Sáng ngày 29/10/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì, phối hợp với Hội Khoa học lịch sử tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND huyện Lục Yên tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hoá vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà” tại huyện Lục Yên.
Quang cảnh Hội thảo.
Tham dự và chủ trì Hội thảo có các đồng chí Nguyễn Bình Minh, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Nguyễn Lâm Tới, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Nông Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh huyện Lục Yên; Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh; Nông Thuỵ Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh.
Dự Hội thảo còn có các cơ quan quản lý, các nhà chuyên môn, đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo các Hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La, Hải Dương; lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển du lịch; các nhà báo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử của tỉnh và tỉnh bạn…
Tại Hội thảo, đồng chí Nông Thụy Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phát biểu đề dẫn, với điều kiện riêng về địa lý và lịch sử, vùng đất cổ châu Lục Yên, châu Thu Vật xưa, nay là huyện Lục Yên và huyện Yên Bình chứa đựng nhiều di tích lịch sử - văn hóa phong phú, đa dạng được tích tụ qua nhiều giai đoạn lịch sử từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Năm 1964, công trình nhà máy Thủy điện Thác Bà được khởi công và khánh thành, phát điện vào năm 1971 đã tạo nên một hồ nước nhân tạo vào loại lớn nhất nước ta tạo nên một vùng cảnh quan danh thắng Quốc gia hồ Thác Bà tươi đẹp và sinh động đầy tiềm năng cho phát triển kinh tế và du lịch. Cùng với đó, phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa đã bị chìm vào lòng hồ Thác Bà.
Liên tục nhiều năm qua, cơ quan chức năng Trung ương và tỉnh, các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh tiếp tục công việc nghiên cứu, sưu tầm trên nhiều góc độ các di tích lịch sử - văn hóa vùng hồ Thác Bà và thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn phân tán, chưa thành hệ thống và chưa được tập hợp đầy đủ.
Xuất phát từ yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị các di tích góp phần xây dựng nền văn hóa trở thành nền tảng tinh thần xã hội, đáp ứng yêu cầu là nguồn lực nội sinh, động lực chính để phát triển quê hương, đất nước trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trước mắt là nhân tố chính để thực hiện quy hoạch chung xây dựng và phát triển danh thắng hồ Thác Bà trở thành khu du lịch Quốc gia, một vịnh Hạ Long trên núi, tại Hội thảo, các đại biểu tập trung phân tích làm rõ diện mạo các di tích lịch sử - văn hóa vùng hồ Thác Bà một cách toàn diện, bao gồm các lĩnh vực văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên để có được một bức tranh toàn cảnh về vùng hồ Thác Bà; những nhận xét xác đáng đánh giá giá trị nguồn di tích lịch sử - văn hóa vùng hồ một cách khách quan, trung thực (giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị khoa học), trong hệ thống di tích đó, những giá trị hiện còn, những gì đã mất, thực trạng hiện nay, khả năng bảo tồn, phục hồi và phát triển; đề xuất ý tưởng và kiến nghị trong việc tiếp tục nghiên cứu, phát hiện nguồn di tích lịch sử - văn hóa; các giải pháp bảo t ồn phục hồi di tích, cả lĩnh vực vật thể và phi vật thể, hình thành chuỗi di sản liên kết chặt chẽ, đồng bộ, kiến tạo hạ tầng cơ sở vừa đảm bảo thuận lợi cho phát triển du lịch, vừa tránh được xâm lấn đến vùng lõi đặc trưng của di tích; phạm vi nghiên cứu Hồ Thác Bà (cả trên bề mặt và lòng hồ) từ đầu nguồn đến nhà máy Thủy điện Thác Bà, các xã ven hồ và vùng phụ cận có liên quan ở hai huyện Lục Yên và Yên Bình.
Ban tổ chức đã nhận được 23 bài tham luận, trong đó có 7 bài tham luận tham gia trực tiếp tại Hội thảo. Các ý kiến thảo luận hết sức tâm huyết, trách nhiệm, phác thảo nên một bức tranh khá toàn diện về di sản lịch sử - văn hoá của vùng hồ Thác Bà cả về lĩnh vực vật thể và phi vật thể, khẳng định giá trị to lớn của di sản vùng hồ. Nhiều đề xuất, kiến nghị trong việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển nguồn di tích lịch sử - văn hóa, các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích trên cơ sở vừa đảm bảo thuận lợi cho phát triển du lịch vừa tránh được xâm lấn đến vùng lõi đặc trưng của di tích.
Việc tổ chức Hội thảo này không chỉ khẳng định những giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời, là những tài sản vô giá, quý báu của vùng hồ Thác Bà mà còn là đóng góp thiết thực giúp các cơ quan quản lý và hoạch định kế hoạch có cơ sở khoa học xúc tiến thành công dự án quy hoạch khu du lịch Quốc gia vùng hồ Thác Bà./.
