Trong 2 ngày 23, 24/2 (tức 14, 15 tháng giêng Giáp Thìn) xã Mường Lai, huyện Lục Yên tổ chức Lễ hội Xo May (cầu may) đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu Xuân mới. Các hoạt động diễn ra tưng bừng, sôi nổi mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào Tày.
Đ/c Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở VHTTDL trải nghiệm điệu múa Dậm Thuông (điệu múa truyền thống của dân tộc Tày ) cùng bà con nhân dân xã Mường Lai, huyện Lục Yên.
Xo May tiếng Tày dịch ra có nghĩa là cầu may, mở đầu cho lễ hội là nghi lễ cúng Đình Nà Ngàm,được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2014. Đây là ngôi đình cổ của người Tày còn lưu giữ được những giá trị văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc mình. Đình Nà Ngàm thờ ba vị thần Núi là Pú Đán Khao (thần núi Đá Trắng), Pú Đán Đeng (thần núi Đá Đỏ), Pú Đán Đăm (thần núi Đá Đen). Nghi lễ được thực hiện với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Khi hoàn thành phần cúng, chủ tết sẽ phát quả còn cho nhân dân và du khách để thực hiện ném còn tại sân Đình, khi có người ném thủng vòng tròn bưng giấy đỏ tượng trưng mặt trời trên cây tre thì được coi hoàn tất phần lễ.
Phần hội gồm nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc như: dân ca- dân vũ, múa Dậm Thuông – một điệu múa truyền thống của dân tộc Tày với sự tham gia của trên 300 diễn viên quần chúng trên địa bàn xã. Cùng với đó, diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như kéo co, đánh quay, chọi Dê, đi cà kheo, thi giã bánh dày, bắt lươn trong chum diễn ra tại sân vận động xã. Ngoài ra, người dân các thôn làm các gian hàng bày bán các sản phẩm nông sản, trang phục, các đồ dùng sinh hoạt truyền thống của bà con nhân dân trên địa bàn.
Điểm mới năm nay, tại lễ hội Xo May thực hiện sân khấu hóa Lễ đón dâu của người Tày. Để tổ chức lễ kết hôn, người Tày phải thực hiện các nghi lễ quan trọng như lễ so tuổi, dạm hỏi, vấn danh, dẫn cưới, lễ đón dâu, lễ lại mặt và một số tục lệ khác.Trong đó, “lễ đón dâu” là một nghi lễ đặc biệt, mang đậm màu sắc văn hoá bản địa đã được lưu truyền trong đời sống người Tày qua nhiều thế hệ. Để có một lễ đón dâu hoàn chỉnh, ngoài những lễ vật được nhà trai mang sang nhà gái thì nhà trai cũng phải lựa chọn ông Trưởng đoàn, người Tày gọi là “Quan làng” có tài ăn nói, biết hát khắp cọi để đối đáp giao duyên với nhà gái. Chỉ khi hát đối đáp lại được nhà gái thì mới được trải chiếu hoa ngồi và làm các thủ tục khác để đón Dâu.
Việc tái hiện lễ đón dâu trong lễ hội đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá nét đẹp truyền thống của đồng bào Tày, đồng thời giáo dục, lưu giữ và phát huy phong tục, giá trị văn hoá cho thế hệ trẻ.
Lễ hội Xo May năm 2024, xã Mường Lai đã khép lại, sôi nổi, tưng bừng và mang đậm bản sắc văn hoá, nét đẹp riêng có của cộng đồng dân tộc Tày, tạo ấn tượng với du khách trong và ngoài huyện. Từ đó, tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa của địa phương. Đồng thời, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ. Cũng là dịp để xã Mường Lai tiếp tục quảng bá, giới thiệu, lan tỏa hình ảnh, vẻ đẹp về vùng giàu bản sắc truyền thống, quê hương cách mạng, thúc đẩy phát triển du lịch của huyện nói chung.
