Đẩy mạnh liên thông giữa các thư viện đã được đề cập trong Luật Thư viện năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020).
Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2025, 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư cùng với Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác...
Những năm gần đây đã có sự kết nối, liên thông thư viện tạo được hiệu quả trong quá trình sử dụng. Một số nơi, như Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, gần như tất cả các thư viện thành viên đều kết nối với nhau, tạo nên mạng lưới mục lục liên hợp, để bạn đọc có thể tra cứu, mượn liên thư viện. Đại học Quốc gia Hà Nội tích hợp thành một trung tâm thông tin thư viện chung cho tất cả các trường đại học trực thuộc. Đại học Bách khoa Hà Nội cùng 28 trường đại học khác thuộc khối kỹ thuật hình thành một mạng lưới thư viện để chia sẻ các tài liệu khoa học kỹ thuật... Tuy nhiên, đã xuất hiện hiện tượng “cát cứ” trong sử dụng tài nguyên số của các thư viện, việc triển khai chuyển đổi số và liên thông thư viện hiện đối mặt với rất nhiều thách thức. Cả nước có khoảng 31.000 thư viện, trong đó có hàng loạt hệ thống thư viện công cộng được đầu tư, song vẫn chưa được liên thông trên nhiều mặt.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ trên được chỉ ra có nhiều lý do: Các thư viện chưa có cơ chế, công cụ chia sẻ, liên kết với các thư viện khác trong cùng hệ thống cũng như liên thông hệ thống. Do dữ liệu, phần mềm nghiệp vụ của các thư viện không đồng nhất về chức năng, tính năng, chất lượng, không hỗ trợ hoặc không đạt chuẩn nghiệp vụ đã gây khó khăn cho công tác chia sẻ, trao đổi, liên thông, tích hợp giữa các thư viện. Việc số hóa tài liệu trong hệ thống thư viện vẫn đang diễn ra theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, mỗi thư viện làm một kiểu, không có sự liên kết, điều phối giữa các thư viện, dẫn đến tình trạng chồng chéo nguồn tài liệu lưu trữ. Thậm chí, có thư viện tiêu tốn rất nhiều tiền cho các dự án hiện đại hóa nhưng chỉ dừng ở việc mua các trang thiết bị hiện đại rồi để đó, không sử dụng được. Hệ quả là gây ra lãng phí lớn, chưa kể tới những vấn đề phát sinh như bản quyền.
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, việc số hóa tài liệu thường giao cho một đầu mối. Đầu mối này sẽ nhận kinh phí trực tiếp từ Nhà nước, các cá nhân và tổ chức khác nhau, sau đó tiến hành hoạt động điều phối giữa các thư viện. Cách làm này không chỉ tránh chồng chéo nguồn tài liệu mà còn quy chuẩn được các tiêu chí số hóa tài liệu (như: độ phân giải ảnh chụp tài liệu, cách làm biên mục...), để khi cần chia sẻ tài liệu giữa các thư viện sẽ không mất thời gian xử lý lại. Trong bối cảnh công nghệ số hiện nay, việc liên thông thư viện số thành hay bại phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế hành chính. Nếu cơ chế được khơi thông thì việc kết nối theo chuẩn kỹ thuật chung để bảo đảm liên thông sẽ được công nghệ phần mềm xử lý triệt để.
Tại hội thảo “Chuyển đổi số và liên thông thư viện” do ngành văn hóa tổ chức mới đây, vấn đề chuyển đổi số và liên thông, chia sẻ tài nguyên thông tin thư viện ở nước ta tiếp tục được nhấn mạnh là vấn đề lớn. Các chuyên gia, nhà quản lý đã xác định rõ bốn nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện đồng thời, đó là: Số hóa tài liệu quốc gia; xây dựng dự án mục lục liên hợp quốc gia; xây dựng dự án cơ sở dữ liệu về thư viện Việt Nam và triển khai chương trình nâng cao trình độ nguồn nhân lực thư viện. Song, để làm được điều này, trước mắt rất cần có một “nhạc trưởng” điều phối.
