Ngày 27/2, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) – Khởi nguồn và động lực phát triển”. Hội thảo diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp với sự có mặt khoảng 250 đại biểu và trực tuyến với đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố với khoảng 3.500 đại biểu tham dự.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Hội thảo có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Đoàn Minh Huấn – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham dự của các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu, học viện, trường đại học và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.
Dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các văn nghệ sĩ, tri thức tiêu biểu của tỉnh. Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự Hội thảo trực tuyến gồm có đồng chí Nguyễn Lâm Tới, Phó Giám đốc Sở; lãnh đạo và chuyên viên phòng Quản lý Văn hóa, lãnh đạo Văn phòng Sở và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở.
Hội thảo tập trung vào hai nội dung chính: Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam; Văn hóa con người Việt Nam – Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết: Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết: Trước những biến động không ngừng của bối cảnh lịch sử và các yêu cầu phát triển mới liên tục xuất hiện, các luận điểm của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị, sức ảnh hưởng của mình và tiếp tục được vận dụng, kế thừa, bổ sung và hoàn thiện trong hệ thống các văn kiện của Đảng về văn hóa. Quá trình chuyển dịch từ ba nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học của nền văn hóa cách mạng cho đến các giá trị tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế cho thấy vị thế và tầm ảnh hưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam như một cương lĩnh khởi nguồn cho việc xác lập và hoàn thiện tư duy lý luận về phát triển văn hóa, phát triển con người ở Việt Nam.
Ra đời trong bối cảnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đề cương là cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa, xác lập văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa). Thời điểm và bối cảnh ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã cho thấy tư duy, tầm nhìn và sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta trong phát triển văn hóa.
Từ điểm khởi nguồn này, trải qua tiến trình lịch sử với rất nhiều biến động, việc phát triển các giá trị mang tính cương lĩnh của Đề cương vẫn giữ nguyên sức sống và có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu làm rõ các vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện trong quá trình vận dụng giá trị của Đề cương trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả giá trị của văn kiện này vì mục tiêu phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Phát biểu tổng kết, bế mạc Hội thảo, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: Hội thảo đã thống nhất đánh giá ý nghĩa lịch sử, giá trị to lớn mang tầm thời đại và sức sống lâu dài, bền vững của Đề cương văn hóa Việt Nam. Hội thảo cùng với thành quả nghiên cứu, tư liệu lịch sử đã công bố, thêm một lần nữa chứng minh và khẳng định giá trị to lớn của đề cương về văn hóa Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đánh giá một cách khoa học toàn diện, Đề cương văn hóa Việt Nam khẳng định những quan điểm cốt lõi đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Hội thảo nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, những người thực hành văn hóa nghệ thuật và các tầng lớp nhân dân những hiểu biết về ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, giá trị to lớn và tầm ảnh hưởng của Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong 80 năm qua. Qua đó, huy động sự tham gia của các cơ quan tham mưu, quản lý văn hóa và các nhà nghiên cứu văn hóa, các trí thức, văn nghệ sĩ, những người thực hành văn hóa trong cả nước nhằm làm rõ các giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam; quá trình vận dụng, phát huy giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người hiện nay và trong tiến trình lịch sử; những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đã đạt được dưới ánh sáng của bản Đề cương và đường lối văn hóa của Đảng.
Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các phòng chức năng hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền và các đơn vị triển khai tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm "80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam" bằng các hình thức phong phú như: viết tham luận tại Hội thảo khoa học Quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Cội nguồn và động lực phát triển”; trang trí khánh tiết, cờ tổ quốc, hồng kỳ tại khu vực trung tâm tỉnh; xây dựng chương trình cho đội tuyên truyền lưu động đi cơ sở tuyên truyền phục vụ nhân dân; lựa chọn, in sao các bộ phim nhựa, phim video với nội dung về Đảng, Bác Hồ, cách mạng Việt Nam… cho các đội chiếu phim lưu động phục vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng chiếu phim phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Bảo tàng tỉnh sưu tầm các tài liệu, hiện vật chủ đề về 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; tổ chức trưng bày chuyên đề sách tại Thư viện tỉnh, tuyên truyền, giới thiệu các chuyên đề sách trên website của đơn vị nhân dịp kỷ niệm... Đặc biệt là Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” biểu diễn vào 20h ngày 28/02/2023 tại Quảng trường 19/8 km 5, thành phố Yên Bái do Trung tâm Văn hóa tỉnh phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện đã thu hút được đông đảo nhân dân đến thưởng thức.
