SVHTTDL- Tà Chì Nhù có độ cao 2979m so với mặt nước biển và đứng thứ bảy trong top 10 ngọn núi cao nhất ở Việt Nam, nổi tiếng là “Thiên đường mây nơi hạ giới”. Với “Biển mây” trùng điệp, cùng Hoa Chi Pâu (hoa không biết theo tiếng đồng bào người H’Mông) nở rộ vào tháng Mười, với đàn “Ngựa trời” giữa thảo nguyên trên lưng chừng núi, làm mê đắm du khách ưa hoạt động du lịch mạo hiểm khám phá.
Điểm xuất phát trong hành trình leo núi Tà Chì Nhù
Để leo đỉnh Tà Chì Nhù, chúng tôi phải có mặt ở trung tâm huyện Trạm Tấu từ tối hôm trước nghỉ ngơi. Sáng hôm sau, di chuyển sớm vào Mỏ Chì, bản Xà Hồ rồi bắt đầu hành trình chinh phục. Hành trang không thể thiếu là đôi giày leo núi chuyên dụng, chiếc gậy chắc chắn được làm từ cây tre nhỏ, và chiếc ba lô nhỏ cùng những vật dụng cần thiết như chai nước nhỏ, một chút đồ ăn nhẹ. Thời tiết nắng đẹp cùng những cơn gió nhẹ là động lực lớn ủng hộ chúng tôi chinh phục đỉnh núi cao này.
Tổng quãng đường chinh phục Tà Chì Nhù cho hai ngày một đêm khoảng 18km cả đi lẫn về và chia làm ba chặng: chặng 1 ở độ cao khoảng 1.200m tại Mỏ Chì ngay chân núi, điểm xuất phát này hiện vẫn thuộc một công ty khai thác chì quản lý. Ngay từ những km đầu tiên chúng tôi vượt qua con suối nhỏ gần Mỏ Chì để đến với sườn núi thoai thoải của những bụi cây dại mọc thấp ngang người, đoạn đường này sẽ không kéo dài lâu bởi phía cuối của mỏ chì là đoạn dốc rất cao (gần như dựng đứng), những bước chân của chúng tôi ngắn lại, những cái bặm môi, hít sâu cùng những giọt mồ hôi rịn vai áo và lúc này tuyệt đối không thể thiếu cái ghì chặt tay với người bạn đường- cây gậy tre- để đến với chặng thứ hai.
Chặng đường đến với lán nghỉ được bắt đầu từ suối lên đến lán nghỉ đêm cao 2.400m, cảnh quan thay đổi liên tục theo độ cao và rất đẹp. Vượt qua hai con dốc, qua đỉnh núi Chung Dê Hô hay còn gọi là đỉnh Đá Mài theo tiếng người dân bản địa, chúng tôi đi ngang qua những cánh rừng nguyên sinh với màu xanh thẫm đầy kỳ bí và những cây tầng lá thấp với những chùm hoa rừng thi nhau đua nở. Khi qua khỏi khu rừng già, tiếp theo sẽ đến ngôi rừng trúc lùn dày đặc, vàng óng đan xen nhau thành vòm rất đẹp. Chúng tôi tranh thủ tận hưởng không khí mát mẻ trong chốc lát để tiếp tục chinh phục đoạn đường dốc thẳng đứng mà dân bản địa thường gọi là dốc 3 cây (từ dưới nhìn lên chỉ thấy 2 cây to mọc lưng chừng dốc). Đến đây, tất cả mọi người đều động viên nhau cùng cố gắng vì đã đi được nửa chặng đường ở độ cao khoảng 1800m. Gió thổi rất mạnh xen lẫn hơi lạnh của những đám mây vội bay qua. Chúng tôi chia tay dốc 3 cây, tiếp tục đi dọc theo sườn núi để vượt những con dốc đi lên phía trên đỉnh núi. Lúc này, đoàn leo núi tự động chia thành những nhóm nhỏ dưới sự dẫn đường mẫn cán của những porter người Mông nơi đây.
