Du lịch cộng đồng là một trong những thế mạnh trong phát triển du lịch của thị xã Nghĩa Lộ bởi người dân đã biết khai thác và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc để làm du lịch. Đặc biệt là khai thác và phát huy nghệ thuật xòe Thái để giới thiệu và quảng bá tới du khách.
Đội văn nghệ xã Nghĩa An múa trồng bông dệt vải.
Hiện nay thị xã Nghĩa Lộ có 35 mô hình du lịch cộng đồng hoạt động hiệu quả, mỗi mô hình đều hợp đồng với 2 đến 3 đội văn nghệ dân gian của thôn, bản để biểu diễn. Mỗi đội văn nghệ có từ 5 - 7 thành viên, chủ yếu biểu diễn các tiết mục văn hóa dân gian và không thể thiếu trình diễn nghệ thuật xòe cổ và các tiết mục xòe mang tính nghệ thuật cao. Hình ảnh những cô gái thái xinh đẹp, thắt đáy lưng ong biểu diễn các điệu xòe đã thực sự làm “say” lòng du khách và giúp họ càng thêm yêu, tự hào hơn về một di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại của đất nước, dân tộc Việt Nam. Cùng với những tiết mục giới thiệu về quê hương, bản sắc văn hóa, đội văn nghệ mời du khách thưởng thức nghệ thuật xòe Thái với các tiết mục như: múa nón, múa quạt, múa trồng bông dệt vải, múa lấy nước đêm trăng. Đặc biệt là trình diễn 6 điệu xòe cổ với giọng thuyết minh ngọt ngào.
Điệu xòe Khắm khăn mơi lảu ( Nâng khăn mời rượu): Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái thì bất cứ ai đến chơi nhà đều được đón tiếp rất trân trọng và hết sức chân tình. Với những động tác mềm mại uyển chuyển, chén rượu mời khách được chủ nhà nâng trên đôi tay cùng với chiếc khăn xòe và câu khắp mời rượu, thể hiện sự trân trọng đối với khách. Đây là nét văn hóa riêng có của người Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò đã trở thành câu ca: “Rượu đây em mời, uống từ đầu làng cuối bản vẫn còn thơm. Rượu ngon, một chén như là ngàn chén, uống đã bao năm, miệng vẫn còn thơm, thơm tình em.”
Điệu Nhôm khăn (Tung khăn): Các thiếu nữ cầm hai đầu khăn xòe tung lên theo nhịp chân tiến lùi, dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ. Chân bước nhịp đơn, khăn xòe vắt trên cổ. Có lúc tạo thành vòng tròn nhỏ trong vòng tròn lớn và đổi chỗ cho nhau. Vòng xòe như bông hoa ban bừng nở, khoe sắc. Điệu nhôm khăn thể hiện niềm vui vô bờ bến trước mỗi thành công và hạnh phúc .
- Đổn hôn (tiến lùi): Là điệu xòe ẩn chứa quan niệm sâu sa về cuộc sống. Sam pỏng kíu, sam pỏng ê. Có nghĩa là: Có lúc tiến, có lúc lùi - (Dân ca Thái). Khi lùi cũng không buồn phiền, thoái chí, khi tiến cũng không lạc quan thái quá. Con người hiểu được quy luật của cuộc sống, làm chủ được bản thân mới có thể dành được thành quả như mong muốn. Điều đặc biệt là điệu xòe rất ít những bước lùi, thể hiện ý chí vươn lên của con người, mỗi bước lùi như để tiến lên vững chắc hơn.
Điệu Phá xí (Bổ bốn- Bốn người): Diễn tả tình đoàn kết của dân tộc, biểu hiện tình cảm của mỗi cá nhân trong cộng đồng dù đi 4 phương trời, mỗi người đều hướng về tổ tiên, quê hương yêu dấu. Điệu xòe hình thành từng nhóm 4 người và chia thành nhiều nhóm, khá phức tạp về tiết tấu nhịp chân và thế tay, diễn tả cuộc sống có lúc khúc khủy, chao đảo tưởng chừng con người bị tách rời nhau nhưng bằng tinh thần đoàn kết, tất cả đã vượt lên mọi trở lực.
