BTYB - Đến với Bảo tàng Yên Bái, giờ đây người dân, học sinh và du khách tham quan không còn thấy những tấm ảnh nhàm chán, hiện vật khô cứng, không gian trưng bày rập khuôn, mà nhờ ứng dụng chuyển đổi số trong công tác trưng bày - tuyên truyền, những cuộc tham quan, trải nghiệm tại đây đã ngày càng mới mẻ, thu hút, hấp dẫn, đến gần hơn với công chúng.
Bảo tàng Yên Bái
Đổi mới để tạo sức hút
Bảo tàng tỉnh Yên Bái hiện đang lưu giữ và trưng bày trên 300 mẫu vật địa chất, khoáng sản và giới thiệu hơn 25.158 tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa tỉnh Yên Bái. Đây là nguồn tư liệu quý giúp cho khách tham quan hiểu được về các giai đoạn lịch sử phát triển của tỉnh Yên Bái, nên Bảo tàng đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa hiện vật. Thông qua đó đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu khoa học, đồng thời phục vụ hoạt động trưng bày quảng bá nhằm phát huy những giá trị lịch sử quan trọng của các tài liệu, hiện vật.
Phát huy hiệu quả của Bảo tàng thực tế ảo được xây dựng từ nhiệm vụ khoa học “Chuyển đổi số các hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái hình thành Bảo tàng thực tế ảo (VR)” khi phối hợp cùng Trường Đại học Công nghệ thông tin - truyền thông, Đại học Thái Nguyên triển khai từ năm 2021 đến hết năm 2022. Bảo tàng ảo với hệ thống trưng bày điện tử trực quan, hiện đại, ứng dụng các công nghệ VR tăng cường chạy trên nền Web baotangyenbai.vn, khách tham quan đã tích cực truy cập, dễ dàng tự do khám phá, tìm hiểu khi xoay trái, phải, trên dưới các chiều không gian xung quanh tham quan từ cổng vào đến các gian trưng bày, hiện vật vì đều được quét 3D, 360 độ như được trực tiếp có mặt tại Bảo tàng, không bị hạn chế bởi không gian, thời gian, khoảng cách địa lý.
Tại thời điểm này, gần 100% các tài liệu, hiện vật lịch sử tại không gian trưng bày của Bảo tàng Yên Bái đã được số hóa. Việc chuyển đổi số từ bảo tàng truyền thống sang bảo tàng số, chính là cách làm mới để hoạt động quảng bá phát huy giá trị các tại liệu hiện vật của đơn vị trở nên hấp dẫn và gần gũi hơn với người tham quan, nhất là các bạn trẻ.
Xã hội càng hiện đại, con người càng có xu hướng tìm về nguồn cội và tìm hiểu lịch sử. Từ đó, Bảo tàng tỉnh không chỉ đơn thuần làm công tác sưu tầm và bảo quản hiện vật mà còn đảm nhận nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ. Nhận thức rằng, không thể ép buộc các em học sinh phải thích các hoạt động của mình. Bảo tàng Yên Bái đã đổi mới cách làm, phối hợp với các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức các tiết học giáo dục địa phương. Thay vì chỉ giới thiệu lý thuyết theo cách truyền thống để học sinh thụ động tiếp nhận thông tin, các thuyết minh viên đã chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức, cập nhật những điều mới mẻ trong cách giới thiệu, truyền đạt để có những kế hoạch, mô hình, giáo án riêng phù hợp cho từng đối tượng như học sinh tiểu học, THCS, THPT, sinh viên... Từ đó giao lưu, tương tác với các em học sinh, đặt câu hỏi gợi mở để các em tự tìm câu trả lời chính xác. Sau đó, củng cố lại kiến thức, lưu ý những thông tin cần nắm bắt để làm bài tập. Hướng dẫn các em tìm hiểu thêm kiến thức tại những phần mềm và thiết bị công nghệ hiện đại lắp đặt tại các không gian trưng bày. Cuối các tiết học, để giảm bớt sự căng thẳng, tạo sự gắn kết, đoàn kết, các em học sinh được tham gia hoạt động giải trí thú vị, tìm hiểu các trò chơi dân gian như: Nhảy sạp, đi cà kheo, kéo co, đi cầu khỉ… Các em nhỏ cũng dần xem địa chỉ Bảo tàng tỉnh là sân chơi, không gian văn hoá với nhiều điều khám phá và học tập.