Sau khoảng 3-4 giờ leo liên tục vừa đi vừa nghỉ, chúng tôi cũng đã lên đến điểm trại 2.400m so với mực nước biển. Trước kia, ở đây chỉ là một bãi đất trống, các đoàn leo núi lên đến đây phải tự mang theo lều trại để cắm, nước sinh hoạt cũng phải vác từ dưới núi lên. Sau này nhận thấy lượng khách leo núi Tà Chì Nhù càng ngày càng cao, anh em porter người Mông đã đồng lòng dựng lên một căn lán trại bằng gỗ, sức chứa 100 người, dẫn nước suối về sinh hoạt, có đủ chăn đệm, có nhà bếp nấu nướng, khu vệ sinh, với giá 100.000đ/người/đêm. Cảm giác đến với điểm nghỉ để ăn trưa và nghỉ ngơi sau nhiều tiếng đồng hồ leo núi thật thú vị. Tại đây, chúng tôi được chính những người hỗ trợ, dẫn đường- porter người Mông nấu những món ăn địa phương, có lẽ đây sẽ là bữa ăn trưa ngon nhất của nhiều người leo núi trong đoàn sau một hành trình dài thấm mệt.
Kết thúc thời gian nghỉ trưa 30 phút, chúng tôi để lại lán nghỉ những đồ đạc nặng, chỉ mang theo đèn pin, một chiếc khăn và áo khoác dài tay, áo mưa để tiếp tục chinh phục chặng đường thứ 3, đến đỉnh núi Tà Chì Nhù. Quãng đường từ lán nghỉở độ cao 2400m lên đỉnh dài khoảng 3km, phía trên này hầu như chỉ có những đồi núi mọc cây bụi, bên cạnh là những vách đá dựng đứng phủ đầy rêu xanh hùng vĩ. Chúng tôi đi trong gió, trong nắng, phía trên là bầu trời xanh ngắt với những đám mây trắng tưởng giơ tay chạm được. Không gian trải rộng bao la khiến chúng tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vỹ. Có thể nói, đây là quãng đường đẹp nhất toàn bộ hành trình bởi sự thoáng đãng, khoáng đạt với quang cảnh là những sống lưng "khủng long", thung lũng hùng vĩ của khối núi Pú Luông. Bất ngờ với đàn “Ngựa trời” giữa thảo nguyên trên lưng chừng núi, hàng rào xếp bằng đá và những cây gỗ lũa được thiên nhiên mài giũa đã làm chúng tôi vô cùng thích thú như lạc vào một thế giới thần thoại.Tạm biệt những chú ngựa, chúng tôi vượt những con dốc đá cuối cùng để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù sau hai tiếng. Lúc này đã là nửa buổi chiều, mây bao phủ chúng tôi trên đỉnh núi. Cây cột mốc Tà Chì Nhù làm bằng sắt cao khoảng 50cm, hình tam giác, khắc tên đỉnh núi và độ cao 2979m. Cảm giác mệt mỏi của chúng tôi tan biến, chỉ còn lại nụ cười, niềm phấn khích khi đã hoàn thành chặng đường chinh phục đỉnh núi cao nhất ở Yên Bái. Đó cũng là những cảm xúc của mỗi người khi chinh phục chính bản thân mình và thử sức sự nỗ lực và độ dẻo dai cũng như tinh thần đồng đội trong nhóm leo núi. Trên đỉnh núi, lá cờ Tổ Quốc chúng tôi mang theo bay phần phật trong gió lộng, khơi lên xúc cảm hào hùng của những người con đất Việt nơi non cao xanh thẳm của núi rừng Trạm Tấu. Chúng tôi đã cùng ghi lại những bức hình quý giá, lưu giữ những khoảnh khắc thiêng liêng ấy và đều biết rằng sẽ không ai quên được những xúc cảm đầy tự hào ấy trong mỗi chúng tôi.