Theo Báo Nhân Dân
Đẩy mạnh liên thông giữa các thư viện đã được đề cập trong Luật Thư viện năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020).Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2025, 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư cùng với Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác...
Những năm gần đây đã có sự kết nối, liên thông thư viện tạo được hiệu quả trong quá trình sử dụng. Một số nơi, như Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, gần như tất cả các thư viện thành viên đều kết nối với nhau, tạo nên mạng lưới mục lục liên hợp, để bạn đọc có thể tra cứu, mượn liên thư viện. Đại học Quốc gia Hà Nội tích hợp thành một trung tâm thông tin thư viện chung cho tất cả các trường đại học trực thuộc. Đại học Bách khoa Hà Nội cùng 28 trường đại học khác thuộc khối kỹ thuật hình thành một mạng lưới thư viện để chia sẻ các tài liệu khoa học kỹ thuật... Tuy nhiên, đã xuất hiện hiện tượng “cát cứ” trong sử dụng tài nguyên số của các thư viện, việc triển khai chuyển đổi số và liên thông thư viện hiện đối mặt với rất nhiều thách thức. Cả nước có khoảng 31.000 thư viện, trong đó có hàng loạt hệ thống thư viện công cộng được đầu tư, song vẫn chưa được liên thông trên nhiều mặt.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ trên được chỉ ra có nhiều lý do: Các thư viện chưa có cơ chế, công cụ chia sẻ, liên kết với các thư viện khác trong cùng hệ thống cũng như liên thông hệ thống. Do dữ liệu, phần mềm nghiệp vụ của các thư viện không đồng nhất về chức năng, tính năng, chất lượng, không hỗ trợ hoặc không đạt chuẩn nghiệp vụ đã gây khó khăn cho công tác chia sẻ, trao đổi, liên thông, tích hợp giữa các thư viện. Việc số hóa tài liệu trong hệ thống thư viện vẫn đang diễn ra theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, mỗi thư viện làm một kiểu, không có sự liên kết, điều phối giữa các thư viện, dẫn đến tình trạng chồng chéo nguồn tài liệu lưu trữ. Thậm chí, có thư viện tiêu tốn rất nhiều tiền cho các dự án hiện đại hóa nhưng chỉ dừng ở việc mua các trang thiết bị hiện đại rồi để đó, không sử dụng được. Hệ quả là gây ra lãng phí lớn, chưa kể tới những vấn đề phát sinh như bản quyền.
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, việc số hóa tài liệu thường giao cho một đầu mối. Đầu mối này sẽ nhận kinh phí trực tiếp từ Nhà nước, các cá nhân và tổ chức khác nhau, sau đó tiến hành hoạt động điều phối giữa các thư viện. Cách làm này không chỉ tránh chồng chéo nguồn tài liệu mà còn quy chuẩn được các tiêu chí số hóa tài liệu (như: độ phân giải ảnh chụp tài liệu, cách làm biên mục...), để khi cần chia sẻ tài liệu giữa các thư viện sẽ không mất thời gian xử lý lại. Trong bối cảnh công nghệ số hiện nay, việc liên thông thư viện số thành hay bại phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế hành chính. Nếu cơ chế được khơi thông thì việc kết nối theo chuẩn kỹ thuật chung để bảo đảm liên thông sẽ được công nghệ phần mềm xử lý triệt để.
Tại hội thảo “Chuyển đổi số và liên thông thư viện” do ngành văn hóa tổ chức mới đây, vấn đề chuyển đổi số và liên thông, chia sẻ tài nguyên thông tin thư viện ở nước ta tiếp tục được nhấn mạnh là vấn đề lớn. Các chuyên gia, nhà quản lý đã xác định rõ bốn nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện đồng thời, đó là: Số hóa tài liệu quốc gia; xây dựng dự án mục lục liên hợp quốc gia; xây dựng dự án cơ sở dữ liệu về thư viện Việt Nam và triển khai chương trình nâng cao trình độ nguồn nhân lực thư viện. Song, để làm được điều này, trước mắt rất cần có một “nhạc trưởng” điều phối.
Theo Báo Nhân Dân