Anh Hà Thế Hùng, trú tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, đưa con học tại trường THCS Quang Trung đến ngoại khoá tại Bảo tàng tỉnh chia sẻ: “Cực kỳ bất ngờ trước không gian thoáng mát, có nhiều hiện vật phong phú được bảo quản tốt, các cô thuyết minh viên hướng dẫn hay, khá hấp dẫn. Các cháu vừa tích luỹ thêm kiến thức, vừa được chơi trò chơi giúp thoải mái, giảm căng thẳng sau những giờ học. Tôi thấy đây là hoạt động rất ý nghĩa cần được phát triển và phát huy”.
Từ năm 2023 đến nay, Bảo tàng tỉnh đã tạo được sự lan toả khá mạnh mẽ. Các trường học trên địa bàn tỉnh từ vị trí được mời đã chuyển sang chủ động liên hệ, phối hợp đưa học sinh đến với Bảo tàng.
Bên cạnh hình thức giáo dục học sinh trực tiếp, Bảo tàng Yên Bái còn tổ chức thành công nhiều chương trình Tour thăm quan Bảo tàng Yên Bái online cho hàng nghìn thầy, cô giáo và các em học sinh tại các trường học ở các địa bàn xa thành phố Yên Bái. Qua điểm cầu kết nối giữa Bảo tàng và điểm cầu online các trường học đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các bạn học sinh và các nhà trường.
Năm 2024, mục tiêu của Bảo tàng Yên Bái đón 35.000 khách, 150 khách quốc tế. Nhờ những hoạt động đổi mới, 10 tháng năm 2024, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đón trên 47.902 khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm, đạt 133% kế hoạch, trong đó có 297 khách quốc tế, đạt 198% kế hoạch. Riêng tháng 10/2024, Bảo tàng đón 1.000 khách tham quan cho thấy với Bảo tàng Yên Bái có sức hút nhất định đối với khách du lịch và người dân trong và ngoài tỉnh.
Ðẩy mạnh truyền thông
Bảo tàng Yên Bái đạt được kết quả trên do đã đẩy mạnh tuyên truyền trên các nền tảng số như website, fanpage bằng hình thức cập nhật thường xuyên các hình ảnh, video về các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại đây.
Các hoạt động trưng bày chuyên đề cũng được tăng cường tuyên truyền trước, trong và sau mỗi hoạt động nhằm thông tin, thu hút khách đến tham quan. 10 tháng năm 2024, Bảo tàng đã nghiên cứu, xây dựng nội dung trưng bày 08 cuộc đạt 114% kế hoạch. Nổi bật là trưng bày, triển lãm mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 tại Bảo tàng tỉnh (Hội báo Xuân, trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật, trưng bày chuyên đề "Đón tết vui xuân", trưng bày sách, ấn phẩm, hình ảnh quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh); trưng bày các chuyên đề: “Lục Yên đất và người” tại đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, “Yên Bái - Dấu son trong chiến dịch Điện Biên Phủ” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024) tại Bảo tàng tỉnh; “Di chúc của Bác - Nguồn sáng dẫn đường” nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Bác tại huyện Yên Bình; “Ngày hội gia đình Việt Nam” tại thành phố Hải Phòng; “Đảng bộ và Nhân dân Yên Bái - Những mốc son Lịch sử" kỷ niệm 79 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2024); trưng bày chào mừng Đại hội Thi đua Quyết thắng Lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 - 2024; trưng bày chuyên đề “cộng đồng các dân tộc và tôn giáo Việt Nam” tại huyện Mù Cang Chải. Các cuộc trưng bày nhận được những phản hồi tích cực vì sự đa dạng, phong phú, dày công sưu tầm ảnh, tư liệu, hiện vật quý giới thiệu đến khách tham quan hiểu thêm về lịch sử, phong tục, văn hóa, sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đất và con người Yên Bái theo từng giai đoạn.