Hành trình trở về lán nghỉ trong ánh chiều đã dần tắt nắng. Sau bữa cơm tối ngon lành, chúng tôi có những phút giây hoà mình vào tiếng khèn Mông và vòng xoè trong đêm lửa trại ấm áp. Mọi người đều quên đi những phiền muộn và nhộn nhịp của cuộc sống dưới chân núi để có một giấc ngủ ngon lành trên lán, tận hưởng cái lạnh giá khi đêm xuống để khi tỉnh dậy, chúng tôi lại có cơ may được đón thêm một buổi bình minh đáng nhớ nữa trước khi xuất phát quay ngược xuống núi. Ngay phía trước lán nghỉ, khi bình minh đang ló rạng, bầu trời vẫn còn đầy sao, tại thung lũng, những áng mây cuồn cuộn, bồng bềnh không có điểm dừng từ từ hiện ra khiến chúng tôi phải ngỡ ngàng và trầm trồ thán phục. Biển mây trắng mà chỉ nhìn thấy từ rất xa nay đang ở rất gần chúng tôi. Từng lớp mây lặng lẽ hiện lên, quấn quýt và đỉnh núi trước khi những ánh nắng lên làm chúng bay tản mát. Thiên đường mây trước mắt chúng tôi thực sự là tiên cảnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho những người khát khao chinh phục, trải nghiệm nơi núi rừng Trạm Tấu.
Hành trình trở về điểm xuất phát như ngắn lại bởi cảm giác hồ hởi của những người chinh phục thành công đỉnh Tà Chì Nhù. Chúng tôi thực sự đã trải qua vô vàn những cung bậc cảm xúc, đã hoà mình thực sự vào thiên nhiên với tâm thế ung dung tự tại. Chúng tôi đã có những phút giây yên lặng dưới một gốc cây, hòn đá để cảm nhận làn gió trong veo luồn lách và len lỏi qua từng bộ phận cơ thể như đang vỗ về, an ủi.... Đó chính là hương vị núi rừng mà những cư dân thành phố muốn rời xa chốn khói bụi phố thị mà tìm về.
Chúc các bạn cũng sẽ có những hành trình trải nghiệm chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù leo núi thật bình an và đong đầy cảm xúc.
Vân Mai
SVHTTDL- Tà Chì Nhù có độ cao 2979m so với mặt nước biển và đứng thứ bảy trong top 10 ngọn núi cao nhất ở Việt Nam, nổi tiếng là “Thiên đường mây nơi hạ giới”. Với “Biển mây” trùng điệp, cùng Hoa Chi Pâu (hoa không biết theo tiếng đồng bào người H’Mông) nở rộ vào tháng Mười, với đàn “Ngựa trời” giữa thảo nguyên trên lưng chừng núi, làm mê đắm du khách ưa hoạt động du lịch mạo hiểm khám phá.Để leo đỉnh Tà Chì Nhù, chúng tôi phải có mặt ở trung tâm huyện Trạm Tấu từ tối hôm trước nghỉ ngơi. Sáng hôm sau, di chuyển sớm vào Mỏ Chì, bản Xà Hồ rồi bắt đầu hành trình chinh phục. Hành trang không thể thiếu là đôi giày leo núi chuyên dụng, chiếc gậy chắc chắn được làm từ cây tre nhỏ, và chiếc ba lô nhỏ cùng những vật dụng cần thiết như chai nước nhỏ, một chút đồ ăn nhẹ. Thời tiết nắng đẹp cùng những cơn gió nhẹ là động lực lớn ủng hộ chúng tôi chinh phục đỉnh núi cao này.
Tổng quãng đường chinh phục Tà Chì Nhù cho hai ngày một đêm khoảng 18km cả đi lẫn về và chia làm ba chặng: chặng 1 ở độ cao khoảng 1.200m tại Mỏ Chì ngay chân núi, điểm xuất phát này hiện vẫn thuộc một công ty khai thác chì quản lý. Ngay từ những km đầu tiên chúng tôi vượt qua con suối nhỏ gần Mỏ Chì để đến với sườn núi thoai thoải của những bụi cây dại mọc thấp ngang người, đoạn đường này sẽ không kéo dài lâu bởi phía cuối của mỏ chì là đoạn dốc rất cao (gần như dựng đứng), những bước chân của chúng tôi ngắn lại, những cái bặm môi, hít sâu cùng những giọt mồ hôi rịn vai áo và lúc này tuyệt đối không thể thiếu cái ghì chặt tay với người bạn đường- cây gậy tre- để đến với chặng thứ hai.
