Mới đây, Câu lạc bộ Mây, tre, đan Trường TH&THCS Lý Tự Trọng (thị xã Nghĩa Lộ) được thành lập, tiếp tục viết thêm những thông điệp về tình yêu và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từ các bạn trẻ ở mảnh đất Mường Lò.
Các em học sinh Trường TH&THCS Lý Tự Trọng giới thiệu, thực hành đan lát truyền thống với học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Miền Tây.
Ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Mây, tre, đan được thầy cô giáo và các em học sinh Trường TH&THCS Lý Tự Trọng (thị xã Nghĩa Lộ) manh nha từ năm 2020 trong quá trình khám phá, tìm hiểu về các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở vùng Mường Lò. Bên cạnh các nghề như nhuộm chàm, dệt vải, làm khèn bè thì nghề thủ công đan lát truyền thống khiến nhiều bạn trẻ hứng thú, yêu thích. Với hứng thú ấy, được sự hướng dẫn của thầy cô, một nhóm học sinh đã đi khảo sát thực tế, trải nghiệm tại các gia đình làm nghề đan lát tại thị xã Nghĩa Lộ như: nhà ông Hà Văn Hính ở thôn Nà Ban, xã Thạch Lương; cụ Đồng Văn Tinh ở thôn Bản Thỏn, xã Phúc Sơn; anh Nguyễn Văn Thương - chủ cơ sở sản xuất sản phẩm mây, tre đan Hoa Thương ở tổ 7, phường Pú Trạng và một số hộ gia đình làm nghề thủ công đan lát.
Sau tìm hiểu thực tế, hai em học sinh Nguyễn Thị Như Quỳnh và Lê Phương Anh lớp 9A cùng các bạn đã đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường thành lập Câu lạc bộ Mây, tre đan của nhà trường, cùng với các câu lạc bộ chữ Thái cổ và khèn bè đã được thành lập trước đó làm phong phú thêm hoạt động tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc tại nhà trường. Câu lạc bộ ra mắt được các em học sinh từ lớp 01 cho đến lớp 09 nhiệt tình hưởng ứng.Thầy Lê Thanh Tùng - một thầy giáo trẻ rất am hiểu văn hóa dân tộc vùng Mường Lò, nhất là dân tộc Thái là người trực tiếp hướng dẫn hoạt động của Câu lạc bộ Mây, tre đan. Vào mỗi chiều thứ 7 hàng tuần, thầy Tùng hướng dẫn các em học sinh trong Câu lạc bộ thực hành làm các sản phẩm mây, tre đan từ những cách đan lát đơn giản nhất. Các em học sinh khéo tay hơn thì biết nhặt hoa văn và thích thú với sản phẩm do chính tay mình tạo ra dù còn đơn giản. Không chỉ lan tỏa tình yêu với nghề đan lát truyền thống tới đông đảo học sinh trong trường, Câu lạc bộ còn giới thiệu nghề đan lát thủ công truyền thống tới các em Trường Mầm non Hoa Lan và các anh chị Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Miền Tây và rất được đón nhận.Trang fanpage của Câu lạc bộ cũng được đông đảo mọi người theo dõi và động viên, khích lệ. Em Lê Phương Anh - học sinh lớp 9A bày tỏ: “Những hoạt động đó còn giúp chúng em cảm thấy vui hơn khi đến trường, hạnh phúc bên thầy cô, bạn bè và lan tỏa hơn nữa giá trị của ngôi trường hạnh phúc...”.
Em Nguyễn Thị Như Quỳnh chia sẻ: “Tìm hiểu và thực hành nghề đan lát truyền thống của đồng bào Thái, em biết được rằng những người làm nghề còn đưa những hoa văn như cún mạ nhằm (hoa văn vết chân ngựa),kén cưởm (hoa văn quả trám),cáp bửa (con bướm)... một cách khéo léo vào các sản phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tạo nên những giá trị văn hóa rất riêng, độc đáo. Bởi vậy, mong muốn lưu giữ và phát huy hơn nữa nghề đan lát thủ công gắn với bản sắc văn hóa Thái vùng Mường Lò, chúng em đã quyết định thực hiện Dự án nghiên cứu khoa học “Lưu giữ và phát huy nét đẹp nghề đan lát thủ công gắn với bản sắc văn hóa Thái vùng Mường Lò””. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền và thầy giáo Lê Thanh Tùng, hai em Nguyễn Thị Như Quỳnh và Lê Phương Anh đã hoàn thành Dự án và tham gia Cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh THCS cấp thị xã năm học 2021-2022 và đạt giải Nhất, được cử tham dự cuộc thi này cấp tỉnh.
Với Câu lạc bộ Mây, tre, đan cùng những hoạt động của các em học sinh, thêm một lần nữa, thông điệp về những giá trị văn hóa dân tộc Thái Mường Lò đan hàng ngày được lan tỏa dưới mái trường này./.