Theo thống kê trên website, Bảo tàng tỉnh Yên Bái hiện có 12.190 lượt theo dõi và 5.399 lượt thường xuyên ghé thăm tìm hiểu thông tin. Fanpage Bảo tàng tỉnh Yên Bái tính đến hết tháng 10/2024 đã tăng lên 1.805 lượt thích và 2.170 người theo dõi.
Ông Hoàng Tiến Long, Giám đốc Bảo tàng tỉnh chia sẻ: “Bảo tàng Yên Bái đã thực hiện các sự kiện truyền thông nhỏ để đăng lên các trang mạng xã hội nhằm tận dụng tốt mạng xã hội cho tuyên truyền. Các bài viết cũng được đầu tư hình ảnh đẹp hơn, phong phú hơn bằng thiết kế đồ hoạ. Thêm nữa, trên trang fanpage hiện tại, nhân viên Bảo tàng tỉnh đã tâm huyết đầu tư thực hiện các clip giới thiệu cắt dựng chỉn chu, súc tích, ngắn gọn... tiếp cận giới trẻ, tạo sự thích thú, cuốn hút người xem và theo dõi”.
Có thể nói, chuyển đổi số trong hoạt động trưng bày - tuyên truyền của Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần quan trọng để phát huy giá trị trưng bày hiện vật rộng rãi, nhanh chóng và hiệu quả, là cầu nối kéo gần khoảng cách của bảo tàng với công chúng. Qua đó, góp phần đáng kể vào gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, nâng cao giá trị lịch sử, đồng thời tăng cường giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng và thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội địa phương./.
Thanh Hoa - Bảo tàng tỉnh
BTYB - Đến với Bảo tàng Yên Bái, giờ đây người dân, học sinh và du khách tham quan không còn thấy những tấm ảnh nhàm chán, hiện vật khô cứng, không gian trưng bày rập khuôn, mà nhờ ứng dụng chuyển đổi số trong công tác trưng bày - tuyên truyền, những cuộc tham quan, trải nghiệm tại đây đã ngày càng mới mẻ, thu hút, hấp dẫn, đến gần hơn với công chúng.Đổi mới để tạo sức hút
Bảo tàng tỉnh Yên Bái hiện đang lưu giữ và trưng bày trên 300 mẫu vật địa chất, khoáng sản và giới thiệu hơn 25.158 tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa tỉnh Yên Bái. Đây là nguồn tư liệu quý giúp cho khách tham quan hiểu được về các giai đoạn lịch sử phát triển của tỉnh Yên Bái, nên Bảo tàng đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa hiện vật. Thông qua đó đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu khoa học, đồng thời phục vụ hoạt động trưng bày quảng bá nhằm phát huy những giá trị lịch sử quan trọng của các tài liệu, hiện vật.
Phát huy hiệu quả của Bảo tàng thực tế ảo được xây dựng từ nhiệm vụ khoa học “Chuyển đổi số các hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái hình thành Bảo tàng thực tế ảo (VR)” khi phối hợp cùng Trường Đại học Công nghệ thông tin - truyền thông, Đại học Thái Nguyên triển khai từ năm 2021 đến hết năm 2022. Bảo tàng ảo với hệ thống trưng bày điện tử trực quan, hiện đại, ứng dụng các công nghệ VR tăng cường chạy trên nền Web baotangyenbai.vn, khách tham quan đã tích cực truy cập, dễ dàng tự do khám phá, tìm hiểu khi xoay trái, phải, trên dưới các chiều không gian xung quanh tham quan từ cổng vào đến các gian trưng bày, hiện vật vì đều được quét 3D, 360 độ như được trực tiếp có mặt tại Bảo tàng, không bị hạn chế bởi không gian, thời gian, khoảng cách địa lý.