Hình ảnh chương trình Nghệ thuật kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”:
Như Huyên - QLVH
Ngày 27/2, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) – Khởi nguồn và động lực phát triển”. Hội thảo diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp với sự có mặt khoảng 250 đại biểu và trực tuyến với đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố với khoảng 3.500 đại biểu tham dự.Hội thảo có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Đoàn Minh Huấn – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham dự của các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu, học viện, trường đại học và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ chủ trì Hội thảo
Dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các văn nghệ sĩ, tri thức tiêu biểu của tỉnh. Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự Hội thảo trực tuyến gồm có đồng chí Nguyễn Lâm Tới, Phó Giám đốc Sở; lãnh đạo và chuyên viên phòng Quản lý Văn hóa, lãnh đạo Văn phòng Sở và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở.
Hội thảo tập trung vào hai nội dung chính: Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam; Văn hóa con người Việt Nam – Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết: Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết: Trước những biến động không ngừng của bối cảnh lịch sử và các yêu cầu phát triển mới liên tục xuất hiện, các luận điểm của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị, sức ảnh hưởng của mình và tiếp tục được vận dụng, kế thừa, bổ sung và hoàn thiện trong hệ thống các văn kiện của Đảng về văn hóa. Quá trình chuyển dịch từ ba nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học của nền văn hóa cách mạng cho đến các giá trị tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế cho thấy vị thế và tầm ảnh hưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam như một cương lĩnh khởi nguồn cho việc xác lập và hoàn thiện tư duy lý luận về phát triển văn hóa, phát triển con người ở Việt Nam.
Ra đời trong bối cảnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đề cương là cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa, xác lập văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa). Thời điểm và bối cảnh ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã cho thấy tư duy, tầm nhìn và sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta trong phát triển văn hóa.
Từ điểm khởi nguồn này, trải qua tiến trình lịch sử với rất nhiều biến động, việc phát triển các giá trị mang tính cương lĩnh của Đề cương vẫn giữ nguyên sức sống và có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu làm rõ các vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện trong quá trình vận dụng giá trị của Đề cương trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả giá trị của văn kiện này vì mục tiêu phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Phát biểu tổng kết, bế mạc Hội thảo, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: Hội thảo đã thống nhất đánh giá ý nghĩa lịch sử, giá trị to lớn mang tầm thời đại và sức sống lâu dài, bền vững của Đề cương văn hóa Việt Nam. Hội thảo cùng với thành quả nghiên cứu, tư liệu lịch sử đã công bố, thêm một lần nữa chứng minh và khẳng định giá trị to lớn của đề cương về văn hóa Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đánh giá một cách khoa học toàn diện, Đề cương văn hóa Việt Nam khẳng định những quan điểm cốt lõi đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Hội thảo nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, những người thực hành văn hóa nghệ thuật và các tầng lớp nhân dân những hiểu biết về ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, giá trị to lớn và tầm ảnh hưởng của Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong 80 năm qua. Qua đó, huy động sự tham gia của các cơ quan tham mưu, quản lý văn hóa và các nhà nghiên cứu văn hóa, các trí thức, văn nghệ sĩ, những người thực hành văn hóa trong cả nước nhằm làm rõ các giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam; quá trình vận dụng, phát huy giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người hiện nay và trong tiến trình lịch sử; những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đã đạt được dưới ánh sáng của bản Đề cương và đường lối văn hóa của Đảng.
Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các phòng chức năng hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền và các đơn vị triển khai tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm "80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam" bằng các hình thức phong phú như: viết tham luận tại Hội thảo khoa học Quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Cội nguồn và động lực phát triển”; trang trí khánh tiết, cờ tổ quốc, hồng kỳ tại khu vực trung tâm tỉnh; xây dựng chương trình cho đội tuyên truyền lưu động đi cơ sở tuyên truyền phục vụ nhân dân; lựa chọn, in sao các bộ phim nhựa, phim video với nội dung về Đảng, Bác Hồ, cách mạng Việt Nam… cho các đội chiếu phim lưu động phục vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng chiếu phim phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Bảo tàng tỉnh sưu tầm các tài liệu, hiện vật chủ đề về 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; tổ chức trưng bày chuyên đề sách tại Thư viện tỉnh, tuyên truyền, giới thiệu các chuyên đề sách trên website của đơn vị nhân dịp kỷ niệm... Đặc biệt là Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” biểu diễn vào 20h ngày 28/02/2023 tại Quảng trường 19/8 km 5, thành phố Yên Bái do Trung tâm Văn hóa tỉnh phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện đã thu hút được đông đảo nhân dân đến thưởng thức.
Hình ảnh chương trình Nghệ thuật kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”: