Chiều ngày 15.12, tại Kỳ họp thứ 16 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Cộng hòa Pháp), di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sau hơn 05 năm, kể từ tháng 10/2016, khi tỉnh Yên Bái với vai trò là trưởng nhóm và các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đệ trình Unesco đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, với những nỗ lực kiên trì, bền bỉ, cách làm khoa học, bảo đảm lộ trình của 04 tỉnh và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cùng với sự quan tâm, ủng hộ, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Unesco và các bộ, ngành liên quan, tại Kỳ họp thứ 16 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Cộng hòa Pháp), di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tự hào khi Nghệ thuật Xòe Thái được tôn vinh và thể hiện sức sống mãnh liệt, lâu bền trong quá trình hội nhập văn hóa thế giới. Điều đó cũng đặt ra những thách thức trong việc triển khai công tác gìn giữ, phát huy giá trị của Nghệ thuật Xòe Thái trong xã hội đương đại. Ngay tại sự kiện này, Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thay mặt 04 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên cam kết sẽ thực hiện chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Xòe Thái như trong hồ sơ đã đệ trình UNESCO. Đồng thời, đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Chính phủ các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể để phát huy giá trị nghệ thuật Xòe Thái, từ đó xây dựng, cụ thể hóa thành chương trình hành động của địa phương bằng các giải pháp cụ thể, vừa trước mắt vừa lâu dài, trong đó thực hiện phương châm lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động, biến di sản thành tài sản phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi địa phương.
Với giá trị văn hóa và nhân văn sâu sắc, Nghệ thuật Xòe Thái là di sản văn hóa phi vật thể thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Sự kiện UNESCO vinh danh Nghệ thuật Xòe Thái đã thêm một lần nữa khẳng định thế giới đánh giá cao bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, giá trị văn hóa và nhân văn sâu sắc của loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa, thúc đẩy nỗ lực bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể, để giữ gìn bản sắc riêng của các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế./.
Đỗ Hạnh - QLVH
Chiều ngày 15.12, tại Kỳ họp thứ 16 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Cộng hòa Pháp), di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Các đại biểu tham dự Hội nghị và các nghệ nhân dân gian Xòe Thái hòa chung niềm vui Nghệ thuật Xòe Thái
được ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại
Sau hơn 05 năm, kể từ tháng 10/2016, khi tỉnh Yên Bái với vai trò là trưởng nhóm và các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đệ trình Unesco đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, với những nỗ lực kiên trì, bền bỉ, cách làm khoa học, bảo đảm lộ trình của 04 tỉnh và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cùng với sự quan tâm, ủng hộ, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Unesco và các bộ, ngành liên quan, tại Kỳ họp thứ 16 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Cộng hòa Pháp), di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tự hào khi Nghệ thuật Xòe Thái được tôn vinh và thể hiện sức sống mãnh liệt, lâu bền trong quá trình hội nhập văn hóa thế giới. Điều đó cũng đặt ra những thách thức trong việc triển khai công tác gìn giữ, phát huy giá trị của Nghệ thuật Xòe Thái trong xã hội đương đại. Ngay tại sự kiện này, Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thay mặt 04 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên cam kết sẽ thực hiện chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Xòe Thái như trong hồ sơ đã đệ trình UNESCO. Đồng thời, đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Chính phủ các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể để phát huy giá trị nghệ thuật Xòe Thái, từ đó xây dựng, cụ thể hóa thành chương trình hành động của địa phương bằng các giải pháp cụ thể, vừa trước mắt vừa lâu dài, trong đó thực hiện phương châm lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động, biến di sản thành tài sản phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi địa phương.
Với giá trị văn hóa và nhân văn sâu sắc, Nghệ thuật Xòe Thái là di sản văn hóa phi vật thể thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Sự kiện UNESCO vinh danh Nghệ thuật Xòe Thái đã thêm một lần nữa khẳng định thế giới đánh giá cao bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, giá trị văn hóa và nhân văn sâu sắc của loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa, thúc đẩy nỗ lực bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể, để giữ gìn bản sắc riêng của các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế./.