Bảo tàng ảo trên website baotangyenbai.vn giúp khách tham quan tự do khám phá, tìm hiểu lịch sử, văn hoá tỉnh Yên Bái
Tại thời điểm này, gần 100% các tài liệu, hiện vật lịch sử tại không gian trưng bày của Bảo tàng Yên Bái đã được số hóa. Việc chuyển đổi số từ bảo tàng truyền thống sang bảo tàng số, chính là cách làm mới để hoạt động quảng bá phát huy giá trị các tại liệu hiện vật của đơn vị trở nên hấp dẫn và gần gũi hơn với người tham quan, nhất là các bạn trẻ.
Xã hội càng hiện đại, con người càng có xu hướng tìm về nguồn cội và tìm hiểu lịch sử. Từ đó, Bảo tàng tỉnh không chỉ đơn thuần làm công tác sưu tầm và bảo quản hiện vật mà còn đảm nhận nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ. Nhận thức rằng, không thể ép buộc các em học sinh phải thích các hoạt động của mình. Bảo tàng Yên Bái đã đổi mới cách làm, phối hợp với các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức các tiết học giáo dục địa phương. Thay vì chỉ giới thiệu lý thuyết theo cách truyền thống để học sinh thụ động tiếp nhận thông tin, các thuyết minh viên đã chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức, cập nhật những điều mới mẻ trong cách giới thiệu, truyền đạt để có những kế hoạch, mô hình, giáo án riêng phù hợp cho từng đối tượng như học sinh tiểu học, THCS, THPT, sinh viên... Từ đó giao lưu, tương tác với các em học sinh, đặt câu hỏi gợi mở để các em tự tìm câu trả lời chính xác. Sau đó, củng cố lại kiến thức, lưu ý những thông tin cần nắm bắt để làm bài tập. Hướng dẫn các em tìm hiểu thêm kiến thức tại những phần mềm và thiết bị công nghệ hiện đại lắp đặt tại các không gian trưng bày. Cuối các tiết học, để giảm bớt sự căng thẳng, tạo sự gắn kết, đoàn kết, các em học sinh được tham gia hoạt động giải trí thú vị, tìm hiểu các trò chơi dân gian như: Nhảy sạp, đi cà kheo, kéo co, đi cầu khỉ… Các em nhỏ cũng dần xem địa chỉ Bảo tàng tỉnh là sân chơi, không gian văn hoá với nhiều điều khám phá và học tập.
Những tiết học giáo dục địa phương mới mẻ, thú vị tại Bảo tàng Yên Bái
Anh Hà Thế Hùng, trú tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, đưa con học tại trường THCS Quang Trung đến ngoại khoá tại Bảo tàng tỉnh chia sẻ: “Cực kỳ bất ngờ trước không gian thoáng mát, có nhiều hiện vật phong phú được bảo quản tốt, các cô thuyết minh viên hướng dẫn hay, khá hấp dẫn. Các cháu vừa tích luỹ thêm kiến thức, vừa được chơi trò chơi giúp thoải mái, giảm căng thẳng sau những giờ học. Tôi thấy đây là hoạt động rất ý nghĩa cần được phát triển và phát huy”.
Từ năm 2023 đến nay, Bảo tàng tỉnh đã tạo được sự lan toả khá mạnh mẽ. Các trường học trên địa bàn tỉnh từ vị trí được mời đã chuyển sang chủ động liên hệ, phối hợp đưa học sinh đến với Bảo tàng.
Bên cạnh hình thức giáo dục học sinh trực tiếp, Bảo tàng Yên Bái còn tổ chức thành công nhiều chương trình Tour thăm quan Bảo tàng Yên Bái online cho hàng nghìn thầy, cô giáo và các em học sinh tại các trường học ở các địa bàn xa thành phố Yên Bái. Qua điểm cầu kết nối giữa Bảo tàng và điểm cầu online các trường học đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các bạn học sinh và các nhà trường.
Tour thăm quan Bảo tàng Yên Bái online cho gần 1.425 thầy, cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên tổ chức ngày 14/5/2024
Năm 2024, mục tiêu của Bảo tàng Yên Bái đón 35.000 khách, 150 khách quốc tế. Nhờ những hoạt động đổi mới, 10 tháng năm 2024, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đón trên 47.902 khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm, đạt 133% kế hoạch, trong đó có 297 khách quốc tế, đạt 198% kế hoạch. Riêng tháng 10/2024, Bảo tàng đón 1.000 khách tham quan cho thấy với Bảo tàng Yên Bái có sức hút nhất định đối với khách du lịch và người dân trong và ngoài tỉnh.