Điệu Khắm khen (Nắm tay nhau - Xòe vòng): Là điệu xòe cơ bản nhất trong nghệ thuật xòe của đồng bào dân tộc Thái. Quanh đống lửa, mọi người nắm tay nhau nhẩy múa vòng tròn theo chiều trái đất quay, cùng với nhịp tay giơ lên thì nhịp chân đưa chéo theo nhịp trống. Đây là điệu múa mang tính sơ khai, biểu lộ sự gắn kết cộng đồng, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẹn tròn theo quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống. Nhịp trống như thôi thúc, tiếp lửa cho mỗi người. Trong trời đêm, bên ánh lửa, tiếng trống như trái tim của bản mường. Nhịp trống dập dồn trong lồng ngực mỗi con người, ấm thêm bầu máu nóng.
Điệu Ỏm lọm tốp mư (Vòng tròn vỗ tay): Đây là điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, khi mọi người đã trao nhau những tình cảm chân thành cũng là lúc những bước chân chếnh choáng men say của rượu nồng và tình người ngây ngất, tiếng vỗ tay cũng nhỏ dần, thưa dần cùng ánh lửa le lói báo hiệu đêm sắp tàn, mọi người chia tay và chào đón một ngày mới. Điệu xòe nói lên khát vọng chung tay xây dựng bản mường ngày càng giàu mạnh, chung tay chinh phục tự nhiên và chống lại kẻ thù được diễn tả dung dị nhưng vô cùng sâu sắc. Số lượng người không hạn chế, chẵn lẻ đều được, trai gái, già trẻ đều được tham gia. Chính vì vậy đây là điệu xòe mà tất cả du khách ai cũng tham gia được và cùng trải nghiệm nghệ thuật xòe Thái và cũng là điệu xòe để lại ấn tượng và tình cảm lưu luyến nhất đối với du khách.
Đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò là đến với miền di sản, đến với Nghệ thuật xòe của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị di sản ấy không chỉ dừng lại ở nghệ thuật văn hóa, tinh thần mà nó được nâng lên tầm cao mới đó là niềm tự hào dân tộc và đem lại những giá trị về kinh tế. Khi người dân nơi đây biết làm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có nghệ thuật xòe Thái./.
Thu Hằng - Trung tâm TT&VH thị xã Nghĩa Lộ
Du lịch cộng đồng là một trong những thế mạnh trong phát triển du lịch của thị xã Nghĩa Lộ bởi người dân đã biết khai thác và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc để làm du lịch. Đặc biệt là khai thác và phát huy nghệ thuật xòe Thái để giới thiệu và quảng bá tới du khách.Hiện nay thị xã Nghĩa Lộ có 35 mô hình du lịch cộng đồng hoạt động hiệu quả, mỗi mô hình đều hợp đồng với 2 đến 3 đội văn nghệ dân gian của thôn, bản để biểu diễn. Mỗi đội văn nghệ có từ 5 - 7 thành viên, chủ yếu biểu diễn các tiết mục văn hóa dân gian và không thể thiếu trình diễn nghệ thuật xòe cổ và các tiết mục xòe mang tính nghệ thuật cao. Hình ảnh những cô gái thái xinh đẹp, thắt đáy lưng ong biểu diễn các điệu xòe đã thực sự làm “say” lòng du khách và giúp họ càng thêm yêu, tự hào hơn về một di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại của đất nước, dân tộc Việt Nam. Cùng với những tiết mục giới thiệu về quê hương, bản sắc văn hóa, đội văn nghệ mời du khách thưởng thức nghệ thuật xòe Thái với các tiết mục như: múa nón, múa quạt, múa trồng bông dệt vải, múa lấy nước đêm trăng. Đặc biệt là trình diễn 6 điệu xòe cổ với giọng thuyết minh ngọt ngào.
Điệu xòe Khắm khăn mơi lảu ( Nâng khăn mời rượu): Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái thì bất cứ ai đến chơi nhà đều được đón tiếp rất trân trọng và hết sức chân tình. Với những động tác mềm mại uyển chuyển, chén rượu mời khách được chủ nhà nâng trên đôi tay cùng với chiếc khăn xòe và câu khắp mời rượu, thể hiện sự trân trọng đối với khách. Đây là nét văn hóa riêng có của người Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò đã trở thành câu ca: “Rượu đây em mời, uống từ đầu làng cuối bản vẫn còn thơm. Rượu ngon, một chén như là ngàn chén, uống đã bao năm, miệng vẫn còn thơm, thơm tình em.”
