát triển văn hóa mà cụ thể ở đây là điện ảnh.
Về vấn đề phân loại phim, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu thêm để phù hợp với quốc tế. Đối với hành vi bị nghiêm cấm, ông cũng yêu cầu rà soát lại. "Điều này rất khó nhưng rà soát lại xem kinh nghiệm quốc tế và của chúng ta xem là cấm cái gì, cấm thế nào? Tôi sợ chung chung thế này rồi sau này định lượng được vi phạm là rất khó" - Chủ tịch Quốc hội bày tỏ băn khoăn.
Đối với vấn đề đang có ý kiến khác nhau về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tiếp tục lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội chuyên trách, thậm chí phải trình ra Quốc hội.
"Cần phải làm rõ vì sao mấy năm vừa qua chúng ta có quy định rồi mà làm không được, thế giới người ta làm quỹ thế nào? Thỉnh thoảng tôi có xem phim nước ngoài, nhiều bộ phim trước khi chiếu người ta nói rõ là bộ phim này được tài trợ bằng Quỹ phát triển điện ảnh. Như vậy có nghĩa là các nước có quỹ này" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Đây là một luật rất khó
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhìn chung các ý kiến phát biểu tại phiên họp hôm nay cơ bản thống nhất với dự thảo luật và dự thảo báo cáo. Tuy nhiên, đây là một luật rất khó, cần phải tiếp tục rà soát lại mục tiêu, quan điểm, yêu cầu khi xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Theo ông Trần Thanh Mẫn, chính sách phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh, việc bổ sung các chính sách mới, đặc thù là cần thiết để tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy ngành điện ảnh công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát, đảm bảo tính khả thi các chính sách mới này để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Về quy định các hoạt động điện ảnh liên quan tới nước ngoài, cần tiếp tục nghiên cứu quy định đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Đối với phổ biến phim trên không gian mạng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật chỉnh lý theo phương án hậu kiểm là phù hợp với thực tế ở nước ta, xu thế và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cần bổ sung một số quy định để tăng cường kiểm soát là cơ sở cho công tác hậu kiểm, tránh bỏ sót những nguy cơ ảnh hưởng về chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, do còn nhiều ý kiến khác nhau nên ông Trần Thanh Mẫn đề nghị Ban soạn thảo tính toán cụ thể để trình một phương án tại kỳ họp sắp tới./.
QLVH (theo https://bvhttdl.gov.vn)
Sáng ngày 22/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã điều hành phiên họp cho ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).Cùng dự phiên họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Về phía Bộ VHTTDL có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Thứ trưởng Tạ Quang Đông.
Nhiều nội dung xin ý kiến
Mở đầu phiên họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đã nêu một số nội dung cần xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Cụ thể, đối với Điều 41 về Chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam, một số ý kiến đề nghị không quy định Điều 41 tại dự thảo Luật để đảm bảo đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật về thuế.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo giải trình,
tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
"Thường trực Ủy ban cho rằng, quy định tại Điều 41 dự thảo Luật đã được Chính phủ đề xuất trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, ý kiến của nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động điện ảnh nhằm tạo sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài" - ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.
Do vậy, Thường trực Ủy ban xin báo cáo 2 phương án. Phương án 1 là giữ như quy định tại dự thảo Luật. Phương án 2 là bỏ quy định tại Điều 41, rà soát nội dung để bổ sung quy định khái quát về chính sách Nhà nước phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh tại Điều 5.
Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thống nhất phương án 1.
Đối với Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh (quy định các điều 42, 43, 44), ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, nhiều ý kiến đề nghị không quy định Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh tại dự thảo Luật.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo chỉnh sửa các điều 42, 43 và 44 để thấy được tính cấp thiết, khả thi của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 2 phương án. Trong đó, phương án 1 là bỏ Mục 2 gồm 3 điều 42, 43, 44 ra khỏi dự thảo Luật. Phương án 2 là giữ quy định tại Mục 2 lại như dự thảo Luật.
Nhất thiết phải có chính sách ưu đãi các nhà làm phim nước ngoài
Trước khi các đại biểu dự phiên họp cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã phát biểu để làm rõ thêm một số vấn đề trong báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật này.