Thanh Hoa - Bảo tàng tỉnh
Sáng ngày 29/10/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì, phối hợp với Hội Khoa học lịch sử tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND huyện Lục Yên tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hoá vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà” tại huyện Lục Yên.Tham dự và chủ trì Hội thảo có các đồng chí Nguyễn Bình Minh, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Nguyễn Lâm Tới, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Nông Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh huyện Lục Yên; Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh; Nông Thuỵ Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh.
Dự Hội thảo còn có các cơ quan quản lý, các nhà chuyên môn, đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo các Hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La, Hải Dương; lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển du lịch; các nhà báo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử của tỉnh và tỉnh bạn…
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, đồng chí Nông Thụy Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phát biểu đề dẫn, với điều kiện riêng về địa lý và lịch sử, vùng đất cổ châu Lục Yên, châu Thu Vật xưa, nay là huyện Lục Yên và huyện Yên Bình chứa đựng nhiều di tích lịch sử - văn hóa phong phú, đa dạng được tích tụ qua nhiều giai đoạn lịch sử từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Năm 1964, công trình nhà máy Thủy điện Thác Bà được khởi công và khánh thành, phát điện vào năm 1971 đã tạo nên một hồ nước nhân tạo vào loại lớn nhất nước ta tạo nên một vùng cảnh quan danh thắng Quốc gia hồ Thác Bà tươi đẹp và sinh động đầy tiềm năng cho phát triển kinh tế và du lịch. Cùng với đó, phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa đã bị chìm vào lòng hồ Thác Bà.
Liên tục nhiều năm qua, cơ quan chức năng Trung ương và tỉnh, các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh tiếp tục công việc nghiên cứu, sưu tầm trên nhiều góc độ các di tích lịch sử - văn hóa vùng hồ Thác Bà và thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn phân tán, chưa thành hệ thống và chưa được tập hợp đầy đủ.
Xuất phát từ yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị các di tích góp phần xây dựng nền văn hóa trở thành nền tảng tinh thần xã hội, đáp ứng yêu cầu là nguồn lực nội sinh, động lực chính để phát triển quê hương, đất nước trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trước mắt là nhân tố chính để thực hiện quy hoạch chung xây dựng và phát triển danh thắng hồ Thác Bà trở thành khu du lịch Quốc gia, một vịnh Hạ Long trên núi, tại Hội thảo, các đại biểu tập trung phân tích làm rõ diện mạo các di tích lịch sử - văn hóa vùng hồ Thác Bà một cách toàn diện, bao gồm các lĩnh vực văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên để có được một bức tranh toàn cảnh về vùng hồ Thác Bà; những nhận xét xác đáng đánh giá giá trị nguồn di tích lịch sử - văn hóa vùng hồ một cách khách quan, trung thực (giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị khoa học), trong hệ thống di tích đó, những giá trị hiện còn, những gì đã mất, thực trạng hiện nay, khả năng bảo tồn, phục hồi và phát triển; đề xuất ý tưởng và kiến nghị trong việc tiếp tục nghiên cứu, phát hiện nguồn di tích lịch sử - văn hóa; các giải pháp bảo t ồn phục hồi di tích, cả lĩnh vực vật thể và phi vật thể, hình thành chuỗi di sản liên kết chặt chẽ, đồng bộ, kiến tạo hạ tầng cơ sở vừa đảm bảo thuận lợi cho phát triển du lịch, vừa tránh được xâm lấn đến vùng lõi đặc trưng của di tích; phạm vi nghiên cứu Hồ Thác Bà (cả trên bề mặt và lòng hồ) từ đầu nguồn đến nhà máy Thủy điện Thác Bà, các xã ven hồ và vùng phụ cận có liên quan ở hai huyện Lục Yên và Yên Bình.
Những ý kiến tham luận đầy tâm huyết, trách nhiệm, thiết thực của những người làm công tác khoa học cả trong và ngoài tỉnh.
Ban tổ chức đã nhận được 23 bài tham luận, trong đó có 7 bài tham luận tham gia trực tiếp tại Hội thảo. Các ý kiến thảo luận hết sức tâm huyết, trách nhiệm, phác thảo nên một bức tranh khá toàn diện về di sản lịch sử - văn hoá của vùng hồ Thác Bà cả về lĩnh vực vật thể và phi vật thể, khẳng định giá trị to lớn của di sản vùng hồ. Nhiều đề xuất, kiến nghị trong việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển nguồn di tích lịch sử - văn hóa, các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích trên cơ sở vừa đảm bảo thuận lợi cho phát triển du lịch vừa tránh được xâm lấn đến vùng lõi đặc trưng của di tích.
Việc tổ chức Hội thảo này không chỉ khẳng định những giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời, là những tài sản vô giá, quý báu của vùng hồ Thác Bà mà còn là đóng góp thiết thực giúp các cơ quan quản lý và hoạch định kế hoạch có cơ sở khoa học xúc tiến thành công dự án quy hoạch khu du lịch Quốc gia vùng hồ Thác Bà./.
Thanh Hoa - Bảo tàng tỉnh