Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam là một thành tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, tạo nên "thương hiệu quốc gia" và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu- PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc- Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định.
Giữ gìn bản sắc trong sự đa dạng văn hóa toàn cầu
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về văn hóa, đòi hỏi cơ bản và cấp thiết là vừa phải bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa coi trọng và bảo vệ sự đa dạng văn hóa trên phạm vi toàn thế giới. Việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; giữa phát triển văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế về văn hóa sẽ làm phong phú cho văn hóa đất nước, thúc đẩy văn hóa dân tộc phát triển.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Chúng ta có điều kiện tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới, các kinh nghiệm của quốc tế trong quản lý văn hóa, xã hội để phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đang đặt văn hóa dân tộc trước những thách thức, những "nguy cơ bất ổn". Đó là khuynh hướng phổ biến các môtíp văn hóa toàn cầu hóa sẽ có nguy cơ đe dọa xóa bỏ sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các vùng, các khu vực, làm nghèo sự đa dạng của bức tranh văn hóa nhân loại.
Nguy cơ đồng nhất hóa các hệ thống giá trị và truyền thống dẫn đến việc tự xóa bỏ ý thức dân tộc, đe dọa làm cạn kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa - nhân tố được coi là hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của các dân tộc và nhân loại. Tổng Giám đốc UNESCO đã cảnh báo: "Xu hướng toàn cầu hóa có thể gây phương hại tới tính sáng tạo và đa dạng văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa".
Văn hóa là yếu tố chính trong lý thuyết "Quyền lực mềm" của GS. Joseph Nye. Giá trị văn hóa quốc gia sẽ trở thành sức mạnh mềm phổ quát, khi thúc đẩy các giá trị và lợi ích chung mà các quốc gia, dân tộc cùng chia sẻ. Từ đó, cho thấy phát triển văn hóa dân tộc không chỉ là bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn là phát huy giá trị, tinh hoa của văn hóa dân tộc ra thế giới, cũng như cần thiết phải định hình được vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa dân tộc trong dòng chảy lịch sử văn hóa nhân loại hiện tại và tương lai.
Vì vậy, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã yêu cầu: "Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới, gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau". Đây là lần đầu tiên, trong Văn kiện của Đảng, thuật ngữ "sức mạnh mềm văn hóa" xuất hiện.
Ngày nay, chúng ta nói nhiều đến phát triển công nghiệp sáng tạo, "công nghiệp văn hóa" trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ. Phát triển ngành "công nghiệp văn hóa" đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của các nước trên thế giới và nước ta hiện nay. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định: "Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa". Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu lên yêu cầu mới là: "Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới".
Tuy nhiên, cần nhận thấy mặt trái của công nghệ, những thay đổi về cách thức giao tiếp, thông tin và văn hóa trên Internet cũng đặt con người và văn hóa xã hội gặp nhiều nguy hiểm, bất trắc, khó lường... Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong các lĩnh vực an ninh mạng, an ninh văn hóa, an ninh con người, an ninh phi truyền thống, quyền sở hữu trí tuệ, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia... Các phương tiện truyền thông xã hội, mạng viễn thông, Internet tạo thuận lợi cho giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ thể chế chính trị, an ninh quốc gia, an ninh văn hóa, an ninh con người...
Mặt trái của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn có thể gây ra sự bất bình đẳng về văn hóa, xã hội. Nó có thể phá vỡ thị trường lao động truyền thống, có thể làm gia tăng mức chênh lệch về cơ hội tiếp cận công nghệ và phúc lợi xã hội về văn hóa của các nhóm dân cư; nó có thể làm gia tăng sự xâm nhập của các hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa, phi nhân tính không phù hợp với nền tảng tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa; âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, đòi hỏi cần gia tăng sức đề kháng và sự chủ động ứng phó, kiểm soát tốt.
Gìn giữ bản sắc- thương hiệu văn hóa quốc gia
Phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Việt Nam là đất nước có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Nền văn hóa đó có hệ giá trị và bản sắc riêng và không bị đồng hóa bởi bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Hệ giá trị và bản sắc đó đã tạo nên sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam. Trong một thế giới đa dạng về văn hóa, bản sắc quốc gia (National Identity), bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước đó từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Bản sắc văn hóa tuy rất sâu sắc nhưng cũng không phải là bất biến, nó có thể vận động, bổ sung, phát triển để phù hợp hơn với thực tiễn sống động, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Vì vậy, cần coi trọng việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại; cân nhắc, lựa chọn, tiếp thu những giá trị khoa học, hợp lý, nhân văn, tiến bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn, lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc, phù hợp với thể chế chính trị và nền tảng tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh việc phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia (về chính trị, kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, con người, nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...) thì nguồn lực văn hóa đang được nhiều quốc gia coi là một "sức mạnh mềm" quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vị trí, vai trò trên trường quốc tế.