Theo Bộ trưởng, đối với Điều 41 tại dự thảo Luật, quan điểm của cơ quan thẩm tra cho rằng cần thiết xem xét cả 2 phương án nhưng vẫn nghiêng về phương án giữ nguyên Điều 41. Phía cơ quan soạn thảo luật cũng đồng tình quan điểm này của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
"Lý do là vì việc thu hút các tổ chức nước ngoài đến Việt Nam hợp tác sản xuất phim rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển điện ảnh và các dịch vụ liên quan, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm phim trong nước, giúp cho chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến quốc tế. Vì vậy, nhất thiết phải có chính sách ưu đãi các nhà làm phim nước ngoài vào hợp tác sản xuất phim tại Việt Nam" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai là cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức và cá nhân nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng mong muốn Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc yêu cầu cá nhân, tổ chức nước ngoài phải gửi kịch bản đầy đủ trước khi sản xuất phim tại Việt Nam.
"Thực tiễn công tác thẩm định hiện nay, các kịch bản tóm tắt chưa thể hiện được nội dung phim. Các vấn đề an ninh, chính trị cần được xem xét ở kịch bản đầy đủ. Qua tìm hiểu, các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan đều thực hiện việc này" - Bộ trưởng dẫn chứng.
Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh không mang gánh nặng cho doanh nghiệp
Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, cơ quan thẩm tra đề xuất 2 phương án, trong đó có phương án không cần xây dựng quỹ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh lại quan điểm cơ quan soạn thảo được Chính phủ đồng tình, và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép giữ lại quỹ.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề trong báo cáo
của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật này
"Việc thành lập và hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh với sự hỗ trợ nguồn vốn ban đầu của Nhà nước là cần thiết bởi điện ảnh là ngành công nghiệp mang tính rủi ro cao, khó thu hút đầu tư. Quỹ này sẽ là công cụ để hỗ trợ điện ảnh dân tộc trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cũng không quá băn khoăn khi cho rằng nhiệm vụ chi của quỹ trùng với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước đã thể hiện trong Điều 5 của dự thảo Luật. Ở Điều 5 chỉ quy định chính sách hỗ trợ nhà nước cho việc làm phim phục vụ nhiệm vụ chính trị bao gồm đề tài phim thiếu nhi, lịch sử, đồng bào miền núi" - Bộ trưởng nêu rõ.
Trong khi đó, mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh chính là sự bổ sung việc hỗ trợ cho các đối tượng chưa được hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh. Đồng thời, cũng không nên dựa vào việc bộ Luật trước đây dù đã quy định nhưng chưa thành lập được Quỹ do thiết kế thời điểm đó khó thực hiện.
Cũng theo Bộ trưởng, vấn đề xác định nguồn thu ổn định từ quỹ để duy trì hoạt động là việc then chốt khi thành lập quỹ. Chính phủ đã nghiên cứu kỹ những vấn đề này và thấy rằng không trùng lặp giữa nguồn thu ngân sách và nguồn thu của quỹ. Ngoài ra, quỹ này cũng không mang lại gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng cũng chỉ rõ một thực trạng đó là, nhiều nhà làm phim, phổ biến phim đã thu lợi rất lớn từ thị trường Việt Nam nhưng họ lại không đóng góp cho điện ảnh nước nhà. Trong khi đó, chúng ta chỉ dựa vào nguồn lực nhà nước như Điều 5 thì sẽ rất khó để hỗ trợ giúp điện ảnh "cất cánh". Vì vậy, quỹ này hướng đến vấn đề ủng hộ cho sáng tác.
Quy định rất linh hoạt việc sử dụng ngân sách để sản xuất phim
Cho ý kiến tại phiên họp, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình và đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đối với dự thảo luật này.
Về chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, phương án như dự thảo luật là đang quy định có chính sách ưu đãi liên quan đến giảm thuế, miễn thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng.
Chính sách tương đối rõ, nhưng nếu quy định như dự thảo luật hiện nay mà không sửa đồng bộ ở trong Luật Thuế giá trị gia tăng thì sẽ không có tính khả thi. Vì vậy, khi đã quy định vào dự thảo Luật thì phải sửa đồng bộ Luật Thuế giá trị gia tăng.
Cho ý kiến về Điều 5 quy định Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh, ông Trần Xuân Hà - Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, nên kết cấu lại ở một số nhiệm vụ đầu tư từ ngân sách nhà nước theo đúng quy định hiện nay. Cụ thể như vấn đề về đầu tư các cơ sở hạ tầng; các khoản chi để đảm bảo các hoạt động về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực điện ảnh; ngân sách nhà nước hỗ trợ cho một số hoạt động liên quan đến hoạt động điện ảnh…
Đối với Điều 14 liên quan đến sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đồng bày tỏ đồng tình với phương án dự thảo của luật cũng như ý kiến thẩm tra.