Ðẩy mạnh truyền thông
Bảo tàng Yên Bái đạt được kết quả trên do đã đẩy mạnh tuyên truyền trên các nền tảng số như website, fanpage bằng hình thức cập nhật thường xuyên các hình ảnh, video về các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại đây.
Các hoạt động trưng bày chuyên đề cũng được tăng cường tuyên truyền trước, trong và sau mỗi hoạt động nhằm thông tin, thu hút khách đến tham quan. 10 tháng năm 2024, Bảo tàng đã nghiên cứu, xây dựng nội dung trưng bày 08 cuộc đạt 114% kế hoạch. Nổi bật là trưng bày, triển lãm mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 tại Bảo tàng tỉnh (Hội báo Xuân, trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật, trưng bày chuyên đề "Đón tết vui xuân", trưng bày sách, ấn phẩm, hình ảnh quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh); trưng bày các chuyên đề: “Lục Yên đất và người” tại đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, “Yên Bái - Dấu son trong chiến dịch Điện Biên Phủ” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024) tại Bảo tàng tỉnh; “Di chúc của Bác - Nguồn sáng dẫn đường” nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Bác tại huyện Yên Bình; “Ngày hội gia đình Việt Nam” tại thành phố Hải Phòng; “Đảng bộ và Nhân dân Yên Bái - Những mốc son Lịch sử" kỷ niệm 79 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2024); trưng bày chào mừng Đại hội Thi đua Quyết thắng Lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 - 2024; trưng bày chuyên đề “cộng đồng các dân tộc và tôn giáo Việt Nam” tại huyện Mù Cang Chải. Các cuộc trưng bày nhận được những phản hồi tích cực vì sự đa dạng, phong phú, dày công sưu tầm ảnh, tư liệu, hiện vật quý giới thiệu đến khách tham quan hiểu thêm về lịch sử, phong tục, văn hóa, sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đất và con người Yên Bái theo từng giai đoạn.
Theo thống kê trên website, Bảo tàng tỉnh Yên Bái hiện có 12.190 lượt theo dõi và 5.399 lượt thường xuyên ghé thăm tìm hiểu thông tin. Fanpage Bảo tàng tỉnh Yên Bái tính đến hết tháng 10/2024 đã tăng lên 1.805 lượt thích và 2.170 người theo dõi.
Những con số biết nói
Ông Hoàng Tiến Long, Giám đốc Bảo tàng tỉnh chia sẻ: “Bảo tàng Yên Bái đã thực hiện các sự kiện truyền thông nhỏ để đăng lên các trang mạng xã hội nhằm tận dụng tốt mạng xã hội cho tuyên truyền. Các bài viết cũng được đầu tư hình ảnh đẹp hơn, phong phú hơn bằng thiết kế đồ hoạ. Thêm nữa, trên trang fanpage hiện tại, nhân viên Bảo tàng tỉnh đã tâm huyết đầu tư thực hiện các clip giới thiệu cắt dựng chỉn chu, súc tích, ngắn gọn... tiếp cận giới trẻ, tạo sự thích thú, cuốn hút người xem và theo dõi”.
Những thiết kế đồ hoạ tại các bài viết trên Website baotangyenbai.vn và Fanpage Bảo tàng tỉnh Yên Bái giúp tạo sự mới mẻ, thu hút người xem
Có thể nói, chuyển đổi số trong hoạt động trưng bày - tuyên truyền của Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần quan trọng để phát huy giá trị trưng bày hiện vật rộng rãi, nhanh chóng và hiệu quả, là cầu nối kéo gần khoảng cách của bảo tàng với công chúng. Qua đó, góp phần đáng kể vào gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, nâng cao giá trị lịch sử, đồng thời tăng cường giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng và thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội địa phương./.
Thanh Hoa - Bảo tàng tỉnh