Một số hình ảnh tại Lễ hội:
Duy Khánh – Anh Tịnh
Trong 2 ngày 23, 24/2 (tức 14, 15 tháng giêng Giáp Thìn) xã Mường Lai, huyện Lục Yên tổ chức Lễ hội Xo May (cầu may) đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu Xuân mới. Các hoạt động diễn ra tưng bừng, sôi nổi mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào Tày.Xo May tiếng Tày dịch ra có nghĩa là cầu may, mở đầu cho lễ hội là nghi lễ cúng Đình Nà Ngàm,được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2014. Đây là ngôi đình cổ của người Tày còn lưu giữ được những giá trị văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc mình. Đình Nà Ngàm thờ ba vị thần Núi là Pú Đán Khao (thần núi Đá Trắng), Pú Đán Đeng (thần núi Đá Đỏ), Pú Đán Đăm (thần núi Đá Đen). Nghi lễ được thực hiện với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Khi hoàn thành phần cúng, chủ tết sẽ phát quả còn cho nhân dân và du khách để thực hiện ném còn tại sân Đình, khi có người ném thủng vòng tròn bưng giấy đỏ tượng trưng mặt trời trên cây tre thì được coi hoàn tất phần lễ.
Phần hội gồm nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc như: dân ca- dân vũ, múa Dậm Thuông – một điệu múa truyền thống của dân tộc Tày với sự tham gia của trên 300 diễn viên quần chúng trên địa bàn xã. Cùng với đó, diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như kéo co, đánh quay, chọi Dê, đi cà kheo, thi giã bánh dày, bắt lươn trong chum diễn ra tại sân vận động xã. Ngoài ra, người dân các thôn làm các gian hàng bày bán các sản phẩm nông sản, trang phục, các đồ dùng sinh hoạt truyền thống của bà con nhân dân trên địa bàn.
Điểm mới năm nay, tại lễ hội Xo May thực hiện sân khấu hóa Lễ đón dâu của người Tày. Để tổ chức lễ kết hôn, người Tày phải thực hiện các nghi lễ quan trọng như lễ so tuổi, dạm hỏi, vấn danh, dẫn cưới, lễ đón dâu, lễ lại mặt và một số tục lệ khác.Trong đó, “lễ đón dâu” là một nghi lễ đặc biệt, mang đậm màu sắc văn hoá bản địa đã được lưu truyền trong đời sống người Tày qua nhiều thế hệ. Để có một lễ đón dâu hoàn chỉnh, ngoài những lễ vật được nhà trai mang sang nhà gái thì nhà trai cũng phải lựa chọn ông Trưởng đoàn, người Tày gọi là “Quan làng” có tài ăn nói, biết hát khắp cọi để đối đáp giao duyên với nhà gái. Chỉ khi hát đối đáp lại được nhà gái thì mới được trải chiếu hoa ngồi và làm các thủ tục khác để đón Dâu.
Việc tái hiện lễ đón dâu trong lễ hội đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá nét đẹp truyền thống của đồng bào Tày, đồng thời giáo dục, lưu giữ và phát huy phong tục, giá trị văn hoá cho thế hệ trẻ.
Lễ hội Xo May năm 2024, xã Mường Lai đã khép lại, sôi nổi, tưng bừng và mang đậm bản sắc văn hoá, nét đẹp riêng có của cộng đồng dân tộc Tày, tạo ấn tượng với du khách trong và ngoài huyện. Từ đó, tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa của địa phương. Đồng thời, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ. Cũng là dịp để xã Mường Lai tiếp tục quảng bá, giới thiệu, lan tỏa hình ảnh, vẻ đẹp về vùng giàu bản sắc truyền thống, quê hương cách mạng, thúc đẩy phát triển du lịch của huyện nói chung.
Một số hình ảnh tại Lễ hội:
Duy Khánh – Anh Tịnh
Các bài khác
- Thư viện tỉnh Yên Bái - Văn hóa và sắc màu Xuân Giáp Thìn (26/02/2024)
- Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái (21/02/2024)
- Khai mạc Hội Báo xuân và các hoạt động trưng bày, triển lãm mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 (03/02/2024)
- Triển khai tổ chức các hoạt động Hội Báo Xuân, văn hoá, văn nghệ, trưng bày, triển lãm mừng Đảng, mừng Xuân phục vụ nhân dân trong dịp tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 (26/01/2024)
- Khai mạc Chương trình Happy Tết 2024 (26/01/2024)
- Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái (21/01/2024)
- Đợt phim tuyên truyền các sự kiện, lễ hội văn hóa - du lịch tháng 11, tháng 12 tỉnh Yên Bái
(02/01/2024)
- Các hoạt động nổi bật của Thư viện tỉnh Yên Bái năm 2023 (26/12/2023)
- Công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 03 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (25/12/2023)
- Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người mông tỉnh Yên Bái (11/12/2023)
Xem thêm »