Thuật ngữ "sức mạnh mềm", "phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam" lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam và sức mạnh con người Việt Nam đã trở thành cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa dân tộc, là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Trong thời gian tới, để "tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa", "phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam", "từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới", như tinh thần Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra, theo PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Một là, quan tâm chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cần đặc biệt coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa truyền thống (bác học và dân gian) đã được cha ông ta sáng tạo và gìn giữ qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Đó là "vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt và có tầm quan trọng về mặt thẩm mỹ" của các di sản thiên nhiên, công viên địa chất, công viên sinh thái trên mọi miền của Tổ quốc... Tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới đã được Tổ chức UNESCO công nhận trong những năm qua, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình UNESCO xem xét, công nhận di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới cho những di sản văn hóa và di sản thiên nhiên Việt Nam "có giá trị phổ quát nổi bật", "là minh chứng độc đáo cho truyền thống văn hóa hoặc một nền văn minh đang tồn tại, đã biến mất, hoặc có nguy cơ bị biến mất"... là con đường ngắn nhất để lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ra bên ngoài, đồng thời cũng sẽ tạo ra nguồn lực trực tiếp cho phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương nước ta. Cần có cơ chế và giải pháp nhằm xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc với việc xây dựng nền văn hóa và con người mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hai là, sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa mới có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao trên nền tảng văn hóa truyền thống và cách mạng Việt Nam. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để tiếp tục gia tăng thêm cơ tầng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam và lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ra thế giới. Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm mọi phương pháp và phong cách sáng tạo văn hóa vì mục đích đúng đắn và lành mạnh. Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa đương đại phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh. Phấn đấu có nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần yêu nước, tiến bộ, dân chủ, nhân văn, làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam đương đại trong giao lưu và hội nhập quốc tế. Tạo động lực cho các văn nghệ sĩ, nhà văn hóa, khoa học, giáo dục sáng tạo nhiều hơn những công trình văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ,... mang dấu ấn vượt thời gian, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế…
Ba là, lan tỏa giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là biểu tượng sáng ngời của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và ngoại giao văn hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa.
Năm là, tập trung đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa.
Sáu là, phát triển mạnh du lịch - ngành kinh tế - văn hóa mũi nhọn. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển bền vững đất nước là: "Gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn".
Phát triển du lịch cũng chính là cách thức, là con đường để phát huy sức mạnh mềm văn hóa mà nhiều quốc gia đã và đang lựa chọn hiệu quả. Du lịch, nhất là du lịch văn hóa góp phần rất quan trọng trong việc khai thác và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cho tăng trưởng và phát triển bền vững; làm cho du khách quốc tế đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, đầu tư, kinh doanh,... hiểu và yêu mến hơn đất nước, văn hóa và con người Việt Nam. Cần đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển mạnh các loại hình và sản phẩm du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để có thể sản xuất và chuyển tải được tối đa hàm lượng văn hóa dân tộc vào trong các loại hình và sản phẩm du lịch. Làm tốt hơn nữa công tác quảng bá du lịch, các chiến lược truyền thông du lịch phải hướng tới việc xây dựng thương hiệu, biểu trưng quốc gia với hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam - điểm đến tươi đẹp, thân thiện, hấp dẫn và an toàn.
Để phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy giao lưu và hội nhập quốc tế, cũng cần quan tâm bảo đảm an ninh du lịch, "bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau"; xây dựng hạ tầng du lịch văn minh, hiện đại, đồng bộ và tương xứng với hạ tầng kinh tế - xã hội; gắn kết chặt chẽ với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Có thể nhận thấy, sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam là một thành tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, tạo nên "thương hiệu quốc gia" và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất với các giải pháp toàn diện, đồng bộ để lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong hợp tác, giao lưu, hội nhập quốc tế./.
QLVH (theo https://bvhttdl.gov.vn)
Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam là một thành tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, tạo nên "thương hiệu quốc gia" và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu- PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc- Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định.Giữ gìn bản sắc trong sự đa dạng văn hóa toàn cầu
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về văn hóa, đòi hỏi cơ bản và cấp thiết là vừa phải bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa coi trọng và bảo vệ sự đa dạng văn hóa trên phạm vi toàn thế giới. Việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; giữa phát triển văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế về văn hóa sẽ làm phong phú cho văn hóa đất nước, thúc đẩy văn hóa dân tộc phát triển.
Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam là một thành tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia,
tạo nên "thương hiệu quốc gia" và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Chúng ta có điều kiện tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới, các kinh nghiệm của quốc tế trong quản lý văn hóa, xã hội để phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đang đặt văn hóa dân tộc trước những thách thức, những "nguy cơ bất ổn". Đó là khuynh hướng phổ biến các môtíp văn hóa toàn cầu hóa sẽ có nguy cơ đe dọa xóa bỏ sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các vùng, các khu vực, làm nghèo sự đa dạng của bức tranh văn hóa nhân loại.
Nguy cơ đồng nhất hóa các hệ thống giá trị và truyền thống dẫn đến việc tự xóa bỏ ý thức dân tộc, đe dọa làm cạn kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa - nhân tố được coi là hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của các dân tộc và nhân loại. Tổng Giám đốc UNESCO đã cảnh báo: "Xu hướng toàn cầu hóa có thể gây phương hại tới tính sáng tạo và đa dạng văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa".
Văn hóa là yếu tố chính trong lý thuyết "Quyền lực mềm" của GS. Joseph Nye. Giá trị văn hóa quốc gia sẽ trở thành sức mạnh mềm phổ quát, khi thúc đẩy các giá trị và lợi ích chung mà các quốc gia, dân tộc cùng chia sẻ. Từ đó, cho thấy phát triển văn hóa dân tộc không chỉ là bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn là phát huy giá trị, tinh hoa của văn hóa dân tộc ra thế giới, cũng như cần thiết phải định hình được vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa dân tộc trong dòng chảy lịch sử văn hóa nhân loại hiện tại và tương lai.
Vì vậy, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã yêu cầu: "Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới, gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau". Đây là lần đầu tiên, trong Văn kiện của Đảng, thuật ngữ "sức mạnh mềm văn hóa" xuất hiện.
Ngày nay, chúng ta nói nhiều đến phát triển công nghiệp sáng tạo, "công nghiệp văn hóa" trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ. Phát triển ngành "công nghiệp văn hóa" đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của các nước trên thế giới và nước ta hiện nay. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định: "Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa". Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu lên yêu cầu mới là: "Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới".
Tuy nhiên, cần nhận thấy mặt trái của công nghệ, những thay đổi về cách thức giao tiếp, thông tin và văn hóa trên Internet cũng đặt con người và văn hóa xã hội gặp nhiều nguy hiểm, bất trắc, khó lường... Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong các lĩnh vực an ninh mạng, an ninh văn hóa, an ninh con người, an ninh phi truyền thống, quyền sở hữu trí tuệ, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia... Các phương tiện truyền thông xã hội, mạng viễn thông, Internet tạo thuận lợi cho giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ thể chế chính trị, an ninh quốc gia, an ninh văn hóa, an ninh con người...
Mặt trái của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn có thể gây ra sự bất bình đẳng về văn hóa, xã hội. Nó có thể phá vỡ thị trường lao động truyền thống, có thể làm gia tăng mức chênh lệch về cơ hội tiếp cận công nghệ và phúc lợi xã hội về văn hóa của các nhóm dân cư; nó có thể làm gia tăng sự xâm nhập của các hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa, phi nhân tính không phù hợp với nền tảng tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa; âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, đòi hỏi cần gia tăng sức đề kháng và sự chủ động ứng phó, kiểm soát tốt.
Bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phát triển
và xây dựng đất nước đó từ quá khứ đến hiện tại và tương lai
Gìn giữ bản sắc- thương hiệu văn hóa quốc gia
Phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Việt Nam là đất nước có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Nền văn hóa đó có hệ giá trị và bản sắc riêng và không bị đồng hóa bởi bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Hệ giá trị và bản sắc đó đã tạo nên sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam. Trong một thế giới đa dạng về văn hóa, bản sắc quốc gia (National Identity), bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước đó từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Bản sắc văn hóa tuy rất sâu sắc nhưng cũng không phải là bất biến, nó có thể vận động, bổ sung, phát triển để phù hợp hơn với thực tiễn sống động, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Vì vậy, cần coi trọng việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại; cân nhắc, lựa chọn, tiếp thu những giá trị khoa học, hợp lý, nhân văn, tiến bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn, lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc, phù hợp với thể chế chính trị và nền tảng tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh việc phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia (về chính trị, kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, con người, nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...) thì nguồn lực văn hóa đang được nhiều quốc gia coi là một "sức mạnh mềm" quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vị trí, vai trò trên trường quốc tế.