Điệu Nhôm khăn (Tung khăn): Các thiếu nữ cầm hai đầu khăn xòe tung lên theo nhịp chân tiến lùi, dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ. Chân bước nhịp đơn, khăn xòe vắt trên cổ. Có lúc tạo thành vòng tròn nhỏ trong vòng tròn lớn và đổi chỗ cho nhau. Vòng xòe như bông hoa ban bừng nở, khoe sắc. Điệu nhôm khăn thể hiện niềm vui vô bờ bến trước mỗi thành công và hạnh phúc .
Đổn hôn (tiến lùi): Là điệu xòe ẩn chứa quan niệm sâu sa về cuộc sống. Sam pỏng kíu, sam pỏng ê. Có nghĩa là: Có lúc tiến, có lúc lùi - (Dân ca Thái). Khi lùi cũng không buồn phiền, thoái chí, khi tiến cũng không lạc quan thái quá. Con người hiểu được quy luật của cuộc sống, làm chủ được bản thân mới có thể dành được thành quả như mong muốn. Điều đặc biệt là điệu xòe rất ít những bước lùi, thể hiện ý chí vươn lên của con người, mỗi bước lùi như để tiến lên vững chắc hơn.
Điệu Phá xí (Bổ bốn- Bốn người): Diễn tả tình đoàn kết của dân tộc, biểu hiện tình cảm của mỗi cá nhân trong cộng đồng dù đi 4 phương trời, mỗi người đều hướng về tổ tiên, quê hương yêu dấu. Điệu xòe hình thành từng nhóm 4 người và chia thành nhiều nhóm, khá phức tạp về tiết tấu nhịp chân và thế tay, diễn tả cuộc sống có lúc khúc khủy, chao đảo tưởng chừng con người bị tách rời nhau nhưng bằng tinh thần đoàn kết, tất cả đã vượt lên mọi trở lực.
Điệu Khắm khen (Nắm tay nhau - Xòe vòng): Là điệu xòe cơ bản nhất trong nghệ thuật xòe của đồng bào dân tộc Thái. Quanh đống lửa, mọi người nắm tay nhau nhẩy múa vòng tròn theo chiều trái đất quay, cùng với nhịp tay giơ lên thì nhịp chân đưa chéo theo nhịp trống. Đây là điệu múa mang tính sơ khai, biểu lộ sự gắn kết cộng đồng, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẹn tròn theo quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống. Nhịp trống như thôi thúc, tiếp lửa cho mỗi người. Trong trời đêm, bên ánh lửa, tiếng trống như trái tim của bản mường. Nhịp trống dập dồn trong lồng ngực mỗi con người, ấm thêm bầu máu nóng.
Điệu Ỏm lọm tốp mư (Vòng tròn vỗ tay): Đây là điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, khi mọi người đã trao nhau những tình cảm chân thành cũng là lúc những bước chân chếnh choáng men say của rượu nồng và tình người ngây ngất, tiếng vỗ tay cũng nhỏ dần, thưa dần cùng ánh lửa le lói báo hiệu đêm sắp tàn, mọi người chia tay và chào đón một ngày mới. Điệu xòe nói lên khát vọng chung tay xây dựng bản mường ngày càng giàu mạnh, chung tay chinh phục tự nhiên và chống lại kẻ thù được diễn tả dung dị nhưng vô cùng sâu sắc. Số lượng người không hạn chế, chẵn lẻ đều được, trai gái, già trẻ đều được tham gia. Chính vì vậy đây là điệu xòe mà tất cả du khách ai cũng tham gia được và cùng trải nghiệm nghệ thuật xòe Thái và cũng là điệu xòe để lại ấn tượng và tình cảm lưu luyến nhất đối với du khách.
Đội văn nghệ bản Sà Rèn biểu diễn múa nón cho du khách thưởng thức
Đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò là đến với miền di sản, đến với Nghệ thuật xòe của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị di sản ấy không chỉ dừng lại ở nghệ thuật văn hóa, tinh thần mà nó được nâng lên tầm cao mới đó là niềm tự hào dân tộc và đem lại những giá trị về kinh tế. Khi người dân nơi đây biết làm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có nghệ thuật xòe Thái./.
Thu Hằng - Trung tâm TT&VH thị xã Nghĩa Lộ