Đoạn đường bằng phẳng ở Chặng 1.
Chặng đường đến với lán nghỉ được bắt đầu từ suối lên đến lán nghỉ đêm cao 2.400m, cảnh quan thay đổi liên tục theo độ cao và rất đẹp. Vượt qua hai con dốc, qua đỉnh núi Chung Dê Hô hay còn gọi là đỉnh Đá Mài theo tiếng người dân bản địa, chúng tôi đi ngang qua những cánh rừng nguyên sinh với màu xanh thẫm đầy kỳ bí và những cây tầng lá thấp với những chùm hoa rừng thi nhau đua nở. Khi qua khỏi khu rừng già, tiếp theo sẽ đến ngôi rừng trúc lùn dày đặc, vàng óng đan xen nhau thành vòm rất đẹp. Chúng tôi tranh thủ tận hưởng không khí mát mẻ trong chốc lát để tiếp tục chinh phục đoạn đường dốc thẳng đứng mà dân bản địa thường gọi là dốc 3 cây (từ dưới nhìn lên chỉ thấy 2 cây to mọc lưng chừng dốc). Đến đây, tất cả mọi người đều động viên nhau cùng cố gắng vì đã đi được nửa chặng đường ở độ cao khoảng 1800m. Gió thổi rất mạnh xen lẫn hơi lạnh của những đám mây vội bay qua. Chúng tôi chia tay dốc 3 cây, tiếp tục đi dọc theo sườn núi để vượt những con dốc đi lên phía trên đỉnh núi. Lúc này, đoàn leo núi tự động chia thành những nhóm nhỏ dưới sự dẫn đường mẫn cán của những porter người Mông nơi đây.
Sau khoảng 3-4 giờ leo liên tục vừa đi vừa nghỉ, chúng tôi cũng đã lên đến điểm trại 2.400m so với mực nước biển. Trước kia, ở đây chỉ là một bãi đất trống, các đoàn leo núi lên đến đây phải tự mang theo lều trại để cắm, nước sinh hoạt cũng phải vác từ dưới núi lên. Sau này nhận thấy lượng khách leo núi Tà Chì Nhù càng ngày càng cao, anh em porter người Mông đã đồng lòng dựng lên một căn lán trại bằng gỗ, sức chứa 100 người, dẫn nước suối về sinh hoạt, có đủ chăn đệm, có nhà bếp nấu nướng, khu vệ sinh, với giá 100.000đ/người/đêm. Cảm giác đến với điểm nghỉ để ăn trưa và nghỉ ngơi sau nhiều tiếng đồng hồ leo núi thật thú vị. Tại đây, chúng tôi được chính những người hỗ trợ, dẫn đường- porter người Mông nấu những món ăn địa phương, có lẽ đây sẽ là bữa ăn trưa ngon nhất của nhiều người leo núi trong đoàn sau một hành trình dài thấm mệt.
