Tỉnh Yên Bái phấn đấu năm 2022, có 90% hộ gia đình văn hóa đăng ký xây dựng "gia đình hạnh phúc”; 50% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đăng ký xây dựng "thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”; mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng tối thiểu 01 mô hình xã, phường, thị trấn hạnh phúc.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu năm 2022, mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng tối thiểu 01 mô hình xã, phường, thị trấn hạnh phúc
Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có sức lan tỏa trong toàn xã hội. Tích cực tuyên truyền, vận động để nhân dân tăng cường tình cảm làng xóm, anh em, gia đình tốt đẹp, kịp thời động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng xã hội hạnh phúc, văn minh. Phấn đấu năm 2022 có 82% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 69% thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; 89% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Nhân rộng mô hình xây dựng "Gia đình hạnh phúc”, "Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc"; xây dựng mô hình "Xã, phường, thị trấn hạnh phúc", "Huyện, thị xã, thành phố hạnh phúc" hướng tới mục tiêu xây dựng "Tỉnh hạnh phúc". Phấn đấu năm 2022, có 90% hộ gia đình văn hóa đăng ký xây dựng "gia đình hạnh phúc”; 50% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đăng ký xây dựng "thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”; mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng tối thiểu 01 mô hình xã, phường, thị trấn hạnh phúc.
Triển khai thực hiện Bộ tiêu chí “ứng xử trong gia đình” trên địa bàn toàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28/01/2022) nhằm góp phần xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội. Đưa nội dung Bộ tiêu chí vào hương ước, quy ước thôn, bản, tổ dân phố; nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc, thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc (theo Quyết định số 1929/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 của ủy ban nhân dân tỉnh) và đưa việc thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình vào bình xét gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc hằng năm.
Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, trong đó chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Hằng năm, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”.
QLVH (Theo Cổng TTĐT Yên Bái)
Tỉnh Yên Bái phấn đấu năm 2022, có 90% hộ gia đình văn hóa đăng ký xây dựng "gia đình hạnh phúc”; 50% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đăng ký xây dựng "thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”; mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng tối thiểu 01 mô hình xã, phường, thị trấn hạnh phúc.
Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có sức lan tỏa trong toàn xã hội. Tích cực tuyên truyền, vận động để nhân dân tăng cường tình cảm làng xóm, anh em, gia đình tốt đẹp, kịp thời động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng xã hội hạnh phúc, văn minh. Phấn đấu năm 2022 có 82% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 69% thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; 89% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Nhân rộng mô hình xây dựng "Gia đình hạnh phúc”, "Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc"; xây dựng mô hình "Xã, phường, thị trấn hạnh phúc", "Huyện, thị xã, thành phố hạnh phúc" hướng tới mục tiêu xây dựng "Tỉnh hạnh phúc". Phấn đấu năm 2022, có 90% hộ gia đình văn hóa đăng ký xây dựng "gia đình hạnh phúc”; 50% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đăng ký xây dựng "thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”; mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng tối thiểu 01 mô hình xã, phường, thị trấn hạnh phúc.
Triển khai thực hiện Bộ tiêu chí “ứng xử trong gia đình” trên địa bàn toàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28/01/2022) nhằm góp phần xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội. Đưa nội dung Bộ tiêu chí vào hương ước, quy ước thôn, bản, tổ dân phố; nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc, thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc (theo Quyết định số 1929/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 của ủy ban nhân dân tỉnh) và đưa việc thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình vào bình xét gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc hằng năm.
Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, trong đó chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Hằng năm, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”.
QLVH (Theo Cổng TTĐT Yên Bái)
Các bài khác
- Bộ VHTTDL ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (11/02/2022)
- Tặng quà hộ nghèo tại xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (09/08/2021)
- Tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội năm 2021 gắn với phòng, chống dịch Covid-19 (26/01/2021)
- Một gia đình văn hóa tiêu biểu (26/01/2021)
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện Yên Bình (14/08/2020)
- Nghĩa Lộ đổi thay từ phong trào xây dựng tổ dân phố, thôn bản văn hóa (12/08/2020)
- Điểm sáng trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Yên Bái (11/08/2020)
- Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6) (22/06/2020)
- Hội nghị tập huấn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và công tác gia đình cho cán bộ văn hóa cơ sở năm 2020 (22/06/2020)
- Đoàn Giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện giám sát chuyên đề tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (22/06/2020)
Xem thêm »