Thuật ngữ "sức mạnh mềm", "phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam" lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam và sức mạnh con người Việt Nam đã trở thành cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa dân tộc, là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Trong thời gian tới, để "tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa", "phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam", "từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới", như tinh thần Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra, theo PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Một là, quan tâm chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cần đặc biệt coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa truyền thống (bác học và dân gian) đã được cha ông ta sáng tạo và gìn giữ qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Đó là "vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt và có tầm quan trọng về mặt thẩm mỹ" của các di sản thiên nhiên, công viên địa chất, công viên sinh thái trên mọi miền của Tổ quốc... Tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới đã được Tổ chức UNESCO công nhận trong những năm qua, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình UNESCO xem xét, công nhận di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới cho những di sản văn hóa và di sản thiên nhiên Việt Nam "có giá trị phổ quát nổi bật", "là minh chứng độc đáo cho truyền thống văn hóa hoặc một nền văn minh đang tồn tại, đã biến mất, hoặc có nguy cơ bị biến mất"... là con đường ngắn nhất để lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ra bên ngoài, đồng thời cũng sẽ tạo ra nguồn lực trực tiếp cho phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương nước ta. Cần có cơ chế và giải pháp nhằm xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc với việc xây dựng nền văn hóa và con người mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Phát triển du lịch cũng chính là cách thức, là con đường để phát huy sức mạnh mềm văn hóa
mà nhiều quốc gia đã và đang lựa chọn hiệu quả
Hai là, sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa mới có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao trên nền tảng văn hóa truyền thống và cách mạng Việt Nam. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để tiếp tục gia tăng thêm cơ tầng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam và lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ra thế giới. Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm mọi phương pháp và phong cách sáng tạo văn hóa vì mục đích đúng đắn và lành mạnh. Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa đương đại phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh. Phấn đấu có nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần yêu nước, tiến bộ, dân chủ, nhân văn, làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam đương đại trong giao lưu và hội nhập quốc tế. Tạo động lực cho các văn nghệ sĩ, nhà văn hóa, khoa học, giáo dục sáng tạo nhiều hơn những công trình văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ,... mang dấu ấn vượt thời gian, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế…
Ba là, lan tỏa giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là biểu tượng sáng ngời của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và ngoại giao văn hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa.
Năm là, tập trung đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa.
Sáu là, phát triển mạnh du lịch - ngành kinh tế - văn hóa mũi nhọn. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển bền vững đất nước là: "Gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn".
Phát triển du lịch cũng chính là cách thức, là con đường để phát huy sức mạnh mềm văn hóa mà nhiều quốc gia đã và đang lựa chọn hiệu quả. Du lịch, nhất là du lịch văn hóa góp phần rất quan trọng trong việc khai thác và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cho tăng trưởng và phát triển bền vững; làm cho du khách quốc tế đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, đầu tư, kinh doanh,... hiểu và yêu mến hơn đất nước, văn hóa và con người Việt Nam. Cần đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển mạnh các loại hình và sản phẩm du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để có thể sản xuất và chuyển tải được tối đa hàm lượng văn hóa dân tộc vào trong các loại hình và sản phẩm du lịch. Làm tốt hơn nữa công tác quảng bá du lịch, các chiến lược truyền thông du lịch phải hướng tới việc xây dựng thương hiệu, biểu trưng quốc gia với hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam - điểm đến tươi đẹp, thân thiện, hấp dẫn và an toàn.
Để phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy giao lưu và hội nhập quốc tế, cũng cần quan tâm bảo đảm an ninh du lịch, "bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau"; xây dựng hạ tầng du lịch văn minh, hiện đại, đồng bộ và tương xứng với hạ tầng kinh tế - xã hội; gắn kết chặt chẽ với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Có thể nhận thấy, sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam là một thành tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, tạo nên "thương hiệu quốc gia" và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất với các giải pháp toàn diện, đồng bộ để lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong hợp tác, giao lưu, hội nhập quốc tế./.
QLVH (theo https://bvhttdl.gov.vn)
Các bài khác
- Chủ tịch Quốc hội: “Kinh phí đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực văn hóa còn rất khiêm tốn” (29/03/2022)
- Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2022 (29/03/2022)
- Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa con người Yên Bái trên chặng đường mới (22/02/2022)
- Cảm nhận về tết xưa và nay thông qua không gian trưng bày tại bảo tàng tỉnh Yên Bái (01/02/2022)
- Yên Bái khai mạc các hoạt động trưng bày, triển lãm mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022 (28/01/2022)
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cần tiếp cận Luật Di sản văn hóa theo hướng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, di sản (21/01/2022)
- Khối Thi đua các cơ quan văn hóa - xã hội tỉnh Yên Bái tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 (21/01/2022)
- Ngày 12/1/2022, tỉnh Yên Bái tham dự Hội nghị tổng kết Luật Di sản văn hóa Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (17/01/2022)
- Yên Bái đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù cang Chải” (13/01/2022)
- Đoàn nghệ nhân, diễn viên quần chúng, vận động viên dân tộc Mông của tỉnh Yên Bái đạt nhiều thành tích cao tại Ngày hội Văn hoá dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III tại tỉnh Lai Châu. (03/01/2022)
Xem thêm »