Kết thúc thời gian nghỉ trưa 30 phút, chúng tôi để lại lán nghỉ những đồ đạc nặng, chỉ mang theo đèn pin, một chiếc khăn và áo khoác dài tay, áo mưa để tiếp tục chinh phục chặng đường thứ 3, đến đỉnh núi Tà Chì Nhù. Quãng đường từ lán nghỉở độ cao 2400m lên đỉnh dài khoảng 3km, phía trên này hầu như chỉ có những đồi núi mọc cây bụi, bên cạnh là những vách đá dựng đứng phủ đầy rêu xanh hùng vĩ. Chúng tôi đi trong gió, trong nắng, phía trên là bầu trời xanh ngắt với những đám mây trắng tưởng giơ tay chạm được. Không gian trải rộng bao la khiến chúng tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vỹ. Có thể nói, đây là quãng đường đẹp nhất toàn bộ hành trình bởi sự thoáng đãng, khoáng đạt với quang cảnh là những sống lưng "khủng long", thung lũng hùng vĩ của khối núi Pú Luông. Bất ngờ với đàn “Ngựa trời” giữa thảo nguyên trên lưng chừng núi, hàng rào xếp bằng đá và những cây gỗ lũa được thiên nhiên mài giũa đã làm chúng tôi vô cùng thích thú như lạc vào một thế giới thần thoại.Tạm biệt những chú ngựa, chúng tôi vượt những con dốc đá cuối cùng để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù sau hai tiếng. Lúc này đã là nửa buổi chiều, mây bao phủ chúng tôi trên đỉnh núi. Cây cột mốc Tà Chì Nhù làm bằng sắt cao khoảng 50cm, hình tam giác, khắc tên đỉnh núi và độ cao 2979m. Cảm giác mệt mỏi của chúng tôi tan biến, chỉ còn lại nụ cười, niềm phấn khích khi đã hoàn thành chặng đường chinh phục đỉnh núi cao nhất ở Yên Bái. Đó cũng là những cảm xúc của mỗi người khi chinh phục chính bản thân mình và thử sức sự nỗ lực và độ dẻo dai cũng như tinh thần đồng đội trong nhóm leo núi. Trên đỉnh núi, lá cờ Tổ Quốc chúng tôi mang theo bay phần phật trong gió lộng, khơi lên xúc cảm hào hùng của những người con đất Việt nơi non cao xanh thẳm của núi rừng Trạm Tấu. Chúng tôi đã cùng ghi lại những bức hình quý giá, lưu giữ những khoảnh khắc thiêng liêng ấy và đều biết rằng sẽ không ai quên được những xúc cảm đầy tự hào ấy trong mỗi chúng tôi.
Giây phút tự hào khi chinh phục đỉnh cao Tà Chì Nhù
Hành trình trở về lán nghỉ trong ánh chiều đã dần tắt nắng. Sau bữa cơm tối ngon lành, chúng tôi có những phút giây hoà mình vào tiếng khèn Mông và vòng xoè trong đêm lửa trại ấm áp. Mọi người đều quên đi những phiền muộn và nhộn nhịp của cuộc sống dưới chân núi để có một giấc ngủ ngon lành trên lán, tận hưởng cái lạnh giá khi đêm xuống để khi tỉnh dậy, chúng tôi lại có cơ may được đón thêm một buổi bình minh đáng nhớ nữa trước khi xuất phát quay ngược xuống núi. Ngay phía trước lán nghỉ, khi bình minh đang ló rạng, bầu trời vẫn còn đầy sao, tại thung lũng, những áng mây cuồn cuộn, bồng bềnh không có điểm dừng từ từ hiện ra khiến chúng tôi phải ngỡ ngàng và trầm trồ thán phục. Biển mây trắng mà chỉ nhìn thấy từ rất xa nay đang ở rất gần chúng tôi. Từng lớp mây lặng lẽ hiện lên, quấn quýt và đỉnh núi trước khi những ánh nắng lên làm chúng bay tản mát. Thiên đường mây trước mắt chúng tôi thực sự là tiên cảnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho những người khát khao chinh phục, trải nghiệm nơi núi rừng Trạm Tấu.
Biển mây ở độ cao 2400m- Chặng 2
Hành trình trở về điểm xuất phát như ngắn lại bởi cảm giác hồ hởi của những người chinh phục thành công đỉnh Tà Chì Nhù. Chúng tôi thực sự đã trải qua vô vàn những cung bậc cảm xúc, đã hoà mình thực sự vào thiên nhiên với tâm thế ung dung tự tại. Chúng tôi đã có những phút giây yên lặng dưới một gốc cây, hòn đá để cảm nhận làn gió trong veo luồn lách và len lỏi qua từng bộ phận cơ thể như đang vỗ về, an ủi.... Đó chính là hương vị núi rừng mà những cư dân thành phố muốn rời xa chốn khói bụi phố thị mà tìm về.
Chúc các bạn cũng sẽ có những hành trình trải nghiệm chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù leo núi thật bình an và đong đầy cảm xúc.