Thu Hạnh
Mới đây, Câu lạc bộ Mây, tre, đan Trường TH&THCS Lý Tự Trọng (thị xã Nghĩa Lộ) được thành lập, tiếp tục viết thêm những thông điệp về tình yêu và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từ các bạn trẻ ở mảnh đất Mường Lò.Ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Mây, tre, đan được thầy cô giáo và các em học sinh Trường TH&THCS Lý Tự Trọng (thị xã Nghĩa Lộ) manh nha từ năm 2020 trong quá trình khám phá, tìm hiểu về các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở vùng Mường Lò. Bên cạnh các nghề như nhuộm chàm, dệt vải, làm khèn bè thì nghề thủ công đan lát truyền thống khiến nhiều bạn trẻ hứng thú, yêu thích. Với hứng thú ấy, được sự hướng dẫn của thầy cô, một nhóm học sinh đã đi khảo sát thực tế, trải nghiệm tại các gia đình làm nghề đan lát tại thị xã Nghĩa Lộ như: nhà ông Hà Văn Hính ở thôn Nà Ban, xã Thạch Lương; cụ Đồng Văn Tinh ở thôn Bản Thỏn, xã Phúc Sơn; anh Nguyễn Văn Thương - chủ cơ sở sản xuất sản phẩm mây, tre đan Hoa Thương ở tổ 7, phường Pú Trạng và một số hộ gia đình làm nghề thủ công đan lát.
Thầy cô và các em học sinh Trường TH&THCS Lý Tự Trọng tìm hiểu thực tế tại các gia đình làm nghề đan lát ở thị xã Nghĩa Lộ
Sau tìm hiểu thực tế, hai em học sinh Nguyễn Thị Như Quỳnh và Lê Phương Anh lớp 9A cùng các bạn đã đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường thành lập Câu lạc bộ Mây, tre đan của nhà trường, cùng với các câu lạc bộ chữ Thái cổ và khèn bè đã được thành lập trước đó làm phong phú thêm hoạt động tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc tại nhà trường. Câu lạc bộ ra mắt được các em học sinh từ lớp 01 cho đến lớp 09 nhiệt tình hưởng ứng.Thầy Lê Thanh Tùng - một thầy giáo trẻ rất am hiểu văn hóa dân tộc vùng Mường Lò, nhất là dân tộc Thái là người trực tiếp hướng dẫn hoạt động của Câu lạc bộ Mây, tre đan. Vào mỗi chiều thứ 7 hàng tuần, thầy Tùng hướng dẫn các em học sinh trong Câu lạc bộ thực hành làm các sản phẩm mây, tre đan từ những cách đan lát đơn giản nhất. Các em học sinh khéo tay hơn thì biết nhặt hoa văn và thích thú với sản phẩm do chính tay mình tạo ra dù còn đơn giản. Không chỉ lan tỏa tình yêu với nghề đan lát truyền thống tới đông đảo học sinh trong trường, Câu lạc bộ còn giới thiệu nghề đan lát thủ công truyền thống tới các em Trường Mầm non Hoa Lan và các anh chị Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Miền Tây và rất được đón nhận.Trang fanpage của Câu lạc bộ cũng được đông đảo mọi người theo dõi và động viên, khích lệ. Em Lê Phương Anh - học sinh lớp 9A bày tỏ: “Những hoạt động đó còn giúp chúng em cảm thấy vui hơn khi đến trường, hạnh phúc bên thầy cô, bạn bè và lan tỏa hơn nữa giá trị của ngôi trường hạnh phúc...”.
Em Nguyễn Thị Như Quỳnh chia sẻ: “Tìm hiểu và thực hành nghề đan lát truyền thống của đồng bào Thái, em biết được rằng những người làm nghề còn đưa những hoa văn như cún mạ nhằm (hoa văn vết chân ngựa),kén cưởm (hoa văn quả trám),cáp bửa (con bướm)... một cách khéo léo vào các sản phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tạo nên những giá trị văn hóa rất riêng, độc đáo. Bởi vậy, mong muốn lưu giữ và phát huy hơn nữa nghề đan lát thủ công gắn với bản sắc văn hóa Thái vùng Mường Lò, chúng em đã quyết định thực hiện Dự án nghiên cứu khoa học “Lưu giữ và phát huy nét đẹp nghề đan lát thủ công gắn với bản sắc văn hóa Thái vùng Mường Lò””. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền và thầy giáo Lê Thanh Tùng, hai em Nguyễn Thị Như Quỳnh và Lê Phương Anh đã hoàn thành Dự án và tham gia Cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh THCS cấp thị xã năm học 2021-2022 và đạt giải Nhất, được cử tham dự cuộc thi này cấp tỉnh.
Với Câu lạc bộ Mây, tre, đan cùng những hoạt động của các em học sinh, thêm một lần nữa, thông điệp về những giá trị văn hóa dân tộc Thái Mường Lò đan hàng ngày được lan tỏa dưới mái trường này./.