"Chúng ta quy định rất linh hoạt việc sử dụng ngân sách để sản xuất phim có thể thực hiện theo cả 3 phương án là đặt hàng, giao nhiệm vụ và đấu thầu. Tức là phương án nào có thuận lợi nhất cho các cơ quan thì thực hiện. Phương án bổ sung thêm đấu thầu phù hợp với Luật Ngân sách và Luật Đấu thầu" - Thứ trưởng nêu rõ.
Đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực văn hóa còn rất khiêm tốn
Nhắc lại cách tiếp cận dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) đó là phải vừa theo hướng một ngành nghệ thuật, vừa là một ngành công nghiệp văn hóa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt câu hỏi, cần rà lại xem các quan điểm, mục tiêu đặt ra lúc đầu đối với dự án luật này cho đến giờ này đã đáp ứng được chưa?.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp
"Nếu chúng ta coi là một ngành kinh tế thì rõ ràng phải tuân theo các quy luật của quy luật kinh tế, nhưng vì là lĩnh vực văn hóa, cho nên Nhà nước phải đầu tư, chăm sóc và quan tâm làm sao đó để điện ảnh góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khuyến khích việc sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, giá trị nhân văn, giá trị giáo dục" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, quan điểm của Đảng là văn hóa phải được đặt ngang tầm với kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, thực tế thì kinh phí đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực văn hóa còn rất khiêm tốn. Vì vậy, việc quan tâm đầu tư, hỗ trợ cho ngành này như thế nào thì buộc chúng ta phải suy nghĩ. Sau khi Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức thành công năm 2021 thì đây là một minh chứng để quán triệt những quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với phát triển văn hóa mà cụ thể ở đây là điện ảnh.
Về vấn đề phân loại phim, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu thêm để phù hợp với quốc tế. Đối với hành vi bị nghiêm cấm, ông cũng yêu cầu rà soát lại. "Điều này rất khó nhưng rà soát lại xem kinh nghiệm quốc tế và của chúng ta xem là cấm cái gì, cấm thế nào? Tôi sợ chung chung thế này rồi sau này định lượng được vi phạm là rất khó" - Chủ tịch Quốc hội bày tỏ băn khoăn.
Đối với vấn đề đang có ý kiến khác nhau về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tiếp tục lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội chuyên trách, thậm chí phải trình ra Quốc hội.
"Cần phải làm rõ vì sao mấy năm vừa qua chúng ta có quy định rồi mà làm không được, thế giới người ta làm quỹ thế nào? Thỉnh thoảng tôi có xem phim nước ngoài, nhiều bộ phim trước khi chiếu người ta nói rõ là bộ phim này được tài trợ bằng Quỹ phát triển điện ảnh. Như vậy có nghĩa là các nước có quỹ này" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Đây là một luật rất khó
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhìn chung các ý kiến phát biểu tại phiên họp hôm nay cơ bản thống nhất với dự thảo luật và dự thảo báo cáo. Tuy nhiên, đây là một luật rất khó, cần phải tiếp tục rà soát lại mục tiêu, quan điểm, yêu cầu khi xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận phiên họp
Theo ông Trần Thanh Mẫn, chính sách phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh, việc bổ sung các chính sách mới, đặc thù là cần thiết để tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy ngành điện ảnh công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát, đảm bảo tính khả thi các chính sách mới này để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Về quy định các hoạt động điện ảnh liên quan tới nước ngoài, cần tiếp tục nghiên cứu quy định đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Đối với phổ biến phim trên không gian mạng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật chỉnh lý theo phương án hậu kiểm là phù hợp với thực tế ở nước ta, xu thế và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cần bổ sung một số quy định để tăng cường kiểm soát là cơ sở cho công tác hậu kiểm, tránh bỏ sót những nguy cơ ảnh hưởng về chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, do còn nhiều ý kiến khác nhau nên ông Trần Thanh Mẫn đề nghị Ban soạn thảo tính toán cụ thể để trình một phương án tại kỳ họp sắp tới./.
QLVH (theo https://bvhttdl.gov.vn)